Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28)

3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả.

3.4.1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Groos Output)

- Là giá trị bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ mà người sản xuất tạo ra trong một chu kỳ sản xuất.[5]

GO = ∑Qi * Pi

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất Qi là sản lượng sản phẩm loại i

Pi là đơn giá một đơn vị sản phẩm loại i

Ý nghĩa:

- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của nông nghiệp.

- Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

3.4.1.2. Chi phí trung gian (IC - Internediate Cost)

Là khoản chi phí về vật chất và dịch vụ mà các nhà sản xuất sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

Trong sản xuất tương nếp thì chi phí trung gian là loại chi phí bao gồm chi phí mua gạo nếp, đỗ tương, muối, chai đựng tương thành phẩm và chi phí khác.

IC = ∑Cj

Trong đó: IC là chi phí trung gian

Cj là chi phí sản xuất thứ j trong quá trình sản xuất

Ý nghĩa: Là cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất.

19

3.4.1.3. Giá trị gia tăng( VA - Value Added)

Là giá trị sản được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.

VA=GO-IC

Trong đó: VA là giá trị gia tăng

GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Ýnghĩa:

- Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ( tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

3.4.1.4. Thu nhập hỗn hợp (MI - Mixincome)

Là phần thu nhập của sản xuất bao gồm cả công lao động gia đình và phần lợi nhuận mà hộ có thể nhận được trong chu kỳ sản xuất.

MI =VA - (A+T+W)

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp VA là giá trị gia tăng

A là khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp W là chi phí lao động thuê ngoài

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Định hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây-Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3. Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa bàn có tuyến đường tỉnh lộ chạy qua. Thị trấn Chợ Chu là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, hơn nữa Định Hoá trước đây là trung tâm của căn cứ cách mạng, là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ làm việc và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp năm xưa. Với vị trí địa lý và ý nghĩa lịch sử như vậy Định Hoá có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, phát triển du lịch, thương mại...[9].

b. Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, được chia thành 3 tiểu vùng: + Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 7 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Phượng và Tân Dương, vùng này đặc trưng là núi cao, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây phân bố khá phân tán.

+ Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội, với địa hình

21

khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện. Vùng này có xen lẫn núi đá vôi.

+ Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Đam Mỹ, Bộc Nhiêu, Bình Thành, vùng này chủ yếu là đất đồi gò xen kẽ, là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện.

Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng, phong phú. Một mặt tạo cho huyện có một số cảnh quan đẹp, mặt khác yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng, kỹ thuật, xây dựng, phát triển dân cư trên địa bàn [4].

c. Khí hậu

Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.825 mm, cao nhất là 2.270 mm, thấp nhất là 1.370 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đều và tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 80- 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, mưa ít gây hạn hán, rét đậm kéo dài gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, khí hậu mùa này rất phù hợp để phát triển các loại cây ôn đới như su hào, cải bắp, cải làn, xà lách, hoa ly….Ở Định Hóa, hướng gió chính là gió mùa đông bắc, tốc độ gió trung bình 3,0m/s, độ ẩm không khí trung bình năm là 82% [4].

d. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch

- Tiềm năng về tự nhiên: ATK Định Hoá có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên du lịch sinh thái thiên nhiên: Bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đặc biệt vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích, trong đó 12 điểm được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp Quốc gia như: Khau Tý, Khuân Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên... có 4 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh...Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa. Đây là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.

+ Hồ Bảo Linh là hồ nhân tạo thuộc xã Bảo Linh được xây dựng từ năm 1992 với mục đích thủy lợi và khai thác thủy sản. Hồ khá rộng, diện tích mặt nước tới 80 ha, dung tích hữu ích 5,8 triệu m3. Đây là điểm lý tưởng để phục vụ du lịch sinh thái.

+ Thác Khuân Tát thuộc xã Phú Đình cách nhà bảo tàng Tỉn Keo 1 km về phía Tây Nam. Đây là một thác nước cao 7 tầng qua các khối núi đá hoa cương ở chân Đèo De. Thác vừa là điểm di tích lịch sử, vừa là danh lam thắng cảnh nằm giữa vùng rừng đặc dụng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng du lịch sinh thái trong tương lai.

+ Động Chùa Hang thị trấn Chợ Chu. Đây là một cảnh đẹp thiên tạo và có ý nghĩa tâm linh. Hàng năm ở Chùa Hang đều có tổ chức lễ hội vì vậy đã thu hút được du khách đến tham quan. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách có thể tham gia hoạt động leo núi.

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

a. Văn hóa - xã hội

- Huyện Định Hóa gồm thị trấn Chợ Chu và 22 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng

23

Tiến, Quy Kỳ, Đam Mỹ, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.

-Dân số 89.510 người. Toàn huyện có 13 dân tộc anh em cùng chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan, San Chí, Dao, H’Mông, Hoa và một số ít dân tộc khác) trong đó, dân tộc Tày chiếm 45%, dân tộc kinh chiếm 43%, mật độ dân số bình quân là 171 người / km2.

b. Ngành nông nghiệp

- Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư về mọi mặt.

Trồng trọt:

- Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung vào các loại cây trồng chính là lúa, ngô, sắn, lạc, chè cây rau và một số cây trồng khác

- Cây lúa: Huyện đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng trồng lúa mùa sớm để mở rộng cây trồng vụ đông. Một số sản phẩm lúa chất lượng cao của huyện đã trở thành hàng hóa, có thương hiệu trên thị trường và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Gạo Bao Thai Định Hóa, Nếp cái hoa vàng, Nếp Vải…

Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 83 triệu đồng [6].

Thủy sản:

Bước đầu phát triển theo hướng thâm canh và bán thâm canh tại các ao của hộ gia đình và tại các hồ, đập chứa nước thủy lợi; Ngoài ra, trên địa bàn còn hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá chép ruộng (2 lúa + 01 cá) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Năm 2015, diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn huyện có 710 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 700 tấn, tăng 122 tấn so với năm 2010.

Lâm nghiệp:

Trong năm 2020 đã trồng được 236,16ha/75 ha đạt 314,88% so với kế hoạch trong đó thiết kế trồng rừng theo dự án đạt 44,8 ha/42ha đã tiến hành trồng được 43,4 ha, nhân dân tự trồng được 199,1ha. Cả năm thực hiện vượt so với kế hoạch đề ra 214,88 %.

- Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp

Hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu theo quy mô nhỏ, dựa trên nền tảng kinh tế hộ gia đình. Trong những năm qua thực hiện cơ chế khoán gọn đến người lao động, kinh tế hộ gia đình đã đóng góp tích cực vào kết quả xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Theo định hướng của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Định Hóa đã đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các làng nghề sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 20 hợp tác xã, trong đó có 12 hợp tác xã đang hoạt động, có 05 tổ hợp tác sản xuất chế biến chè, 03 tổ hợp tác sản xuất mỳ gạo Bao Thai, 14 làng nghề sản xuất mành cọ và chè xanh đặc sản, 15 trang trại và 196 gia trại chăn nuôi [9].

c. Ngành công nghiệp

Tính đến năm 2015, toàn huyện có 75 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp khai thác, 37 doanh nghiệp tư nhân, 800 hộ cá thể sản xuất công nghiệp.

Trong những năm trở lại đây, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) của huyện liên tục phát triển, rộng khắp ở hầu hết các xã, thị trấn. Cơ cấu công nghiệp đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.

25

d.Ngành dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, các khu trung tâm các xã, thị trấn, các chợ nông thôn, các điểm thương mại, dịch vụ được quy hoạch tổng thể

4.2. Giới thiệu chung về xã Lam Vỹ

1. Vị trí địa lý:

-Xã Lam Vỹ nằm ở phía đông bắc huyện Định Hoá cách trung tâm huyện 12 km. Địa hình đa dạng, phong phú mang đậm đặc trưng của vùng cao nhiệt đới, độ cao trung bình 800m so với mực nước biển. Đất Lam Vỹ là vùng núi non hiểm trở, đất bằng và đồi thấp có thể khai phá trồng lúa và rau màu nằm sâu và rải rác trên khắp địa bàn, rừng và đất rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên. Có vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Tân Thịnh

Phía tây giáp xã Linh Thông và xã Quy Kỳ Phía nam giáp xã Kim Phượng và xã Tân Thịnh Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn.

2. Dân số - Dân cư:

- Mật độ dân cư thưa thớt, chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, toàn xã 20 thôn bản, 23 chi bộ, có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, tống số hộ là: 1118 hộ, 4482 khẩu, trong đó số hộ là người dân tộc thiểu số là: 988 hộ chiếm: 88,3%; số hộ nghèo là: 327 hộ chiếm: 29,24%,, hộ cận nghèo: 221 hộ chiếm: 19,8%

3. Văn hóa xã hội:

- Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền diễn ra sôi nổi, công tác tuyên truyền đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú nhằm hướng tới các ngày lễ lớn của cả nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với các đối tượng: gia đình liệt sĩ và người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được quan tâm, công tác chi trả cho các đối tượng hưởng chính sách chính sách về dân tộc, tôn giáo tiếp tục được quan tâm, thực hiện theo quy định.

- Chính sách về dân tộc, tôn giáo tiếp tục được quan tâm, thực hiện theo quy định.

-Mức giảm tỷ suất sinh thô trong năm đạt 0,1‰ bằng 100% KH. -Giải quyết việc làm mới cho: 90 lao động bằng 100% KH.

-Giảm tỷ hộ nghèo bình quân: 3,48% bằng 99,4% KH. Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,42% bằng 67,6% KH.

-Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế: 96% bằng 100% KH.

- Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 90,07% bằng 105,9% KH. Tỷ lệ cơ quan văn hóa đạt 100% KH. Tỷ lệ lên lớp thẳng 100% KH.

4. Lĩnh vực kinh tế

a. Sản xuất Nông, Lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Nông nghiệp:

Tình hình thời tiết năm 2020 cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, UBND xã đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, tận dụng diện tích gieo cấy, điều tiết sử dụng nước hiệu quả...

Tổng Sản lượng lương thực có hạt đạt 2.999.6 tấn/3.075,6 tấn bằng 97,5 % kế hoạch, trong đó: sản lượng thóc đạt 2.670,7 tấn bằng 98,33 %, sản lượng ngô đạt 328,78 tấn bằng 91.48 % kế hoạch

- Cây lúa: diện tích cấy 503 ha/502.5 ha, bằng 99,9% KH; năng suất đạt 55,3 tạ/ha; sản lượng đạt 2.670,8 tấn, bằng 98,3% KH xã

27

- Cây ngô: diện tích trồng đạt 74,2ha/81ha, bằng 91,6% KH; năng suất đạt 44.3 tạ/ha; sản lượng đạt: 328,78 tấn bằng 91,5% KH xã.

- Cây khoai lang: 7,0ha/7,0ha đạt 100% kế hoạch huyện, xã. Sản lượng 40/40 tấn đạt 100% KH.

- Cây sắn: 1,5ha/5,0ha đạt 30% kế hoạch huyện, xã. Tổng sản lượng đạt 21.7/72.5 tấn đạt 30% KH.

-Cây lạc: 5,05ha/5,0ha đạt 101,0% kế hoạch huyện, xã. Tổng sản lượng đạt 7.97/7.9 tấn đạt 100.9% KH.

- Cây đậu đỗ: 7,1ha/7,0 ha đạt 101,4% kế hoạch huyện, xã. Tổng sản lượng đạt 9.87/9.7 tấn đạt 101.7% KH.

-Cây rau: 44,0ha/44,0 ha đạt 100% kế hoạch huyện, xã. Tổng sản lượng đạt 691.1/691.1 tấn đạt 100% KH.

- Cây chè: Công tác chỉ đạo chăm sóc, sản xuất chè được quan tâm, cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Sản lượng chè búp tươi trong năm 2020 đạt 91 tấn bằng 100% kế hoạch.

Lâm nghiệp:

- Công tác bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác trồng rừng năm 2020 được triển khai đúng kế hoạch đề ra. Trong năm diện

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28)