Công cụ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Công cụ thuế

1.3.1. Khái niệm về thuế

Trên góc độ kinh tế học, ngƣời ta cho rằng thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nƣớc sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tƣ sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc.

Trên giác độ phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc.

Trên giác độ ngƣời nộp thuế, thuế đƣợc coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, các quan niệm trên đều đề cập đến các nội dung cơ bản nhƣ: nguồn lực chuyển giao, quyền lực Nhà nƣớc và chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc... Một trong các khái niệm về thuế đƣợc thừa nhận chung là:

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, khơng mang tính chất hồn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung tồn xã hội.

Ngoài các khoản thu về thuế, Nhà nƣớc cịn thu các khoản phí và lệ phí. Đây là các khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc hoặc tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền cung cấp các hàng hố, dịch vụ cơng cộng.

1.3.2. Chức năng, vai trò của thuế

1.3.2.1. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước

Thuế là phƣơng tiện để Nhà nƣớc tập trung một phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm GDP đƣợc động viên vào NSNN. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc chi tiêu để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình (chi quản lý hành chính Nhà nƣớc, chi đầu tƣ phát triển, chi quốc phòng an ninh, cung cấp hàng hố cơng cộng…). Hiện nay, thuế là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN của các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng.

Việc huy động số thu cho NSNN gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc: nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ chi cho hoạt động hành chính thì số thu sẽ đƣợc huy động ở mức độ thấp, nếu Nhà nƣớc đảm nhiệm cung cấp một số dịch vụ cơng cộng thì số thu cần huy động sẽ nhiều lên. Tuy nhiên, các nguồn thu huy động vào NSNN không phải lúc nào cũng cân đối với nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc, nếu việc chi tiêu của Nhà nƣớc lớn hơn các nguồn thu huy động đƣợc thì sẽ dẫn tới tình trạng bội chi NSNN. Bội chi NSNN với tỷ lệ cao, quy mơ lớn có thể gây ra lạm phát, tăng lãi suất thị trƣờng, cản trở

đầu tƣ…Vì vậy, việc xác định mức huy động GDP vào NSNN (thuế đóng vai trị quan trọng) cũng nhƣ tỷ lệ bội chi hợp lý sẽ góp phần làm lành mạnh tài chính Nhà nƣớc, góp phần ổn định và tăng trƣờng kinh tế quốc gia.

1.3.2.2. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong khi huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nƣớc thì thuế cũng thực hiện điều tiết kinh tế thơng qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tƣợng chịu thuế và đối tƣợng nộp thuế, xây dựng các mức thuế phải nộp phù hợp..., qua đó kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung, phù hợp với lợi ích của xã hội. Việc điều tiết kinh tế của thuế gắn liền với vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc sử dụng thuế để tác động đến nền kinh tế quốc dân: điều chỉnh chu kỳ kinh tế, cơ cấu ngành, khu vực và từng vùng lãnh thổ... Cụ thể:

- Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế: đây là một trong những nội dung quan

trọng của q trình sử dụng cơng cụ thuế điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng thì sự phát triển theo chu kỳ là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo tốc độ tăng trƣởng ổn định, Nhà nƣớc đã sử dụng thuế để điều chỉnh q trình đó. Trong những năm khủng hoảng và suy thối kinh tế, Nhà nƣớc có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện ƣu đãi về thuế thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tƣ và mở rộng sức sản xuất. Điều đó có thể đƣa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngƣợc lại, trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tƣ, Nhà nƣớc có thể giữ vững nhịp độ tăng trƣởng theo mục tiêu đặt ra.

- Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu của từng

giai đoạn phát triển nền kinh tế. Bằng việc ban hành hệ thống thuế, Nhà nƣớc sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể. Thơng qua đó Nhà nƣớc có thể thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc san bằng tốc độ tăng trƣởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.

- Điều chỉnh tích luỹ tư bản: sản xuất chiếm hữu và tƣ bản hố lợi nhuận ln ln là mục đích cơ bản của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị

trƣờng, Nhà nƣớc cần sử dụng thuế để điều chỉnh sự tích luỹ đó phù hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế và lợi ích xã hội. Mặt khác, sự phát triển nền kinh tế ln địi hỏi phải tăng nhanh vốn đầu tƣ cơ bản, để phát triển nền kinh tế quốc dân, Nhà nƣớc cần phải khuyến khích tích luỹ và tích tụ trong các doanh nghiệp, để tạo ra nguồn vốn đầu tƣ. Việc thay đổi các chính sách thuế của Nhà nƣớc có thể ảnh hƣởng đến quy mơ và tốc độ tích luỹ tƣ bản, do đó tác động đến q trình đầu tƣ phát triển kinh tế.

- Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước. Thông qua điều chỉnh

mức thuế xuất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nƣớc, từ đó điều chỉnh khối lƣợng hàng hoá đƣa ra thị trƣờng và đƣa vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc và bảo vệ lợi ích của thị trƣờng nội địa.

Tác động điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế chỉ đem lại hiệu quả thiết thực khi công cụ thuế đƣợc Nhà nƣớc áp dụng theo các phƣơng pháp điều chỉnh thích hợp đến các đối tƣợng điều chỉnh của thuế. Trong thực tiễn thế giới có rất nhiều phƣơng thức Nhà nƣớc sử dụng cơng cụ thuế để tác động đến nền kinh tế. Có thể chỉ ra một số phƣơng pháp điều chỉnh chủ yếu của thuế nhƣ sau:

- Thay đổi thuế suất:

Thông qua việc quy định đánh thuế với thuế suất cao hay thấp vào các đối tƣợng chịu thuế, Nhà nƣớc tác động đến mối quan hệ giữa cung, cầu trên thị trƣờng, làm ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tƣ của doanh nghiệp và dân cƣ, từ đó thực hiện điều tiết vĩ mơ nền nền kinh tế.

- Áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế:

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng nhƣ yêu cầu, mục tiêu của nền kinh tế từng thời kỳ, Nhà nƣớc có thể thực hiện ƣu đãi thuế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế để kích thích tăng tích luỹ và tích tụ vốn trong các doanh nghiệp và dân cƣ, góp phần đẩy mạnh đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế.

1.3.2.3. Điều hồ thu nhập, thực hiện cơng bằng xã hội

Thuế là công cụ để Nhà nƣớc can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội.

Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ có thể đƣợc thực hiện thơng qua các sắc thuế trực thu, điều tiết trực tiếp thu nhập của ngƣời nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp...), đặc biệt thuế thu nhập cá nhân có sử dụng thuế suất luỹ tiến sẽ có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Ngồi ra, việc điều hồ thu nhập có thể đƣợc thực hiện một phần thông qua các sắc thuế gián thu. Ví dụ nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này có đối tƣợng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền, các hàng hoá, dịch vụ này thơng thƣờng chỉ có những ngƣời có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đánh thuế điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)