MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương Amin-Aminoaxit-Protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12. (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016

- Đề thi có thể hay hoặc không hay theo ý kiến chủ quan của mỗi ngƣời, nhƣng

nhất thiết phải chính xác.

- Đề thi “đúng” quan trọng hơn đề thi “hay”. PHẦN 1: KINH NGHIỆM 2013 - 2014

1. Câu văn rõ ràng, tránh sự trùng lặp từ đến mức tối thiểu.

2. Không nói là phản ứng điều chế cao su mà nói là điều chế polime thành phần chính của cao su

3. Khi nói về đồng phân phải cẩn thận. Chú ý: đồng phân của X là không tính X. 4. Khi nói về phản ứng của iot với hồ tinh bột phải nói là nhiệt độ thƣờng. Vì nếu hồ tinh bột nóng thì không có phản ứng tạo hợp chất màu.

5. Phản ứng của Ag với muối FeCl3 không nên ra vì có phản ứng, do: Kết tủa AgCl đã làm giảm nồng độ Ag+

dẫn đến làm giảm thế điện cực của cặp Ag+/Ag , vì vậy mà tạo điều kiện cho phản ứng của Ag với muối Fe3+. Nhạy cảm. Bản thân Ag cũng phản ứng đƣợc với muối Fe3+ (phản ứng xảy ra đáng kể).

6. Khi cho Al vào dung dịch CuSO4 thì có phản khí bay ra, sau đó mới có Cu bám vào: Giải thích: Muối Cu2+ thủy phân tạo môi trƣờng axit, do đó Al tác dụng với H+ nên có khí hiđro bay ra.

21

7. Không nên nói công thức cấu tạo của amino axit là…. Vì amino axit có 2 dạng phân tử và muối nội. Chỉ nên dùng từ công thức của amino axit là …

8. Không dùng câu dẫn: cho các dung dịch tác dụng với khí mà phải nói ngƣợc lại vì ngƣời ta cho khí vào dung dịch chứ không cho dung dịch vào khí.

9. Trƣớc từ “thu đƣợc” phải có dấu “,”.

10. Độc nồng độ và độc bản chất: Rất độc thì hiểu theo nghĩa độc bản chất, chỉ cần lƣợng rất nhỏ cũng độc.

11. Khi ra đề về điện phân tạo khí thì nói: các khí sinh ra không tan trong dung dịch. 12. Ra đề cần chú ý cận của đáp án đúng và cận của đáp án sai phải hài hòa. Ví dụ: không nên để giá trị đáp án đúng quá nhiều giá trị nhỏ nhất hoặc lớn nhất hoặc khoảng giữa mà phải đều ở các giá trị.

13. Biên tập đề từ đề đề xuất: Đổi chất, đổi số chất, đổi dữ liệu, đổi hoàn toàn quá trình mà chỉ lấy ý tƣởng.

14. Ra đề phải có phản biện độc lập: Phản biện về ma trận đề, đề có phù hợp với ma trận không. Đề có quá nhiều câu khó không, đề quá nhiều câu dễ không, đề không mƣợt hay mƣợt, đề đã xuất hiện trên thị trƣờng đề nhiều chƣa.

15. Phản biện rồi phải sửa lại nhiều lần và phải duyệt đề với ngƣời chịu trách nhiệm.

16. Tránh sự trùng lặp ý tƣởng của các câu.

17. Chú ý đến thực tiễn của bài toán. Không nên ra những hỗn hợp không có trong thực tiễn.

18. Khi ra về cân bằng phản ứng oxi hóa khử không nên dùng câu hỏi: Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất…. thực tế toán học không có khái niệm này. Mà nên dùng: Tỉ lệ a:b là….

19. Ngay khi bắt đầu câu thì không dùng kí hiệu chất mà phải thêm từ “Chất” 20. Không ra đề vào phần giảm tải.

21. Ra đề phần tạo muối amoni của axit nên tránh axit H2SO4 vì có thể tạo muối axit.

22. Không ra đề vào vùng kiến thức gây tranh cãi, có nhiều phƣơng án mà phƣơng án nào cũng có lí. Phần kiến thức nhạy cảm.

23. Phƣơng án nhiễu phải có lí do chứ không phải nhiễu bất kì. Đáp án nhiễu là do học sinh hiểu sai vấn đề hoặc lập luận sai dẫn đến kết quả của phƣơng án nhiễu. 24. Sau đáp án phải có dấu chấm (.).

Ví dụ: B. 22,4.

25. Nếu câu dẫn và đáp án làm thành 1 câu hoàn chỉnh thì không dùng dấu hai chấm (:) (dấu hai chấm dùng khi liệt kê ở đáp án) và ở đáp án không viết hoa đầu dòng.

PHẦN 2: KINH NGHIỆM 2014 – 2015

1. Cẩn thận với câu hỏi: Số đồng phân có phản ứng tráng bạc ứng với công thức phân tử C4H8O2 vì:

22

HO – CH2 – CO – CH2 – CH3 Chuyển vị thành OHC – CH(OH)CH2CH3 lại có phản ứng tráng bạc.

2. Trƣớc từ “thì” sẽ không có dấy phẩy (,).

3.Chuyển câu: Phát biểu nào sau đây là đúng (là sai) thành: Phát biểu nào sau đây

đúng (sai). Không nên nói: phát biểu nào sau đây “không đúng”?

4. Đã dùng từ “hình vẽ” thì không dùng từ “sơ đồ”.

5. Nói x : y thì phải thêm từ tỉ lệ (tỉ lệ x : y).

6. Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 tạo khí NO2 thì không nên nói thu đƣợc V lít NO2 (đktc), vì ở đktc thì NO2 đã chuyển hóa một phần thành N2O4. Do đó nên nói thu đƣợc x mol NO2.

7. Lƣu ý: khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thì khi Cu2+ hết có thể ion H+ bị điện phân ở catot (H+ chuyển từ khu vực cực dƣơng sang). Vì vậy, không nên nói “cho đến khi nƣớc bị điện phân ở catot”.

8. Không nên nói chất tham gia phản ứng mà nói chất phản ứng, vì: chất xúc tác thì cũng tham gia vào quá trình phản ứng nhƣng không đƣợc xem là chất phản ứng. 9. Cẩn thận với trƣờng hợp tạo hợp chất hữu cơ mạch vòng. Chẳng hạn:

HOOC-CC-COOH + HOCH2CH2OH tạo ra este vòng X1 (C6H4O4). Sau đó X1 cộng H2O vào liên kết ba tạo thành C6H6O5.

10. Cẩn thận nhóm –CN là một nhóm chức (chứa 2 liên kết pi).

11. Phản ứng tráng bạc cần dung dịch AgNO3 dƣ, NH3 dƣ. Tuy nhiên nồng độ AgNO3 nhỏ (<< 1M).

- Khối lƣợng Ag không nhiều (khoảng vài gam).

- Không nên dùng axit fomic vì axit có thể phá phức bạc, phản ứng khó thực hiện. - Nếu hỗn hợp HO-CH2CHO (A), HO-CH2COOH (B). Nên cho số mol A gấp ít nhất 10 lần số mol B để đảm bảo chức axit của B không phá phức.

12. Theo thói quen, nhiều ngƣời ra đề cho rằng phản ứng sau thực hiện dễ dàng: CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3

Tuy nhiên rất khó thực hiện. Ngƣời ta chỉ áp dụng phản ứng vôi tôi xút với RCOONa.

13. Khi nhận biết các dung dịch, theo nguyên tắc: ngƣời ta dùng quỳ tím đầu tiên, mặc dù không nhận đƣợc chất nào nhƣng vẫn dùng.

14. Cẩn thận với hợp chất tạp chức mà ta không lƣờng hết đƣợc.

15. Theo thói quen: Cho hỗn hợp peptit, sau đó tách riêng tƣng chất rồi đem phản ứng ... Điều này là vô lí vì rất khó tách riêng từng peptit ra khỏi hỗn hợp.

16. Sự thiết kế bài tập phải là hệ thực và tồn tại thực tế.

17. Để ý: MgO cho vào dung dịch NaOH vẫn có phản ứng của MgO với nƣớc. 18. Tránh trƣờng hợp cho kim loại tác dụng với dung dịch muối Fe3+ vì có sự thủy phân mạnh của muối Fe3+, tạo H+.

23

20. Kí hiệu chất cần ghi đậm, kí hiệu hỗn hợp thì không cần ghi đậm (năm 2015 theo quy tắc này – định dạng nhƣ hsgqg, đến năm 2016 – bỏ)

Ví dụ: Sau phản ứng, thu đƣợc hỗn hợp X gồm chất Y và chất Z... 21. Cẩn thận với nhận xét không chắc chắn sau:

Phản ứng sau không xảy ra: FeO + HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O

Vì rằng: Phản ứng trên có thể xảy ra rồi sau đó mới là phản ứng oxi hóa – khử.

PHẦN 3: KINH NGHIỆM 2015 – 2016

- Phải rất cẩn thận với loại bài tập hợp chất tạp chức vì rằng có rất nhiều trƣờng hợp mà bản thân ngƣời ra đề không lƣờng hết đƣợc. Vì vậy mà đề thi đại học, chỉ dám ra những bài toán đốt cháy hoặc thuỷ phân những hợp chất đơn giản.

Một số ví dụ:

Ví dụ 1: Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều chỉ chứa C, H, O và có tối đa 2 loại nhóm chức (MZ = 1,18MX; MY = 2MX). Nếu cho Z phản ứng hết với Na hoặc với

NaHCO3 (dƣ) thì số mol khí sinh ra đều bằng số mol Z phản ứng. Nếu cho hỗn hợp gồm X, YZ phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thì dung dịch thu đƣợc có một chất tan T duy nhất. Cho 33,04 gam Z phản ứng với NaHCO3, thu đƣợc 39,2 gam T. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tỉ lệ số nguyên tử C trong ba phân tử X, Y, Z tƣơng ứng bằng 1 : 2 : 1.

B. Chất X dễ tan trong nƣớc hơn chất Z.

C. Nếu nung chất T với hỗn hợp NaOH và CaO thì thu đƣợc ancol.

D. Ba chất X, Y, Z đều không làm mất màu dung dịch Br2.

Ví dụ 2:: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Thủy phân X trong môi trƣờng axit vô cơ loãng, thu đƣợc ba chất hữu cơ Y, Z, T (YZ thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2). Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu đƣợc CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thì thu đƣợc CO2 và H2O có tỉ lệ mol tƣơng ứng bằng 2:3. Cho 0,52 gam T phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dƣ trong NH3, thu đƣợc 1,08 gam Ag và chất hữu cơ E

(ME- MT = 50).

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Tổng số nguyên tử C trong các phân tử X, Y, ZT bằng 14. B. Tỉ lệ số nguyên tử H giữa YT bằng 1:1.

C. Ở nhiệt độ thƣờng, chất Y hòa tan đƣợc Cu(OH)2. D. Chất T có mạch cacbon phân nhánh.

24

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương Amin-Aminoaxit-Protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12. (Trang 28 - 32)