NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương Amin-Aminoaxit-Protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12. (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA

tƣ duy của học sinh

HS chỉ thực sự lĩnh hội đƣợc tri thức trƣớc khi họ thực sự tƣ duy. Vì thế phát triển năng lực tƣ duy có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS. Bằng cách tƣ duy, ngƣời học có thể nắm bắt đƣợc kiến thức dễ dàng hơn, vận dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt và mền dẻo hơn.

Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tƣ duy cho HS là hoạt động giải bài tập. Thông qua hoạt động này năng lực tƣ duy đƣợc phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tƣ duy mới, thể hiện ở: năng lực phát hiện vấn đề mới, tìm ra hƣớng mới, tạo ra kết quả học tập mới.

Ngƣời GV cần ý thức đƣợc mục đích việc giải bài tập hóa học, không phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà còn là phƣơng tiện khá hiệu quả để rèn luyện tƣ duy hóa học cho HS. BTHH phong phú và đa dạng, để giải đƣợc BTHH cần vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tƣ duy: so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa , trừu tƣợng hóa…Qua đó HS phát triển năng lực nhận thức, tƣ duy logic, biện chứng, khái quát; phát huy khả năng suy luận, tích cựu.

Với bài tập có nhiều cách giải sẽ giúp rèn luyện trí thông minh cho HS thông qua việc HS tự chọn một cách giải độc đáo, hiệu quả. Bên cạnh đó, HS còn đƣợc rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân; giúp HS năng động, sáng tạo, thấy đƣợc giá trị lao động qua những bài tập thực hành, thực nghiệm, liên quan đến thực tế sản xuất và đời sống, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS.

1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH CỦA HỌC SINH

1.4.1.Quán triệt mục tiêu dạy học

Bài tập là một phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản.

Mục tiêu của môn hóa học ở trƣờng THPT là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác hại của các chất trong đời sống,

18

sản xuất và môi trƣờng. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tƣơng đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh.

1.4.2.Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung

Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các dữ kiện, không đƣợc dƣ hay thiếu. Các bài tập không đƣợc mắc sai lầm hay thiếu chính xác trong cách diễn đạt, thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần chú ý tính logic chính xác và đảm bảo tính khoa học về ngôn ngữ hóa học.

1.4.3.Gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh. tạo của học sinh.

Với mục đích của đề tài là nghiên cứu bài tập dùng cho học sinh khá giỏi, chúng tôi phân ra làm hai loại bài tập: bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.

- Bài tập cơ bản: loại bài tập chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các tình huống quen thuộc.

- Bài tập tổng hợp: loại bài tập đòi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi các lập luận logic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đó học sinh cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ logic của toàn bài, từ đó học sinh đề ra cách giải quyết cho bài tập đó.

Đối với học sinh khá giỏi cần phải có nhiều bài tập dạng tổng hợp để phát huy năng lực sáng tạo của các em. Đồng thời cũng cần lựa chọn một số bài tập hấp dẫn, gây hứng thú học tập nhƣ: bài tập liên hệ thực tế, bài tập sử dụng hình vẽ...

1.4.4. Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng

Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập có những loại bài tập đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, vì chúng góp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục…Giữa các bài tập trong hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trƣớc là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố vững chắc hơn bài tập trƣớc. Toàn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản.

Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải đƣợc xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.

19

1.4.5. Rèn luyện, phát triển tƣ duy cho học sinh

Nghị quyết 2 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII có ghi rằng: “...rèn luyện thành công nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học...”. Kho tàng kiến thức của loài ngƣời là vô hạn, kiến thức thầy cô truyền dạy chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn. Kiến thức là sản phẩm của tƣ duy, ra đời trong quá trình con ngƣời cọ xát với thực tiễn. Dạy và học – thực chất là dạy cách tƣ duy, học cách tƣ duy. Nếu tƣ duy và nhân cách đƣợc rèn luyện một cách chu đáo, tỉ mỉ thì học sinh sẽ là ngƣời chủ động tìm đến kiến thức và đến một trình độ nào đó sẽ có phong cách học tập độc lập, sáng tạo, tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi cách để chiếm lĩnh tri thức cho riêng mình.

Rèn luyện và phát triển tƣ duy cho HS không chỉ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong các đề thi mà nhìn xa hơn, rộng hơn chính là chuẩn bị cho các em những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể nghiên cứu, ứng dụng, làm việc sau này.

1.4.6.Tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ từng đối tƣợng HS

Dù là học sinh khá giỏi hay yếu, bài tập cũng phải đƣợc xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng nhƣng không quá đơn giản, sau đó là những bài tập đòi hỏi sáng tạo. Một số bài tập cần có sự nỗ lực cố gắng cao mới có thể giải đƣợc. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng. Với hệ thống bài tập đƣợc xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho HS tham gia tranh luận, tạo hứng thú, kích thích tƣ duy và nỗ lực suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương Amin-Aminoaxit-Protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)