TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH DPSIR

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỈ THỊ MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10600727 (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH DPSIR

1.3.1. Khái niệm mô hình DPSIR

Theo thông tƣ 43/2015/TT-BTNMT thì mô hình DPSIR đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trƣờng) Sức ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nƣớc và xã hội để bảo vệ môi trƣờng).

1.3.2. Qúa trình hình thành mô hình DPSIR

DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu, phân tích tình trạng môi trƣờng và các tác động của nó lên con ngƣời. Từ năm 1972, qua các Hội nghị toàn cầu về môi trƣờng,về môi trƣờng và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trƣờng S O E. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó.

Năm 1979, hai nhà khoa học Canada (Anthony và David Rapport) đã đƣa ra khung chỉ số hiện trạng (S)- đáp ứng (R). Khung chỉ số của họ dựa trên nghiên cứu về hệ sinh thái. Họ phân biệt: áp lực môi trƣờng (áp lực đối với hệ sinh thái), trạng thái của hệ sinh thái và đáp ứng của hệ thống. Từ những ý tƣởng ban đầu đó, OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) với cách tiếp cận của mình đã xem xét thêm chỉ số Áp lực (P), hình thành nên mô hình P S R (1991); Trong đó: Áp lực là tất và hoạt động của con ngƣời và các loài hoặc từ môi trƣờng, hiện trạng là nồng độ các chất và phân phối các loài, Đáp ứng là phản ứng của xã hội đối với hiện trạng .

Hình 1. 2. Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề môi trƣờng

Mô hình PSR đã đƣợc UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu thập kỷ 90. Nhiều báo cáo tình trạng môi trƣờng và các bộ chỉ thị môi trƣờng của nhiều nƣớc và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy. Do các xử lý thống kê môi trƣờng không chỉ sử dụng các dữ liệu về áp lực, hiện trạng, đáp ứng nên OECD đã phát triển từ PSR thành DPSIR (năm 1994) - một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trƣờng, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này đƣợc chia thành 5 hợp phần:

Áp lực

Nguồn lực

Thông tin Thông tin

ÁP LỰC

Các hoạt động và tác động của con ngƣời :

Năng lƣợng GTVT Nông nghiệp Ngƣ nghiệp Hoạt động khác HIỆN TRẠNG Hiện trạng hoặc tình trạng của môi trƣờng: Không khí Nƣớc Tài nguyên đất Đa dạng sinh học Khu dân cƣ Văn hóa, cảnh quan

ĐÁP ỨNG

Các đáp ứng thể chế và xã hội:

Luật pháp Công cụ kinh tế Công nghệ mới

Thay đổi cách sống của cộng đồng Ràng buộc quốc tế Các hoạt động khác Các đáp ứng xã hội (Các quyết định, hànhđộng) Các đáp ứng xã hội (Các quyết định, hành động )

Hình 1. 3. Sơ đồ mô hình DPSIR

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lƣợng môi trƣờng vùng (DRIVER indicators): Các động lực này thƣờng là một số yếu tố đặc trƣng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng nhƣ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng nhƣ cở sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện…

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp lực thƣờng cung cấp các thông tin định tính và định lƣợng về nƣớc thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lƣợng phân bón thuốc trừ sâu đƣợc sử dụng, sản lƣợng đánh bắt cá, lƣợng khách

RESPONSE Ứng phó IMPACT Tác động STATE Hiện trạng PRESSURE Áp lực DRIVER Động lực chi phối

du lich hàng năm,… Rõ ràng là cƣờng độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hƣớng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng (STATE indicators). Các thông số hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng giúp cung cấp thông tin định tính và định lƣợng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trƣờng vùng (đất, nƣớc, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lƣợng môi trƣờng bị suy giảm dần và ảnh hƣởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trƣờng và xã hội (RESPONSE indicators). Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trƣờng. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản theo hình sau:

S S – R P – S – R P – S – I – R D – P – S – I – R

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƢỚC HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI - THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỈ THỊ MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10600727 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)