Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong truyện ngắn trần thùy mai, y ban và nguyễn thị thu huệ (Trang 90 - 93)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tâm lý là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức ý chí tình cảm… biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người” [42,881]. Như vậy khi nhắc đến tâm lý nhân vật là nhắc đến những biểu hiện của con người bên trong nhân vật. Đó là những trạng thái cảm xúc suy nghĩ, là tâm trạng, là những phản ứng của nhân vật trong các tình huống của cuộc sống. Có thể thấy trong các tác phẩm văn học hiện đại, nghệ thuật phân tích tâm lý khắc họa tính cách nhân vật là yếu tố vô cùng quan trọng giúp nhân vật trở nên có hồn và mang dấu ấn riêng, nhất là với những nhân vật cá tính và có đời sống nội tâm phong phú. Nhờ đó, nhân vật hiện lên sinh động với diễn biến tâm lý phù hợp. Cái tài của nhà văn chính là thể hiện được quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật theo logic cuộc sống, khiến độc giả như đang gặp một con người ngoài đời chứ không phải là sản phẩm của sự tưởng tượng.

Viết về những khát vọng của người phụ nữ, các nhà văn chú ý đi sâu khám phá diễn biến tâm lý ở họ. Đó là quá trình đấu tranh giằng xé giữa con người của trách nhiệm, bổn phận và những khát vọng cá nhân. Đôi khi vẻ bề ngoài lặng thầm, cam chịu nhưng bên trong lại là bão nổi. Đó là tình cảnh của Quyên (Cánh cửa thứ chín), của tôi (Tàu ngầm xuyên đại dương,

Sau chớp là giông bão), của Lan (Một nửa cuộc đời)… Họ cô đơn khi sống

trong gia đình mà vợ chồng là hai thế giới riêng lẻ đứng cạnh nhau. Bởi vậy, cuộc sống của họ nhàm chán, tẻ nhạt và tù túng. Để chống lại điều ấy, họ đã hướng tới người đàn ông bên ngoài gia đình. Đã có những giây phút ngọt ngào hạnh phúc, thậm chí “muốn cùng anh đi vớt mặt trời trên biển tây. Tôi

sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn, được yêu thương. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh” (Cánh cửa thứ chín) nhưng rồi họ vẫn không thể phá vỡ mọi thứ. Bước ra khỏi giấc mơ, người phụ nữ lại lặng lẽ trở về với cuộc sống thực tại.

Các nhà văn rất tài tình khi miêu tả những biến đổi trong tính cách, một người phụ nữ vừa kiêu kì vừa cô đơn đáng thương (Người đàn bà có ma lực), một cô gái vừa ngang tàng, phá phách vừa dịu dàng, nhu mì (Xin hãy tin em)… Và đặc biệt, là một bà mẹ chồng vừa cay nghiệt vừa bao dung

(Chuyện cũ ở quê nhà). Phải sống trong cảnh góa bụa nuôi con từ khi trẻ (hai

mươi tuổi) lại phải chứng kiến nỗi đau mất con nên người phụ nữ trong

Chuyện cũ ở quê nhà vô cùng khe khắt với con dâu. Bà không có dù chỉ nửa

lời khen đối với cô con dâu hiếu thảo đảm đang. Ngược lại luôn là sự xét nét, chê bai: “Việc chi thì hắn nhớ, việc của con mệ già ni thì hắn quên”, “Hôm nào mẹ mua thức ăn không vừa ý, bà tôi lại vừa móm mém nhai vừa nỉ non: Du hời, du hỡi là du! Mi cho tau ăn con cá lù đù, có sạn đằng đuôi! - giọng bà gay gay, khô khô”. Đặc biệt, khi cô con dâu có mang với người khác, nỗi đau đớn như dâng lên tột độ “Khuôn mặt nhăn nheo co rúm lại: một nỗi đau lặng lẽ, tê tái. Tưởng chừng cha tôi vừa chết lần thứ hai: quả thực, suốt đời tôi chỉ thấy khuôn mặt bà co thắt như thế là vào cái ngày cha tôi mất”. Nhưng khi con cháu sắp rơi vào cảnh tan đàn xé nghé, tính mạng con dâu nguy kịch, người phụ nữ ấy bất chấp những phép tắc của dòng họ, đứng lên bảo vệ cháu con, cứu mạng sống của cô con dâu. Rõ ràng, ẩn đằng sau vẻ cay nghiệt, khe khắt là một trái tim phụ nữ độ lượng bao dung.

Trong quá trình miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, các nhà văn đã sử dụng độc thoại nội tâm như một phương tiện hữu hiệu giúp nhân vật bộc lộ tính cách chân thực, sâu sắc nhất. Đó là những khoảnh khắc nhân vật tự đối

diện với lòng mình, trăn trở băn khoăn về tình yêu, về gia đình, về hạnh phúc… Từ đó, nhân vật hiện lên sinh động và có sức hấp dẫn kì lạ.

Các nhân vật trong truyện ngắn ba nhà văn hiện lên với thế giới cảm xúc phức tạp nhưng ở truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ có nhiều nhân vật tự nhận thức, nhân vật suy tư. Tôi trong Biển ấm “Sau hai mươi năm, tôi mới nhận ra rằng chuyện xảy ra giữa anh và tôi là hợp quy luật”. Tôi trong Cát đợi “Còn tôi chợt nhận ra anh là tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái”. Sự tan vỡ của hạnh phúc trong giây lát đã khiến Hoài của Xin hãy tin em nhận ra “Cái gì qua đi thì không lấy lại được”. Bên cạnh đó, còn có những kiểu nhân vật nhận thức về sai lầm (Một nửa cuộc đời, Người xưa, Hình bóng cuộc đời), nhận thức nỗi cô đơn (Hậu thiên đường, Tình nhân). Sự suy tư và day dứt của nhân vật không chỉ là một lúc mà là cả quá trình, có khi đến hết cuộc đời

(Hậu thiên đường).

Thế giới tâm lý phức tạp của con người không chỉ được nhìn nhận qua nhận thức của con người về cuộc đời, về bản thân mà còn cả những cảm xúc, những linh cảm. Truyện Y Ban, tràn ngập những câu văn tả cảm giác, linh cảm của nhân vật. “Tôi linh cảm điều gì đó sẽ bùng nổ” (Con quỷ nhỏ trong tôi); Anh hôn nàng dịu dàng và nàng có cảm giác sắp ngã”, “Mỗi lần đến với người đàn ông ấy về, nàng cảm thấy mình đầy tội lỗi” (Thượng đế bảo rằng

mỗi người đàn ông thuộc về một người đàn bà); “Nàng chỉ có mong manh

một cảm giác là nàng đang bay lên nhè nhẹ”, “Người đàn bà cảm thấy một nỗi buồn không sao tả xiết” (Đôi găng tay da màu nâu), người phụ nữ ngất ngây trong những cảm giác về “sự dịu ngọt” (Sau chớp là giông bão).

Bằng ngòi bút nhạy cảm, tinh tế của mình, Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ đã đi sâu phản ánh những trạng thái cảm xúc để qua đó thấy được bản chất của con người, của những khát vọng trong con người. Con người không giản đơn như những gì thấy ở vẻ bề ngoài mà trong thế giới tâm

tư có khi là những con sóng ngầm, những cơn bão tố… Viết về những điều ấy, các nhà văn thể hiện niềm cảm thông sâu sắc cũng như mở ra những hướng chiếm lĩnh hiện thực của riêng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong truyện ngắn trần thùy mai, y ban và nguyễn thị thu huệ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)