Hiện trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 44 - 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Thực trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp chế biến dừa

2.3.3. Hiện trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh

nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre

2.3.3.1. Về trình độ cơng nghệ của DNCBD

Theo báo cáo kết quả điều tra khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2011 trong các DNCBD tỉnh Bến Tre, cho thấy trình độ cơng nghệ của DNCBD đánh giá trên 04 nhóm thành phần và 22 tiêu chí:

- Thành phần máy móc thiết bị (Technoware), 7 tiêu chí: Xuất sứ của thiết bị; Tuổi thiết bị; Mức độ tự động của dây chuyền; Khả năng vận hành hiện tại; Phần trăm tiêu hao năng lƣợng; Phần trăm tiêu hao nguyên vật liệu; Giá thiết bị/1 lao động.

- Thành phần nhân lực (Humanware), 5 tiêu chí: Khả năng làm chủ cơng nghệ; Khả năng thiết kế, cải tạo, khắc phục thiết bị công nghệ; Tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo hàng năm; Khả năng và hiệu quả quản lý (tỉ lệ lao động quản lý/tổng lao động, tỉ lệ chi phí quản lý/tổng chi phí); Trình độ nhân lực (tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, tỉ lệ thợ bậc cao).

- Thành phần thơng tin (Infoware), 5 tiêu chí: Mức độ sử dụng thơng tin; Mức độ đáp ứng thông tin; Sự phổ biến thông tin trong DN; Phƣơng tiện thông tin của DN; Nguồn gốc thông tin cho sản xuất kinh doanh.

- Thành phần tổ chức (Orgaware), 5 tiêu chí: Chứng chỉ quốc tế của DN; Tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu; Năng suất lao động; Hàm lƣợng giá trị gia tăng; Xử lý môi trƣờng.

Kết quả điều tra cho thấy trình độ cơng nghệ của DNCBD chỉ đạt mức trung bình và kém, trong đó vấn đề yếu kém nhất đó là về tiêu chí tổ chức và thiết bị. Cụ thể đó là:

- Trình độ thiết bị đƣợc đánh giá thấp về các chỉ tiêu xuất xứ, mức độ tự động, nguồn vốn đầu tƣ cho thiết bị và sự tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

+ Đa số các thiết bị có xuất xứ từ các nước đang phát triển chiếm

DN tự chế tạo. Có một số lƣợng rất nhỏ là xuất xứ ở các nước công nghiệp phát

triển khoảng 2,56% và 5,13% là có xuất xứ từ các nước cơng nghiệp mới NIC.

Hình 2.5 Xuất xứ thiết bị sản xuất ngành dừa tỉnh Bến Tre.

+ Tuổi trung bình của thiết bị trong DNCBD khoảng 6 đến 7 năm. Trong đó thiết bị phục vụ cho sản xuất kẹo dừa và dầu dừa là lâu đời nhất có tuổi trên 10 năm. Thiết bị ở các DN chế biến cơm dừa nạo sấy, mụn dừa và xơ dừa là những thiết bị mới xuất hiện có tuổi khoảng từ 2 đến 3 năm trở lại. Các thiết bị lâu đời chủ yếu tập trung ở các Công ty TNHH 1 thành viên và Hợp tác xã, các thiết bị mới chủ yếu xuất hiện ở các cơ sở điều này cũng dễ hiểu vì đa số các cơ sở mới hình thành. Nhìn chung sự phân bố tuổi thiết bị tƣơng đối đồng đều giữa các hình thức sở hữu ở các DNCBD trong tỉnh. Các thiết bị lâu đời này chủ yếu tập trung ở huyện Thạnh Phú, Thành phố Bến Tre và huyện Bình Đại với tuổi thiết bị trên 10 năm, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc chủ yếu là các thiết bị có tuổi tung bình khoảng từ 4 đến 5 năm.

+ Mức độ tự động của dây chuyền thiết bị phần lớn là thủ công chiếm

61,54%, dây chuyền ở mức độ cơ khí chiếm 20,52%, dây chuyền ở mức độ

khí bán tự động chiếm 17,94% trong đó chủ yếu là ở các DN sản xuất Cơm dừa

nạo sấy và DN chế biến dầu dừa. Hầu hết các thiết bị đều trong tình trạng vận hành tốt chiếm 58,98% chỉ có một số nhỏ khoảng 12,8% cần đại tu và khoảng 28,22% cần sửa chữa nhỏ lại. Các thiết bị này đều nằm trong tình trạng cịn

khoảng từ 50 đến 70% giá trị cịn lại, rất ít thiết bị cịn lại ngun trạng và trên 90% giá trị cịn lại.

Hình 2.6 Mức độ tự động của dây chuyền thiết bị sản xuất ngành dừa tỉnh Bến Tre

+ Khả năng vận hành thiết bị của các DN tƣơng đối tốt, do chủ yếu là thiết bị đơn giản, thủ công nên hầu hết thiết bị đều trong tình trạng vận hành tốt.

+ Vấn đề tiêu hao năng lƣợng trong ngành không lớn, do đa số là sử dụng lao động thủ công. Tiêu tốn năng lƣợng nhiều nhất (xấp xỉ 50% tổng chi phí sản xuất) đối với các DN chế biến mụn dừa và vỏ dừa cắt miếng, còn lại tiêu hao năng lƣợng khơng đáng kể. Trong khi đó vấn đề tiêu hao nguyên vật liệu khá lớn, tập trung ở các DN chế biến cơm dừa nạo sấy, xơ dừa, than thiêu kết, kẹo dừa, dầu dừa (chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 50% tổng chi phí sản xuất), ở các DN khác tiêu hao nguyên vật liệu khoảng 10% - 40% tổng chi phí sản xuất.

+ Nguồn kinh phí đầu tƣ cho máy móc thiết bị khơng cao, cao nhất đối với các doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy, than thiêu kết, mụn dừa, DN sản xuất kẹo dừa có mức độ đầu tƣ thấp nhất.

- Các tiêu chí về trình độ nhân lực và vấn đề đào tạo lao động đƣợc đánh giá thấp trong khi vấn đề về khả năng làm chủ công nghệ, khả năng thiết kế cải tạo thiết bị công nghệ cũng nhƣ khả năng và hiệu quả quản lý đƣợc đánh giá tƣơng đối cao.

+ Về khả năng làm chủ công nghệ: do công nghệ và thiết bị đa số đơn giản vì vậy đa số các DNCBD đều có khả năng vận hành, sửa chữa và bảo trì

dây chuyền sản xuất hoặc khả năng vận hành dây chuyền sản xuất. Mặc dù khả năng cải tiến và chế tạo dây chuyền sản xuất không cao, chỉ có ở các DN sản xuất vỏ dừa cắt miếng, than thiêu kết, mụn dừa và cơm dừa nạo sấy nhƣng điểm tổng kết về khả năng làm chủ công nghệ tƣơng đối đạt.

+ Về khả năng thiết kế, cải tạo thiết bị cơng nghệ ở các DNCBD có trình độ trung bình đa số các DN điều có khả năng phát hiện ngun nhân, khơng xác định biện pháp khắc phục và thƣờng mời dịch vụ xác định để khắc phục.

+ Vấn đề đào tạo lao động: hầu hết các DNCBD ở Bến Tre không chú trọng đến công tác đào tạo lao động. Trung bình tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo hàng năm chiếm khoảng 7,79% tổng số lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở các DN chế biến kẹo dừa, than thiêu kết và cơm dừa nạo sấy.

+ Khả năng và hiệu quả quản lý: tƣơng đối tốt, tỉ lệ lao động quản lý trên tổng lao động trong DNCBD khoảng 8,85% tổng số lao động, đây là con số có thể chấp nhận đƣợc bên cạnh đó chi phí dành cho việc quản lý tƣơng đối thấp chiếm khoảng 7,12% tổng chi phí sản xuất vì vậy vấn đề quản lý của DN tƣơng đối có hiệu quả.

+ Trình độ nhân lực: đội ngũ lao động có trình độ đại học, cao đẳng rất thấp, có nhiều DN khơng có cán bộ nào có trình độ đại học. Giá trị trung bình số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trong ngành là 0,9, trong đó nhiều nhất là ở các DN sản xuất cơm dừa nạo sấy và vỏ dừa cắt miếng, trung bình 01 DN có khoảng 2- 3 ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng; dầu dừa, than thiêu kết, hầu nhƣ khơng có cán bộ nào có trình độ đại học, cao đẳng.

+ Ở các DN chủ yếu là lực lƣợng lao động phổ thơng, lao động có trình độ trung học chun nghiệp và lao động có tay nghề kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lao động có trình độ trung học chun nghiệp gần nhƣ bằng không. Đặc biệt ở các DN sản xuất kẹo dừa và mụn dừa lực lƣợng lao động thủ công chiếm tỷ lệ rất lớn.

- Tiêu chí về mức độ thơng tin đƣợc đánh giá cao, phƣơng tiện thông tin đƣợc đánh giá trung bình, cịn lại các chỉ tiêu khác nhƣ: mức độ sử dụng thông tin, sự phổ biến thông tin, nguồn gốc thông tin yếu kém.

+ Mức độ sử dụng thông tin: đa số chỉ sử dụng khi có nhu cầu, rất ít cập nhật thơng tin hằng ngày. Đặc biệt ở các DN chế biến dầu dừa, than thiêu kết, thạch dừa hầu nhƣ không xem trọng việc sử dụng và cập nhật thông tin. Thông tin đƣợc cập nhật hàng ngày tập trung nhiều nhất ở các DN chế biến cơm dừa nạo sấy, DN chế biến kẹo dừa, xơ dừa.

+ Mức độ đáp ứng thông tin trong ngành tƣơng đối tốt, đại đa số thông tin đƣợc đáp ứng sau 1 ngày.

+ Sự phổ biến thông tin trong DN chƣa cao, việc báo cáo không đƣợc thực hiện thƣờng xun, thơng tin về khách hàng ít đƣợc truyền đạt đến tất cả các bộ phận trong DN và các nhân viên không biết rõ kế hoạch hoạt động của DN. Đa số chỉ dừng lại ở mức khi có vấn đề nào đó xảy ra và vấn đề này sẽ đƣợc thông báo rộng rãi đến các nhân viên. Ở các DN chế biến than thiêu kết, mụn dừa, cơm dừa nạo sấy sự phổ biến thông tin tƣơng đối tốt hơn cả.

+ Phƣơng tiện thông tin của DNCBD còn lạc hậu, đa số là điện thoại, Fax, một số nhỏ có Internet, rất ít DN xây dựng Website, các DN có website chủ yếu là các DN sản xuất cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, mụn dừa, xơ dừa.

+ Nguồn gốc thông tin cho sản xuất kinh doanh chủ yếu từ khách hàng, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, từ kinh nghiệm, đọc sách báo hoặc tham gia hội chợ. Rất ít DN sử dụng tƣ vấn hoặc tham quan DN khác vì vậy điểm cho phần này không cao.

- Về thành phần tổ chức, đƣợc đánh giá tƣơng đối thấp, đặc biệt là tiêu chí về hệ thống quản lý, đa số các DN điều không xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng, chỉ có một phần nhỏ ở các DN chế biến cơm dừa nạo sấy đã xây dựng các chứng chỉ ISO 9000/2001, ISO 9001/2008 và chứng chỉ HACCP. Bên cạnh đó vấn đề về xử lý mơi trƣờng cũng chƣa đƣợc DN quan tâm.

+ Tỉ trọng xuất khẩu chƣa cao, chỉ có một số ngành đặc thù có xuất khẩu, trong đó cao nhất đối với nhóm DN sản xuất cơm dừa nạo sấy chiếm 66,17% doanh thu, kẹo dừa 38,51%, thạch dừa 33,23%, hàng thủ công mỹ nghệ 28,52%, xơ dừa 0,07%, dầu dừa khơng có xuất khẩu. Các sản phẩm nhƣ cơm dừa nạo sấy, mụn dừa, thạch dừa, than thiêu kết, xơ dừa và vỏ dừa cắt miếng hầu hết

đƣợc xuất khẩu, xong các DNCBD Bến Tre đa số xuất uỷ thác do đó tổng điểm về sản phẩm xuất khẩu thấp.

+ Năng suất lao động rất thấp, ở các DN sản xuất dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, vỏ dừa cắt miếng tƣơng đối có năng suất cao. Điều này cũng dễ nhận thấy vì ở các DN này phần lớn sử dụng các thiết bị cơ khí hoặc cơ khí tự động hố nên số lƣợng nhân cơng sử dụng thấp vì vậy năng suất lao động tính trên một nhân cơng tƣơng đối cao.

+ Hàm lƣợng giá trị gia tăng của các DNCBD tƣơng đối thấp, khoảng 15% doanh thu trở lại. Tuy nhiên giá trị này tƣơng đối đồng đều giữa hình thức sản xuất, điều này cho thấy tiềm năng trong ngành sản xuất mụn dừa là rất lớn.

2.3.3.2. Về trình độ sản phẩm của DNCBD

Trình độ hay chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra là một yếu tố quan trọng để xem xét trình độ cơng nghệ sản xuất của DN. Trình độ sản phẩm của DN đƣợc đánh giá thông qua 07 chỉ tiêu đặc trƣng. Đó là: sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm có thƣơng hiệu hàng hố, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, sản phẩm cạnh tranh đƣợc, sản phẩm đạt huy chƣơng trong nƣớc và huy chƣơng quốc tế.

Để thấy đƣợc thực trạng trình độ sản phẩm của DNCBD, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát ở 30 DNCBD tỉnh Bến Tre vào tháng 05/2013 đến tháng 8/2013. Kết quả khảo sát cụ thể nhƣ sau:

- Có 17 DN (chiếm 56,7%) có sản phẩm xuất khẩu. Trong đó nhiều sản phẩm có giá trị cao, sản lƣợng lớn đƣợc xuất khẩu trên 80% nhƣ cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sản phẩm từ chỉ xơ dừa, than gáo dừa, thảm xơ dừa; nhóm sản phẩm xuất khẩu trên 50% kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ, ...Thị trƣờng chủ yếu Châu Á chiếm 83%, Châu Phi 10%, EU 4,1% còn lại các thị trƣờng khác. (Sở Công Thƣơng 2012)

- 08 DN (chiếm 26%) có sản phẩm đạt huy chƣơng vàng trong nƣớc (cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ, thạch dừa)

- 16 DN (chiếm 53%) có sản phẩm cạnh tranh thị trƣờng ngồi nƣớc. - 14 DN (chiếm 47%) có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và xây dựng thƣơng hiệu.

Hình 2.7

Nhìn chung trình độ sản phẩm DNCBD tỉnh Bến Tre xếp loại trung bình, nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh đƣợc cả thị trƣờng trong và ngồi nƣớc. Tuy nhiên tính ổn định về chất lƣợng chƣa cao, một số sản phẩm còn dạng sơ chế nên giá trị thấp.

2.3.3.3. Về hoạt động đổi mới công nghệ của DNCBD

Hoạt động ĐMCN đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các DN trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Kết quả khảo sát năm 2012 của Sở Cơng Thƣơng Bến Tre cho thấy, có 60% cơ sở và DNCBD cho biết là đã có đầu tƣ đổi mới quy trình, thiết bị; có 52,4% có cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm (trong đó có 67% cho rằng việc cải tiến bao bì, mẫu mã làm tăng doanh thu của họ lên trên 17%); 25% cho là có sự tổ chức lại ngƣời lao động, 15% cho là có sự cải tổ trong cấu trúc sản xuất của DN và 10% áp dụng quy trình sản xuất mới.

Ngồi ra, tác giả đã tiến hành khảo sát 30 DNCBD trên địa bàn tỉnh, kết quả đƣợc xem xét theo hệ thống chỉ tiêu ghi nhận: đã có 66,7% số DN cho rằng họ đã tiến hành hoạt động đổi mới mẫu mã cải tiến sản phẩm; 63,3% số DN thực hiện cải tiến quy trình sản xuất; 50% áp dụng quy trình sản xuất mới; 30% thực

hiện thiết kế hoặc đƣa ra sản phẩm mới và 16,7% số doanh nghiệp từ hoạt động R&D, đặc biệt có 60% số doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trƣờng.

Hình 2.8

Nguồn thơng tin phục vụ cho các quá trình ĐMCN theo ý kiến của các DN: 66% DN sử dụng thông tin mua thiết bị từ bên ngoài; 60% DN sử dụng thông tin nghiên cứu và triển khai trong nội bộ; 48% DN bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu và 12% đặt hàng hợp tác R&D với bên ngoài (Trƣờng, Viện).

Về phƣơng thức tiến hành các hoạt động ĐMCN có: 19 DN (chiếm 63%) tự tiến hành ĐMCN; 06 DN (chiếm 20%) hợp tác với các DN khác hoặc các cơ quan ngoài DN; 05 DN (chiếm 17%) đƣợc chuyển giao từ các tổ chức bên ngoài.

Nhƣ vậy, đa số các DN chƣa sử dụng các thơng tin R&D vì DN chƣa có hoạt động R&D hoặc chƣa ứng dụng các sản phẩm R&D hoặc chƣa tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin R&D hoặc chƣa có sự liên kết nào với các tổ chức R&D. Phần lớn các DN khi ĐMCN thƣờng bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu hoặc nhận chuyển giao cơng nghệ của nƣớc ngồi, thực chất là mua thiết bị hàm chứa cơng nghệ.

Nhìn chung, các DNCBD Bến Tre đều ý thức đƣợc rằng phải luôn luôn ĐMCN để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và hội nhập; nhƣng hoạt động này ở tồn ngành cịn yếu, nhất là hoạt động R&D, thiết kế sản phẩm mới, đăng

ký sở hữu cơng nghiệp và chuyển giao cơng nghệ ra bên ngồi.

Qua khảo sát thực tế ở các DNCBD Bến Tre đã có dự án đầu tƣ ĐMCN, chúng tơi thấy yếu tố thúc đẩy các DN phải đầu tƣ ĐMCN (theo thứ tự ƣu tiên) nhƣ sau:

 Sức ép của cạnh tranh thị trƣờng

 Yêu cầu về đa dạng hóa sản phẩm

 Yêu cầu về nâng cao chất lƣợng và giảm giá thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)