9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Thực trạng công nghệ sản xuất chương trình truyền hình
2.3.4 Hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D)
a. Đặc điểm hoạt động nghiên cứu triển khai của Đài Truyền hình TP.HCM
- Khác với các tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp (các trường Đại học, các Viện nghiên cứu...) hoạt động nghiên cứu khoa học của Đài
Truyền hình TP.HCM chỉ thực hiện nghiên cứu ứng dụng triển khai mà không bao gồm nghiên cứu cơ bản.
- Hoạt động R&D của Đài tập trung chủ yếu vào mảng nghiên cứu dưới hình thức tự nghiên cứu của bộ phận nhân lực KH&CN trong tổ chức R&D của Đài thông qua các hoạt động hằng ngày của cơ quan, thông qua các hội thảo giới thiệu sản phẩm công nghệ mới của các hãng sản xuất thiết bị truyền hình hàng đầu trên thế giới, thông qua việc cập nhật thông tin về công nghệ trên các phương tiện truyền thông: báo, Đài, Internet... Kết quả của quá trình nghiên cứu này là những tổng hợp đánh giá chi tiết về năng lực công nghệ hiện có và trình độ phát triển công nghệ trên thế giới trong lĩnh vực truyền hình để định hướng công nghệ và đề ra phương hướng phát triển chung. Hoạt động này góp phần làm giảm chi phí chuyển giao công nghệ, đồng thời trong các trường hợp chuyển giao công nghệ qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc license công nghệ thì nó cũng cho phép rút ngắn quá trình làm chủ công nghệ được chuyển giao.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, hoạt động triển khai được thực hiện thông qua việc phát triển và hoàn thành các dự án, cải tạo, nâng cấp các dây chuyền công nghệ, hợp lý hóa qui trình sản xuất...
- Nhân lực KH&CN trong tổ chức R&D của Đài vừa làm công tác chuyên môn (thực hiện các công việc thực tế) vừa làm công tác nghiên cứu. Khi hoạt động trong môi trường thực tế giúp các nhân lực KH&CN thấy rõ ưu, khuyết điểm của công nghệ hiện hữu so với các công nghệ tiên tiến trên thế giới từ đó góp phần hỗ trợ cho việc nhận định, phân tích, đánh giá và định hướng công nghệ trong công tác nghiên cứu.
- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng của Đài là mô hình hoạt động duy nhất trong ngành truyền hình ở Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là tạo bệ phóng cho sự phát triển chung của đơn vị.
b. Tổ chức hoạt động
Đứng đầu tổ chức R&D của Đài là Hội đồng Khoa học Đài do Tổng Giám đốc làm chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng là Phó Tổng Giám
đốc phụ trách kỹ thuật. Giúp việc cho Hội đồng là các Ủy viên của Hội đồng bao gồm Trưởng các Ban, Trung tâm thuộc khối kỹ thuật như: Ban Quản lý kỹ thuật, Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh, Trung tâm Phát hình, Trung tâm Truyền dẫn phát sóng, Ban Kế hoạch dự án, các đơn vị vừa làm công tác kỹ thuật vừa làm công tác biên tập như: Trung tâm Sản xuất chương trình, Trung tâm Truyền hình cáp và các đơn vị thuộc khối hậu cần như Ban Tài chính, Ban Tổ chức – Đào tạo, Văn phòng.
Tại mỗi đơn vị nêu trên đều thành lập Tổ, nhóm hoạt động R&D thực hiện song song cùng lúc hai nhiệm vụ là vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác nghiên cứu. Hình thức hoạt động của các Tổ, nhóm này là sự ”thông tin” qua lại giữa đội ngũ quản lý và đội ngũ làm công tác chuyên môn được thể hiện như sau:
- Chiều thuận: Hội đồng Khoa học xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của Đài dựa trên các yếu tố: chính sách của Đảng và Nhà nước, năng lực tài chính, đội ngũ nhân lực KH&CN của Đài, năng lực công nghệ hiện có, trình độ công nghệ trên thế giới... từ đó định hướng hoạt động cho nhân lực KH&CN trong các Tổ, nhóm hoạt động R&D.
- Chiều nghịch: thông qua hoạt động chuyên môn kỹ thuật hằng ngày kết hợp với nguồn thông tin, tài liệu thu thập trong quá trình tự nghiên cứu nhóm hoạt động R&D sẽ thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng đơn vị dưới hình thức báo cáo kỹ thuật tại các buổi sinh hoạt nhóm hoặc báo cáo bằng văn bản các giải pháp cải tạo, nâng cấp hoặc đầu tư mới hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác truyền hình, cập nhật tình hình phát triển công nghệ, xu hướng công nghệ trong lĩnh vực truyền hình trên thế giới. Hội đồng Khoa học Đài sẽ đánh giá từng phương án và chọn giải pháp thực hiện giao cho đội ngũ làm dự án kết hợp nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện.
c. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nghiên cứu triển khai của Đài Truyền hình TPHCM
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo tinh thần của Nghị định 43 đã tạo nguồn lực tài chính dồi dào thông qua việc tích lũy vào ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” của Đài. Kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu triển khai ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai và quản lý các dự án thuộc nguồn vốn ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” vì Đài được quyền chủ động triển khai thực hiện dự án, giải ngân thanh quyết toán kịp thời và phù hợp với tiến độ của dự án.
- Hoạt động R&D được quan tâm chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo cao nhất dưới sự giúp việc của đội ngũ Cán bộ quản lý.
- Nhân lực KH&CN trong các nhóm hoạt động R&D được tuyển chọn kỹ dựa trên các tiêu chí: độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tự nghiên cứu, cách thức tiếp cận vấn đề...
- Nhân lực KH&CN trong các nhóm hoạt động R&D thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được ưu tiên tham gia học tập, nghiên cứu ở các khóa đào tạo ngắn hạn từ nguồn kinh phí đào tạo hằng năm của Đài hoặc đào tạo theo dự án.
- Đài Truyền hình TP.HCM là một trong những Đài có trình độ công nghệ mạnh nhất Việt Nam nên thuận lợi trong việc thu thập, cập nhật thông tin từ các hãng sản xuất thiết bị truyền hình, có nhiều cơ hội tổ chức và tham dự các buổi hội thảo giới thiệu công nghệ, tham quan các dây chuyền sản xuất truyền hình hiện đại, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn... nhằm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai.
Khó khăn:
- Hội đồng Khoa học Đài làm việc theo cơ chế thủ trưởng, chưa thực hiện nguyên tắc biểu quyết theo đa số (có tính trọng số).
- Đa số đội ngũ Cán bộ quản lý chưa hiểu rõ hoạt động R&D là gì? Chưa khái quát được trong hoạt động này bao gồm những chức năng nhiệm vụ gì? Vì thế, sự hợp lý trong việc phân công nhiệm vụ của nhóm nhân lực hoạt động R&D sẽ không cao.
- Hầu hết các nhân lực KH&CN trong các nhóm hoạt động R&D chưa nắm rõ vai trò quan trọng của hoạt động R&D nên bị lôi cuốn vào công tác chuyên môn vì thế thời gian dành cho nghiên cứu bị thu hẹp rất nhiều.
- Sự hạn chế trong chính sách tài chính của một cơ quan Nhà nước đã không thu hút các chuyên gia đầu ngành, các nhân lực chất lượng cao.
- Ngoài một số dự án triển khai theo nguồn vốn ”Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” của Đài, các dự án theo vốn ngân sách hiện còn gặp nhiều khó khăn về trình tự thủ tục của một dự án, cơ chế quản lý tài chính...
- Do hạn chế về thông tin, cũng như việc tham gia thị trường mua, bán