Chính sách tài chính đầu tư cho các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố hồ chí minh) (Trang 67 - 72)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4. Chính sách tài chính cho công nghệ sản xuất chương trình truyền hình

2.4.4. Chính sách tài chính đầu tư cho các dự án

Nghị định 43/CP của Chính phủ ra đời tạo bước ngoặc đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, nhân sự... phát huy quyền chủ động trong quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản của nhà nước gắn với cải cách hành chính, huy động và khai thác nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu, tăng thu để tích lũy đầu tư phát triển.

Đồng thời, từ năm 2005 UBND TP.HCM đã cho phép Đài thực hiện chủ trương tự chủ tài chính và đó là một bước chuyển quan trọng làm thay đổi chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN Đài.

Dự án đầu tư của Đài được chia làm hai dạng:

- Dạng 1: dự án có kinh phí từ nguồn vốn ngân sách để lại của thành phố. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để lại cho Đài trong những năm qua như xây dựng và đầu tư hệ thống thiết bị cho Tòa nhà trung tâm truyền hình, xây dựng cột anten 252 mét và nhiều dự án đầu tư máy móc trang thiết bị khác tạo điều kiện cho Đài xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại và đồng bộ là tiền đề quan trọng để Đài phát triển hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, từ năm 2007 Đài sẽ không được bổ sung

thêm nguồn vốn ngân sách để lại hằng năm mà phải sử dụng nguồn vốn tích lũy thuộc Quỹ phát triển sự nghiệp Đài.

- Dạng 2: dự án có kinh phí từ Quỹ phát triển sự nghiệp Đài. Theo qui định thì Tổng Giám đốc Đài được UBND TP.HCM ủy quyền quyết định đầu tư với các dự án nhóm C (quy mô dưới 15 tỷ đồng) và chủ động hoàn toàn trong việc mua sắm theo thông tư 63/TT-BTC của Bộ Tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm công nghệ... từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp. Nhờ sự chủ động trong hoạt động đầu tư công nghệ nên Đài đã kịp thời trang bị và thay thế nhiều loại vật tư, linh kiện, máy móc và trang thiết bị thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và làm việc của các đơn vị trong Đài.

Với chính sách đầu tư dự án nêu trên đã mang lại những thuận lợi nhất định trong thời gian qua trong công cuộc phát triển của Đài. Tuy nhiên, thời gian tới, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để lại không còn nữa, các đầu tư phát triển của Đài nói chung và các dự án đầu tư cho hoạt động KH&CN Đài nói riêng đều phải dựa trên nguồn vốn thuộc Quỹ phát triển sự nghiệp của Đài, vì vậy việc thiếu vốn đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng cho dài hạn là một vấn đề cần phải được giải quyết trong thời gian tới. Nguyên nhân mang đến sự khó khăn này là do tình hình kinh tế hiện nay đang trong giai đoạn suy giảm, việc tích lũy của Đài cho nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp đang có xu hướng giảm, tổng doanh thu hằng năm sắp tới sẽ có khuynh hướng chững lại trong khi đó chi phí cho hoạt động vẫn tăng đều qua hằng năm.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ủy quyền cho Tổng Giám đốc Đài quyết định đầu tư các dự án nhóm C (dưới 15 tỷ đồng) từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, quy mô đầu tư hiện nay của Đài chủ yếu là các dự án từ 20 đến 100 tỷ đồng (dự án nhóm B) vì thế đã chưa mang lại được sự chủ động cho Đài trong quyết định các dự án đầu tư.

Một số dự án đầu tư tiêu biểu từ nguồn ngân sách để lại của thành phố và từ Quỹ phát triển sự nghiệp của Đài trong những năm qua và các dự án trọng điểm đầu tư phát triển Đài giai đoạn 2011 - 2020:

Bảng 8. Các dự án đầu tư tiêu biểu của Đài Truyền hình TP.HCM đến năm 2010

(Nguồn: Ban Ban Kế hoạch – Dự án, Đài Truyền hình TP.HCM)

ĐVT: Tỷ đồng STT TÊN DỰ ÁN THỜI GIAN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ GHI CHÚ

1 Xây dựng và đầu tư hệ thống thiết bị (giai đoạn 1)

cho Tòa nhà trung tâm truyền hình. 2000 - 2008 330

Nguồn vốn ngân sách thành phố để lại

2 Dự án xây dựng cột anten 252 mét 2004 - 2010 77 ---NT---

3 Dự án đầu tư hệ thống máy phát hình 2008 - 2009 90 ---NT---

4 Đầu tư hệ thống quản lý và lưu trữ tư liệu 2008 - 2009 42 ---NT---

5 Dự án đầu tư hệ thống kỹ thuật sản xuất

phim truyện truyền hình độ nét cao HDTV 2009-2010 17 ---NT---

6 Đầu tư thiết bị tăng cường cho hệ thống truyền dẫn 8 Nguồn vốn Quỹ phát triển

sự nghiệp của Đài

7 Đầu tư trạm mặt đất vệ tinh 7 ---NT---

8 Dự án ghi hình phát chậm cho các kênh 2009 - 2010 6 ---NT---

9 Lập dự án đầu tư xây dựng và trang thiết bị

cho trung tâm lưu trữ và kỹ thuật truyền thong 2008-2010 185 Dự án đang triển khai

10 Dự án đầu tư hệ thống kỹ thuật sản xuất

phim truyện truyền hình độ nét cao HDTV 2009-2010 17 ---NT---

11 Lập dự án truyền hình quảng bá vệ tinh Vinasat 2009-2010 14,9 ---NT---

Bảng 9. Kế hoạch đầu tư phát triển Đài giai đoạn từ năm 2011 - 2020

ĐVT: Tỷ đồng STT NỘI DUNG ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THỜI GIAN DỰ TRÙ

KINH PHÍ

HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1

Xây dựng tòa nhà truyền thông Media Tower và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật truyền hình

2011-2020 2,500 Hợp tác đầu tư

2

Xây dựng và đầu tư mua sắm trang thiết bị cho trung tâm lưu trữ và kỹ thuật truyền thông tại Bình Dương

2011-2015 200

Đầu tư từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp

3 Xây dựng phim trường tại xã

Hòa Phú, Củ Chi 2010-2020 250

Đài đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, mời gọi hợp tác đầu tư các hạng mục trong dự án

4 Xây dựng và đầu tư trang thiết bị

cho trung tâm nghe nhìn 2011-2020 100

Đài đầu tư xây dựng, hợp tác đào tạo với đối tác

trong và ngoài

nước

5

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các văn phòng đại diện HTV tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố

2011-2015 50

Đầu tư từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp

6

Đầu tư góp vốn thành lập các Công ty dịch vụ kỹ thuật truyền hình

2011-2015 100 ---NT---

7

Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, mua vật

tư, linh kiện thay thế Hàng năm 150 tỷ/năm

---NT---

* Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 Luận văn đã:

- Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Trong đó, Tác giả đã sơ bộ được phương thức hoạt động, nhiệm vụ chính trị được giao, cơ cấu tổ chức, các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật được nâng cấp, đầu tư qua từng thời kì, phạm vi phủ sóng truyền hình của HTV...

- Luận văn đã dùng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu thu thập về nhân lực KH&CN của Đài Truyền Hình TP.HCM như độ tuổi, giới tính đồng thời nêu rõ thực trạng về chính sách, phương thức tuyển dụng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực KH&CN hằng năm... Kết quả phân tích đã chỉ ra được những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn về nguồn nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM.

- Tác giả Luận văn đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để khảo sát về thực trạng công nghệ sản xuất chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM trong đó chỉ ra thực trạng hoạt động KH&CN, các đặc điểm nổi bật của hoạt động công nghệ, đổi mới công nghệ, hoạt động của tổ chức nghiên cứu triển khai của Đài. Phân tích sâu và chi tiết các yếu tố trên sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM sẽ được đề cập trong chương 3 của Luận văn.

- Chính sách tài chính cho công nghệ sản xuất chương trình truyền hình bao gồm đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, cho công tác nghiên cứu, đầu tư cho các dự án, dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình... tại từng mục Tác giả Luận văn đã nêu được hiện trạng đồng thời phân tích và làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong từng chính sách tài chính trong những năm gần đây của Đài, làm cơ sở để định hướng cho các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy và tạo bước đột phá cho hoạt động KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố hồ chí minh) (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)