CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật
Chiết là dùng dung mơi thích hợp có khả năng hịa tan chất đang cần tách và tinh chế để tách nó ra khỏi mơi trường rắn hoặc lỏng khác. Mẫu thực vật thường
18
được chiết theo phương pháp chiết rắn- lỏng. Có nhiều kỹ thuật chiết như: chiết ngâm dầm, chiết soxhlet, chiết siêu âm, phương pháp lôi cuốn hơi nước,....
Mẫu thực vật được chiết theo phương pháp chiết rắn – lỏng bằng kỹ thuật chiết Soxhlet: Mẫu thực vật khô được chiết với dung môi ethanol. Cât loại dung môi bằng máy cô quay chân không sẽ thu được cao chiết để tiếp tục nghiên cứu.
Thực hiện chiết Soxhlet khảo sát lượng cao thu được tại tỉ lệ và thời gian khác nhau:
+ Khảo sát theo các tỉ lệ lần lượt là 1 : 10, 1 : 15, 1 : 20, 1 : 25 và 1 : 30 với 10g nguyên liệu cho mỗi mẫu thử.
+ Khảo sát theo thời gian chiết lần lượt là 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ với 10g nguyên liệu bột/ 200 mL dung môi ethanol.
Kỹ thuật chiết Soxhlet
Dụng cụ
Gồm một bình cầu A đặt trong một bếp đun có thể điều chỉnh nhiệt độ. Một bộ phận chứa mẫu bột cây, gồm ba ống: ống D có đường kính lớn, ở giữa, để chứa bột cây; ống B có đường kính trung bình, để dẫn dung mơi từ bình A bay lên, đi vào ống D chứa bột cây; ống E có đường kính nhỏ, là ống thông nhau, để dẫn dung môi từ trả ngược trở lại bình cầu A. Trên cao nhất là ống C ngưng hơi.
Tiến hành
- Bột nguyên liệu khô đựng trong túi bằng giấy lọc được đặt trực tiếp trong ống D. Lưu ý đặt vài viên bi thủy tinh dưới đáy ống D để tránh nghẹt lối ra vào của ống thông nhau E. Không được để lượng bột cây trong ống D vượt cao hơn mức cong của ống thơng nhau E.
- Rót dung mơi đã lựa chọn vào bình cầu bằng cách tháo hệ thống nút mài số (2), như thế dung môi sẽ thấm ướt bột cây rồi mới chạy xuống bình cầu, ngang qua ống thông nhau E. Lưu ý để thể tích lượng dung mơi trong bình cầu khơng được nhiều hơn 2/3 thể tích của bình cầu.
- Kiểm tra hệ thống kín. Mở cho nước chảy hồn lưu trong ống ngưng hơi. Cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt độ sao cho dung mơi trong bình cầu sơi nhẹ đều. Dung môi tinh khiết khi được đun sẽ bốc hơi lên cao, theo ống B lên cao hơn, rồi bị ống
19
ngưng hơi làm lạnh ngưng tụ thành thể lỏng. Rơi thẳng xuống ống D đang chứa bột cây. Dung môi ngấm vào bột cây và chiết những chất hữu cơ nào có thể hịa tan trong dung mơi. Theo q trình đun nóng, lượng hơi rơi vào ống D càng nhiều, mức dung môi dâng lên cao trong ống D và đồng thời cũng dâng lên cao trong ống E, vì đây là ống thông nhau. Đến một mức cao nhất trong ống E, dung mơi sẽ bị rút hết về bình cầu A, lực hút này sẽ rút hết lượng dung môi đang chứa trong ống D.
- Bếp vẫn tiếp tục đun và một qui trình mới vận chuyển dung mơi theo như mô tả ban đầu. Các hợp chất được hút xuống bình cầu và nằm lại tại đó, chỉ có dung mơi tinh khiết là được bốc hơi bay lên để tiếp tục quá trình chiết. Tiếp tục đến khi chiết kiệt chất trong bột cây.
- Kiểm tra chiết kiệt bằng cách tắt bếp để nguội và mở hệ thống chỗ nút mài (3), rút lấy một giọt dung môi và thử trên mặt kiếng, nếu thấy khơng cịn vết gì trên kiếng là đã chiết kiệt. Sau khi hồn tất, lấy dung mơi chiết ra khỏi bình cầu A, đuổi dung môi, thu được cao chiết.
20
Ưu điểm:
- Tiết kiệm dung môi, chỉ một lượng nhỏ dung môi mà chiết kiệt được mẫu cây. - Không phải tốn công lọc và châm dung môi mới.
- Chỉ cần cắm điện, mở nước hồn lưu là có thể thực sự chiết.
- Chiết kiệt hợp chất trong bột cây vì bột cây ln được chiết bằng dung mơi tinh khiết.
Nhược điểm:
- Kích thước máy soxhlet làm giới hạn lượng bột cây cần thiết, muốn chiết lượng lớn bột cần phải lặp lại nhiều lần.
- Trong quá trình chiết, các hợp chất chiết ra từ bột cây được trữ lại trong bình cầu, nên chúng ln bị đun nóng ở nhiệt độ sơi của dung mơi vì thế nếu hợp chất nào kém bền có thể bị hư hại.
- Dụng cụ có giá thành cao khó, khó bảo quản.