Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Định hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây-Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3. Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa bàn có tuyến đường tỉnh lộ chạy qua. Thị trấn Chợ Chu là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, hơn nữa Định Hoá trước đây là trung tâm của căn cứ cách mạng, là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ làm việc và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp năm xưa. Với vị trí địa lý và ý nghĩa lịch sử như vậy Định Hoá có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, phát triển du lịch, thương mại...[9].

b. Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, được chia thành 3 tiểu vùng: + Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 7 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Phượng và Tân Dương, vùng này đặc trưng là núi cao, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây phân bố khá phân tán.

+ Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội, với địa hình

21

khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện. Vùng này có xen lẫn núi đá vôi.

+ Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Đam Mỹ, Bộc Nhiêu, Bình Thành, vùng này chủ yếu là đất đồi gò xen kẽ, là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện.

Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng, phong phú. Một mặt tạo cho huyện có một số cảnh quan đẹp, mặt khác yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng, kỹ thuật, xây dựng, phát triển dân cư trên địa bàn [4].

c. Khí hậu

Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.825 mm, cao nhất là 2.270 mm, thấp nhất là 1.370 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đều và tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 80- 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, mưa ít gây hạn hán, rét đậm kéo dài gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, khí hậu mùa này rất phù hợp để phát triển các loại cây ôn đới như su hào, cải bắp, cải làn, xà lách, hoa ly….Ở Định Hóa, hướng gió chính là gió mùa đông bắc, tốc độ gió trung bình 3,0m/s, độ ẩm không khí trung bình năm là 82% [4].

d. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch

- Tiềm năng về tự nhiên: ATK Định Hoá có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên du lịch sinh thái thiên nhiên: Bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đặc biệt vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích, trong đó 12 điểm được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp Quốc gia như: Khau Tý, Khuân Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên... có 4 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh...Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa. Đây là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.

+ Hồ Bảo Linh là hồ nhân tạo thuộc xã Bảo Linh được xây dựng từ năm 1992 với mục đích thủy lợi và khai thác thủy sản. Hồ khá rộng, diện tích mặt nước tới 80 ha, dung tích hữu ích 5,8 triệu m3. Đây là điểm lý tưởng để phục vụ du lịch sinh thái.

+ Thác Khuân Tát thuộc xã Phú Đình cách nhà bảo tàng Tỉn Keo 1 km về phía Tây Nam. Đây là một thác nước cao 7 tầng qua các khối núi đá hoa cương ở chân Đèo De. Thác vừa là điểm di tích lịch sử, vừa là danh lam thắng cảnh nằm giữa vùng rừng đặc dụng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng du lịch sinh thái trong tương lai.

+ Động Chùa Hang thị trấn Chợ Chu. Đây là một cảnh đẹp thiên tạo và có ý nghĩa tâm linh. Hàng năm ở Chùa Hang đều có tổ chức lễ hội vì vậy đã thu hút được du khách đến tham quan. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách có thể tham gia hoạt động leo núi.

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

a. Văn hóa - xã hội

- Huyện Định Hóa gồm thị trấn Chợ Chu và 22 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng

23

Tiến, Quy Kỳ, Đam Mỹ, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.

-Dân số 89.510 người. Toàn huyện có 13 dân tộc anh em cùng chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan, San Chí, Dao, H’Mông, Hoa và một số ít dân tộc khác) trong đó, dân tộc Tày chiếm 45%, dân tộc kinh chiếm 43%, mật độ dân số bình quân là 171 người / km2.

b. Ngành nông nghiệp

- Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư về mọi mặt.

Trồng trọt:

- Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung vào các loại cây trồng chính là lúa, ngô, sắn, lạc, chè cây rau và một số cây trồng khác

- Cây lúa: Huyện đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng trồng lúa mùa sớm để mở rộng cây trồng vụ đông. Một số sản phẩm lúa chất lượng cao của huyện đã trở thành hàng hóa, có thương hiệu trên thị trường và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Gạo Bao Thai Định Hóa, Nếp cái hoa vàng, Nếp Vải…

Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 83 triệu đồng [6].

Thủy sản:

Bước đầu phát triển theo hướng thâm canh và bán thâm canh tại các ao của hộ gia đình và tại các hồ, đập chứa nước thủy lợi; Ngoài ra, trên địa bàn còn hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá chép ruộng (2 lúa + 01 cá) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Năm 2015, diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn huyện có 710 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 700 tấn, tăng 122 tấn so với năm 2010.

Lâm nghiệp:

Trong năm 2020 đã trồng được 236,16ha/75 ha đạt 314,88% so với kế hoạch trong đó thiết kế trồng rừng theo dự án đạt 44,8 ha/42ha đã tiến hành trồng được 43,4 ha, nhân dân tự trồng được 199,1ha. Cả năm thực hiện vượt so với kế hoạch đề ra 214,88 %.

- Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp

Hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu theo quy mô nhỏ, dựa trên nền tảng kinh tế hộ gia đình. Trong những năm qua thực hiện cơ chế khoán gọn đến người lao động, kinh tế hộ gia đình đã đóng góp tích cực vào kết quả xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Theo định hướng của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Định Hóa đã đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các làng nghề sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 20 hợp tác xã, trong đó có 12 hợp tác xã đang hoạt động, có 05 tổ hợp tác sản xuất chế biến chè, 03 tổ hợp tác sản xuất mỳ gạo Bao Thai, 14 làng nghề sản xuất mành cọ và chè xanh đặc sản, 15 trang trại và 196 gia trại chăn nuôi [9].

c. Ngành công nghiệp

Tính đến năm 2015, toàn huyện có 75 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp khai thác, 37 doanh nghiệp tư nhân, 800 hộ cá thể sản xuất công nghiệp.

Trong những năm trở lại đây, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) của huyện liên tục phát triển, rộng khắp ở hầu hết các xã, thị trấn. Cơ cấu công nghiệp đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.

25

d.Ngành dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, các khu trung tâm các xã, thị trấn, các chợ nông thôn, các điểm thương mại, dịch vụ được quy hoạch tổng thể

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã lam vỹ, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 35)