CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ
3.1.1. Độ ẩm
Độ ẩm của bột thân cây Chùm ngây được xác định bằng phương pháp trọng lượng và kết quả được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của bột thân cây chùm ngây
STT m1 (g) m2 (g) W (%)
1 3,002 2,785 7,229%
2 3,001 2,715 9,597%
3 3,000 2,669 11,033%
W trung bình (%) 9,286%
Nhận xét: Từ bảng 3.1, cho thấy độ ẩm trung bình của bột thân cây Chùm ngây
khoảng 9,286%, nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với tiêu chuẩn bảo quản dược liệu[16]. Với độ ẩm này thì chúng ta có thể bảo quản ngun liệu trong một thời gian mà không sợ bị hư hỏng hoặc bị thay đổi về mặt cảm quan
3.1.2. Hàm lượng tro
Bằng phương pháp phân tích trọng lượng, hàm lượng tro của nguyên liệu được xác định và trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro của bột thân cây Chùm ngây
STT m0 (g) m1 (g) m2 (g) Hàm lượng tro (%)
1 57,301 3,002 57,622 10,693%
2 56,623 3,001 56,958 11,163%
3 58,620 3,000 58,892 9,067%
29
Nhận xét: Từ bảng 3.2, cho thấy hàm lượng tro trung bình của bột thân cây Chùm
ngây là 10,308% (<20%) so với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV quy định. Mẫu nguyên liệu bột thân cây chùm ngây đạt tiêu chuẩn, nên hàm lượng tro trong mẫu bột thân cây Chùm ngây là chấp 0nhận được.
3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng
Hàm lượng một số kim loại nặng trong thân cây Chùm ngây được xác định bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng một số kim loại trong bột thân cây Chùm ngây
STT
Tên
kim loại
Hàm lượng trong thân cây Chùm ngây (mg/kg) Hàm lượng cho phép (mg/kg) 1 Pb Không phát hiện 2 Cu 2,129 ≤30 3 Zn 6,340 ≤40
Nhận xét: Căn cứ quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19/12/2007
về “quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong mẫu bột thân cây Chùm ngây như trong bảng trên là hàm lượng cho phép sử dụng, an tồn, khơng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.