Thực trạng hoạt động DNNVV tại tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Thực trạng hoạt động DNNVV tại tỉnh Bến Tre

2.2.1. Thực trạng hoạt động và phát triển

Hiện nay, trên địa bàn Bến Tre có 3.800 DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm trên 97% (vốn dƣới 10 tỷ đồng và lao động dƣới 300 ngƣời). DN sản xuất phục vụ thị trƣờng trong nƣớc chủ yếu, xuất khẩu cịn hạn chế vì thế ít bị ảnh hƣởng lớn trƣớc tình hình bất ổn của nền kinh tế trong nƣớc và trên thế giới. Các kênh cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp ngày càng đƣợc chú trọng nhƣ: các Hội thảo xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại, các lớp tập huấn khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ, lớp tập

huấn khởi sự doanh nghiệp. Đa số các DN sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh nhƣ chế biến dừa, thủy sản, sản xuất cây con giống, nuôi trồng thủy sản, thƣơng mại, dịch vụ,… nên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng, tiến tới đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu.

Trong khu vực nơng nghiệp có 226 DN, chỉ có 01 DN có tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng - đạt chuẩn DN có quy mơ vừa, cịn lại 225 DN khác có nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ đồng - thuộc nhóm quy mơ nhỏ, siêu nhỏ. Có 50% số DN có nguồn vốn dƣới 1.211 triệu đồng, chỉ có 25% số DN có nguồn vốn trên 3.201 triệu đồng. Đến 75% số DN có quy mơ lao động dƣới 20 ngƣời.

Khu vực cơng nghiệp chế biến có 176 DN, có đến 152 DN nhỏ, siêu nhỏ - chiếm 86%, có 24 DN quy mơ vừa. Có 50% số DN cơng nghiệp chế biến có nguồn vốn dƣới 1,5 tỷ đồng, hơn 25% số DN có nguồn vốn trên 6,3 tỷ đồng. Hơn ½ số DN có quy mơ lao động dƣới 20 ngƣời. So với hai tỉnh giáp ranh Tiền Giang và Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre có ít hơn về số DN CNCB nhƣng lại vƣợt trội về số DN trong ngành nông nghiệp.

Khu vực dịch vụ (bán buôn, bán lẻ và các ngành dịch vụ khác) có số lƣợng DN đăng ký hoạt động nhiều nhất. Trong số 967 DN thƣơng mại - dịch vụ thì có 928 DN nhỏ và siêu nhỏ về nguồn vốn (dƣới 10 tỷ đồng đối DN thƣơng mại – dịch vụ). Đến 75% số DN có quy mơ lao động dƣới 15 ngƣời.

Nhƣ vậy, DN Tỉnh chủ yếu là các DN qui mô nhỏ thuộc các lĩnh vực dịch vụ, buôn bán, sửa chữa; đa số là DN thuộc lĩnh vực tƣ nhân, DN nhà nƣớc và FDI thấp. Điều này cho chúng ta thấy rằng ƣu thế tiềm năng phát triển DN thâm dụng lao động, nhƣng trình độ cơng nghệ thấp, chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, chủng loại,… đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chƣa cao; việc đầu tƣ dây chuyền máy móc thiết bị, mở rộng qui mơ sản xuất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, các DN chƣa định hƣớng tham gia đầu tƣ theo qui mô lớn để cạnh tranh trong và ngồi nƣớc.

Giá trị sản xuất cơng nghiệp cả tỉnh năm 2011 là 12.553 tỷ đồng; riêng năm 2010 là 9.576 tỷ đồng, trong đó các DN cơng nghiệp tạo ra 5.309 tỷ đồng,

chiếm 55% và 45% giá trị sản xuất cịn lại là đóng góp từ các cơ sở sản xuất cá thể, hộ gia đình.

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2011 đa ̣t 11.926 tỷ đồng; riêng năm 2010 là 8.964 tỷ đồng, trong đó khu vực trong nƣớc là 7.930 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1.034 tỷ đồng - chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh. Sản phẩm chủ yếu là thủy hải sản đông lạnh, các sản phẩm chế biến từ dừa , thủ công mỹ nghệ . Nhƣ vậy, mặc dù Tỉnh đã đầu tƣ nhiều trong quá trình chuyển dịch cơ cấu vào việc hình thành khu cơng nghiệp và cụm cơng nghiệp nhƣng khả năng thu hút FDI cịn hạn chế và do vậy chƣa sử dụng hết tiềm năng đất đai, lao động tại địa phƣơng.

Về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi: tính đến tháng 9-2012, trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ là 309 triệu USD, trong đó có 16 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 249 triệu USD; 25 dự án ngồi khu cơng nghiệp, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 60 triệu USD. Các dự án FDI thuộc các lĩnh vực chế biến sản phẩm từ dừa, dệt may, hải sản, thức ăn chăn nuôi, linh kiện ô tô, dƣợc phẩm... Đa số nhà đầu tƣ đến từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ... trong đó Thái Lan đang giữ vị trí số 01 về dự án cũng nhƣ vốn đầu tƣ. (Nguồn Báo cáo UBND

tỉnh Bến Tre)

2.2.2. Những đóng góp chủ yếu của các DNNVV Bến Tre

- Tạo ra các ngành nghề, sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương:

các DNNVV trên địa bàn tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhƣng hình thành một số ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn ở địa phƣơng nhƣ: chế biến và xuất khẩu thủy sản, may mặc, sản xuất kẹo, sản xuất chỉ xơ dừa, nuôi trồng thủy sản và quản lý nuôi, khai thác và tiêu thụ nghêu.

- Đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước hàng năm: DNNVV là lực lƣợng chủ yếu đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc, tốc độ hàng năm tăng nhanh. Đây chính là điều kiện để thực hiện các mục tiêu đầu tƣ, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Riêng năm 2012, tổng thu đạt 54,57% so với dự toán, nguyên nhân là do thực hiện giãn thu thuế thu nhập DN nhằm

tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trƣờng thời suy thoái kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.

Bảng 2.1 Số nộp ngân sách Nhà nƣớc của các DNNVV từ 2008 -2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số DN Số nộp Số DN Số nộp Số DN Số nộp Số DN Số nộp Số DN Số nộp

01 Toàn tỉnh 775 22.338 1.151 35.227 1.532 52.517 2.010 73.979 2.678 139.487

02 Cục thuế 176 12.139 237 20.569 289 33.418 336 43.987 448 93.675 03 Thành phố 304 3.765 446 6.013 608 7.551 815 12.590 1.052 22.943 04 Các huyện 295 6.434 468 8.645 635 11.548 859 17.402 1.178 22.869

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bến Tre

Hình 2.2 Hình 2.3

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bến Tre

Bảng 2.2 Thực trạng thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2008 -2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình thức thuế 2008 2009 2010 2011 2012

Thuế Giá trị gia tăng 11.884 18.741 27.939 39.356 75.143 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.454 16.484 24.578 34.623 64.344

Tổng cộng 22.338 35.227 52.517 73.979 139.487

- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: các DNNVV đã tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, đến cuối năm 2012 số lao động làm việc trong các DN khoảng 50.000 ngƣời (trong đó, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngồi nhà nƣớc và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi khoảng 47.000 ngƣời, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc khoảng 3.000 ngƣời. Các doanh nghiệp đã thu hút đƣợc nhiều lao động từ khu vực nơng thơn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần xố đói giảm nghèo, giảm bớt các tệ nạn xã hội.

- Đóng góp về xuất khẩu và thu ngoại tệ: Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách khuyến khích về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu nhƣ: chế biến hàng nông sản, thuỷ sản,… làm cho sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng hơn.

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hàng năm đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của địa phƣơng, năm 2012 đạt 435,4 triệu USD gấp 4,5 lần năm 2005 đạt 95,1 triệu USD.

- Tham gia thực hiện các chính sách xã hội: nhiều DNNVV đã có những

đóng góp tích cực vào cơng tác xã hội của địa phƣơng nhƣ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động; chăm sóc, phụng dƣỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng; ủng hộ các quỹ nhƣ: Ngày vì ngƣời nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, quỹ khuyến học,… cũng nhƣ tham gia vào các chƣơng trình an sinh xã hội khác ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)