Phân loại các nhóm DNNVV, cụ thể các DNCBD tại tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 63)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Phân loại các nhóm DNNVV, cụ thể các DNCBD tại tỉnh Bến Tre

Trƣớc khi đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ thuế suất, sau khi xác định đƣợc mục tiêu của các giải pháp này, tiếp đến cần nhất chính là phân loại đƣợc các nhóm DNNVV tại tỉnh Bến Tre theo tiêu chí về mức độ ảnh hƣởng của các chính sách thuế cho ĐMCN.

Cách phân chia này giúp cho việc định hƣớng các giải pháp dễ dàng hơn và đúng đối tƣợng hơn, khi khơng phải mọi chính sách hay giải pháp đều hiệu quả cho mọi đối tƣợng.

Với tiêu chí là mức độ ảnh hƣởng của các chính sách thuế cho ĐMCN thì có thể chia các DN làm 3 nhóm lớn:

- Ít bị ảnh hƣởng bởi các chính sách thuế: ở đây, chủ yếu là các DN nhỏ, sử dụng lao động phổ thông và công nghệ sản xuất không cao. Các DN này hiện nay do tình hình kinh tế khó khăn nên thƣờng ít quan tâm đến các chính sách thuế nhất là thuế hỗ trợ cho ĐMCN.

- Có ảnh hƣởng nhƣng khơng lớn: đây có thể nói là nhóm phổ biến. Tập trung chủ yếu vào các DN đã sản xuất mặt hàng truyền thống nhƣ thủ cơng mỹ nghệ, kẹo dừa… khi mà quy trình cơng nghệ khơng phức tạp, thị trƣờng mang tính ổn định và dựa vào nhân lực lớn là chủ yếu.

- Có ảnh hƣởng lớn: đây là các DN hoạt động trong các lĩnh vực công

nghiệp (sử dụng dừa làm ngun liệu) có cơng nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng lớn nhƣ: than hoạt tính, các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu.

Nhƣ vậy, khi ta xây dựng các giải pháp ĐMCN cho các DNNVV tại tỉnh Bến Tre phải xem xét đến các yếu tố trên để hiệu quả đƣợc tốt hơn.

3.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích ĐMCN trong các DNNVV tại tỉnh Bến Tre

3.3.1. Các giải pháp về chính sách thuế

Các giải pháp đƣợc đề xuất một mặt xem xét đến tính chất hoạt động của các DN tại tỉnh Bến Tre, đồng thời cũng xem xét thêm về các chính sách tại các nƣớc và các địa phƣơng khác.

Tại tỉnh Bến Tre, từ những năm 2000, ngành cơng nghiệp chế biến dừa cịn phát triển kém. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng khuyến khích xuất khẩu dừa trái nguyên liệu (dừa khơ lột vỏ) cho thƣơng nhân nƣớc ngồi, mà chủ yếu là thƣơng nhân Trung Quốc, với thuế suất ƣu đãi 0%, nhằm nâng cao lợi ích cho nơng dân trồng dừa và xuất khẩu dừa trái trở thành là thế mạnh truyền thống của Bến Tre.

Với năng lực và trình độ cơng nghệ chế biến các sản phẩm dừa hiện nay, nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở và DN tại Bến Tre tăng lên rất cao. Do đó, việc thu mua dừa trái khô lột vỏ, chỉ xơ dừa, than thiêu kết của thƣơng nhân Trung Quốc đã gây ra tình trạng cạnh tranh giá dừa nguyên liệu và thiếu hụt nguyên liệu chế biến cho các DN Bến Tre. Những năm gần đây, tình trạng này ngày càng nặng nề, gây khó khăn trong sản xuất đối với nhiều nhà máy chế biến và làm giảm trầm trọng công suất chế biến thực so với công suất thiết kế lắp đặt.

Việc xuất khẩu quá nhiều dừa trái nguyên liệu và một số loại sản phẩm làm nguyên liệu thô cho chế biến sâu hơn nhƣ than gáo dừa, xơ dừa, thạch dừa

thô, đã gây ra thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu chế biến cho các DN tại Bến Tre và làm suy yếu dần ngành chế biến các sản phẩm dừa, giảm tốc độ đầu tƣ mở rộng và ĐMCN thiết bị; Các sản phẩm tinh chế còn hạn chế hoặc số lƣợng quá ít, hoặc chƣa chế biến đƣợc, ví dụ sữa dừa, kem sữa dừa, dầu dừa nguyên chất, nƣớc giải khát, thạch dừa thành phẩm. Các sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn.

Trƣớc tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã đề xuất tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng dừa trái. Theo đó từ ngày 20-5-2011, mặt hàng dừa trái nếu xuất khẩu sẽ phải chịu mức thuế suất xuất khẩu là 3% (Thông tƣ số 46-2011-TT-BTC, ngày 5-4-2011 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, giá dừa trái nguyên liệu liên tục giảm mạnh, nông dân trồng dừa không tiêu thụ đƣợc dù chấp nhận bán giá rẻ, nhiều nhà vƣờn bỏ khơng chăm sóc vƣờn dừa hoặc chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Vì thế, tỉnh Bến Tre tiếp tục kiến nghị Chính phủ ngừng áp dụng thuế suất xuất khẩu dừa 3% đƣợc áp dụng từ tháng 5-2011 trở về mức 0% và đã đƣợc Bộ Tài chính đồng ý, ban hành Thơng tƣ số 114/2012/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dừa quả thuộc nhóm 0801 trong Biểu thuế xuất khẩu, kể từ ngày 01/9/2012, giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dừa quả từ 3% xuống 0%.

Thực tế tình hình hoạt động của các DNCBD đƣợc đề cập ở chƣơng 2, đã cho thấy ngành cơng nghiệp dừa Bến Tre phát triển thiếu tính bền vững, đang đứng trƣớc sức ép phải nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do vậy, việc quan tâm đầu tƣ, tìm giải pháp khuyến khích DNCBD Bến Tre ĐMCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và nâng cao giá trị xuất khẩu để ngành chế biến dừa đƣợc phát triển lớn mạnh và bền vững, là nhiệm vụ quan trọng và thật sự cần thiết.

Từ trƣớc đến nay, tỉnh Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với các DN trên địa bàn tỉnh, cụ thể là chính sách ƣu đãi về thuê đất, ƣu đãi đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp, DN thành lập mới... Tuy nhiên, tỉnh Bến Tre chƣa có chính sách đặc thù riêng đối với các DNCBD, nhất là chính sách thuế tƣơng tự nhƣ mặt hàng dừa trái.

3.3.1.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong chính sách thuế cho hoạt động ĐMCN.

Hàn quốc

Hàn Quốc đã đạt đƣợc vị thế cao trong phát triển công nghệ. Trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hố , Hàn Quốc tập trung phát triển các DN lớn, nhƣng sau những khủng hoảng kinh tế, đã có sự chuyển dịch hỗ trợ ƣu đãi sang cho các DNNVV, duy trì tỷ lệ thu nhập đầu tƣ cho hoạt động R&D;

Các chƣơng trình khuyến khích về thuế bao gồm việc giảm thuế và miễn giảm đặc biệt cho các hoạt động đầu tƣ vào R&D của các DN tƣ nhân. Theo Luật thúc đẩy phát triển công nghệ công nghiệp và một số luật khác, các DN tƣ nhân sẽ đƣợc giảm thuế trong vịng 3 năm nếu DN trích khoản tiền thành lập quỹ cho phát triển công nghệ, thông tin kỹ thuật, nguồn nhân lực và thiết bị phục vụ R&D. Thêm nữa các DN sẽ đƣợc giảm thuế đến 15% tổng chi phí sử dụng cho đào tạo cán bộ kỹ thuật. Bên cạnh đó, khi tính thuế các DN này đƣợc giảm đến 10% khoản kinh phí đầu tƣ vào trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phát triển và khấu hao nhanh đối với thiết bị nghiên cứu và thử nghiệm ở tỉ lệ 90% một năm…. Các DN đầu tƣ vào việc thƣơng mại hố các cơng nghệ mới đƣợc miễn thuế bằng 3% của tổng số chi phí.

Chính sách thuế đối với khoa học và công nghệ của các DN tƣ nhân ở Hàn Quốc nổi bật là giảm và miễn giảm đặc biệt cho các hoạt động đầu tƣ vào R&D.

Trung Quốc

Trung Quốc luôn chú trọng đến phát triển KH&CN. Nhà nƣớc từng bƣớc nâng cao tổng mức đầu tƣ kinh phí cho KH&CN đảm bảo mức tăng trƣởng của ngân sách nhà nƣớc dành cho KH&CN cao hơn mức tăng trƣởng thu nhập bình thƣờng của ngân sách. Ngồi nguồn tài chính quan trọng từ ngân sách nhà nƣớc, Trung Quốc cịn có nhiều loại quỹ khác nhau để đầu tƣ cho ĐMCN: Quỹ khoa học tự nhiên, quỹ khoa học thanh niên, quỹ; chuyển hoá thành quả KH&CN. Đặc biệt là việc vấn dụng chính sách thuế, cụ thể nhƣ: Miễn thuế thu nhập đối với các dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật, chuyển nhƣợng công nghệ, dịch vụ kỹ thuật và

triển khai công nghệ. Miễn thuế lợi tức từ 1 đến 3 năm đối với sản phẩm thử nghiệm trung gian của đơn vị nghiên cứu khoa học đƣợc và đối với những sản phẩm có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phịng, kỹ thuật khó, hoặc những sản phẩm nhà nƣớc cần có thể sử dụng để thay thế nhập khẩu.

Đƣa ra tỷ lệ khấu trừ là 150% cho đầu tƣ vào R&D đối với những doanh nghiệp nƣớc ngoài khi mức đầu tƣ của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc từ 10% trở lên.

Đối với các khu triển khai kỹ thuật cao mới nhà nƣớc quy định giảm 15% thuế lợi tức đối với xí nghiệp kể từ ngày đƣợc công nhận; Giảm 10% thuế lợi tức đối với giá trị sản lƣợng sản phẩm xuất khẩu của xí nghiệp đạt trên 70% tổng giá trị sản lƣợng của cả năm. Trong trƣờng hợp cần thiết, miễn thuế lợi tức 02 năm kể từ khi đầu tƣ đƣa vào sản xuất đối với xí nghiệp mới thành lập hoặc kể từ khi có thu lợi đối với xí nghiệp có hợp tác với nƣớc ngồi mà thời hạn hợp đồng dài hơn 10 năm.

Nhƣ vậy, chính sách thuế đối với khoa học và cơng nghệ ở Trung Quốc là chú trọng nâng tổng mức đầu tƣ cho khoa học và công nghệ.

Malayxia

Hoạt động R&D ở Malayxia rất đƣợc chú trọng. Nhà nƣớc đã đƣa ra một loạt các biện pháp nhằm khuyến khích phát triển hoạt động R&D ở mọi hình thức trong cả nƣớc.

Miễn thuế nhập khẩu, thuế môn bài, thuế doanh thu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và các mẫu dùng để nghiên cứu.

Khấu trừ 2 lần đối với trả tiền sử dụng thiết bị và dịch vụ của các Viện nghiên cứu đƣợc phê duyệt hoặc DN tiến hành nghiên cứu đƣợc chấp nhận.

Khấu trừ 2 lần đối với sự đóng góp bằng tiền mặt cho các Viện nghiên cứu đƣợc chấp nhận .

- Khuyến khích R&D trong nước đối với các DN

Trợ cấp thuế đầu tƣ (ITA) 50% đối với chi phí vốn hạn chế liên quan đến hoạt động R&D trong thời gian 10 năm, nó sẽ đƣợc trợ cấp ở mức thu nhập theo Luật định và sự thanh toán đƣợc hạn chế tới 70% thu nhập theo Luật định.

Khấu trừ 2 lần đối với thu nhập hoặc chi phí bộ máy phải gánh chịu đối với các dự án R&D đƣợc chấp nhận.

- Khuyến khích R&D độc lập

Các doanh nghiệp tiến hành R&D theo hợp đồng đƣợc quyền nộp đơn xin đƣợc hƣởng tình trạng tiên phong trong thời gian 5 năm hoặc trợ cấp thuế đầu tƣ tới 100% đối với chi phí vốn hạn chế gánh chịu trong thời hạn 10 năm.

Các DN tiến hành R&D có quyền nộp đơn xin đƣợc hƣởng trợ cấp thuế đầu tƣ tới 100% đối với chi phí vốn hạn chế gánh chịu trong thời hạn 10 năm.

- Đối với các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao

Miễn thuế hoàn toàn ở mức thu nhập theo Luật định trong thời hạn 5 năm; Trợ cấp thuế đầu tƣ 60% đối với chi phí vốn hạn chế gánh chịu trong thời hạn 5 năm. Tiền trợ cấp này có thể đƣợc đặt ra đối với thu nhập theo Luật định cho từng năm đánh giá mà khơng có bất kỳ sự hạn chế nào.

Tóm lại, chính sách thuế đối với khoa học và công nghệ ở Malaysia là miễn thuế đối với hoạt động R&D trong các DN.

Đài Loan

Chính phủ Đài Loan rất chú trọng đến hoạt động ĐMCN đặc biệt là R&D. Tuy tài chính dành cho R&D khơng nhiều (tính theo tỷ lệ GDP là 0,5% trong giai đoạn 1978-1982) song trong số đó Chính phủ đã chi tới 52% năm 1979 và 51,5% năm 1984, Chính phủ đã có chính sách nhằm khuyến khích đối với hoạt động R&D, cụ thể là:

- Giảm thuế thu nhập đối với các khoản chi phí cho R&D;

- Cho phép khấu hao nhanh thiết bị R&D đã dùng từ 02 năm trở lên;

- Miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị mà trong nƣớc chƣa thể sản xuất đƣợc;

- Miễn thuế cho 20% các khoản chi phí cho R&D nếu tổng số chi cho R&D năm đó lớn hơn khoản chi trung bình hàng năm của 5 năm trƣớc đó;

- Ƣu đãi thuế đối với các cơng ty đáp ứng đƣợc u cầu nâng cao trình độ cơng nghệ;

cơng ty trong nƣớc và các cơ sở đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngồi. Nếu cơng ty khơng chi đủ thì phần chênh lệch buộc phải nộp cho Chính phủ để dành chi cho các cơng trình nghiên cứu - triển khai phối hợp.

Chính sách thuế đối với khoa học và cơng nghệ ở Đài Loan đó là miễn, giảm thuế đối với hoạt động R&D trong các DN.

Thái Lan

Năm 1991, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Cơ quan Phát triển Khoa học công nghệ Quốc gia (NSTDA) để điều phối các hoạt động nghiên cứu và Quỹ Nghiên cứu Thái Lan năm 1992. Quỹ nghiên cứu Thái Lan đƣợc thành lập với quy chế tổ chức và hoạt động hoàn toàn độc lập và tự chủ với mức tài trợ ban đầu của Nhà nƣớc là 2 tỷ Bat (80 triệu USD). Thành lập Uỷ ban phát triển KH&CN quốc gia để quản lý hoạt động phát triển KH&CN của các cơ quan, chủ yếu về việc xét duyệt kế hoạch phát triển KH&CN, hoạch định vốn và chính sách hỗ trợ việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ.

Giảm mức thuế đối với trang thiết bị sử dụng trong phịng thí nghiệm, thiết bị đo lƣờng và thử nghiệm và đối với việc chế tạo có nhờ sự trợ giúp của máy vi tính.

Giảm chế độ bảo hộ đối với công nghiệp trong nƣớc bao gồm việc điều chỉnh lại mức bảo hộ, huỷ bỏ lệnh cấm đối với việc nhập mới các cơng nghệ có lựa chọn, nới lỏng kiểm tra nhập khẩu và giảm các mức thuế hải quan cao...

Tiến tới thúc đẩy các tổ chức khu vực công cộng hoạt động có hiệu quả nhƣ các tổ chức tƣ nhân; cho phép giữ lại thu nhập có đƣợc do việc chuẩn bị đầy đủ các dịch vụ để mua thiết bị cần thiết và cho phép đề xuất các dịch vụ khác.

Chính sách thuế đối với khoa học và công nghệ ở Thái Lan là giảm thuế đối với hoạt động R&D trong các DN.

Singapore

Chính sách ĐMCN của Singapore nhằm mục đích thúc đẩy phát triển công nghệ trong nƣớc thông qua các DN công nghệ vừa và nhỏ. Các khuyến khích về tài chính, chẳng hạn nhƣ tài trợ và khuyến khích về thuế đã chỉ đƣợc đƣa vào thực hiện sau khi nguồn nhân lực kỹ thuật đã đƣợc phát triển. Khuyến

khích đối với hoạt động ĐMCN, cụ thể là:

- Giảm thuế 50% đối với đầu tƣ cho chi phí vốn cố định nhằm kích thích đầu tƣ vốn cho R&D trong công nghiệp và dịch vụ;

- Từ năm 1986 cho phép các công ty dành lại 20% thu nhập có thể bị đánh thuế để dự phòng cho R&D. Quỹ dự phòng này đƣợc sử dụng trong 5 năm và đƣợc miễn thuế trong 3 năm. Cơng ty có những biện pháp khuyến khích việc sử dụng quỹ này một cách thích hợp;

- Đối với các xí nghiệp dành vốn cố định khơng ít hơn 10 triệu USD đầu tƣ cho sản xuất những sản phẩm đƣợc phê duyệt, có thể đƣợc miễn thuế lợi tức tăng lên cho việc mở rộng xí nghiệp;

- Khuyến khích các xí nghiệp tiến hành hoạt động R&D bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp dành vốn cố định tối thiểu là 1 triệu USD chi cho hoạt động R&D của xí nghiệp;

- Giảm 33,3%/ năm trong 3 năm đối với chi phí để mua quyền Know - how hoặc Patent.

Chính sách thuế đối với khoa học và công nghệ ở Singapore là giảm thuế đối với hoạt động R&D trong các DN.

Tóm lại, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới cho thấy ĐMCN đóng vai trị quyết định trong q trình tăng trƣởng kinh tế. Để thúc đẩy ĐMCN, hầu nhƣ một số quốc gia đều có các chính sách khuyến khích hỗ trợ về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)