CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƢỚC HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI - THỪA THIÊN HUẾ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Hình 2. 1. Khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lý
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách cố đô Huế khoảng 7km về phía Đông Bắc, ở toạ độ địa lý từ 16°14’ đến 16°42’ vĩ độ Bắc và từ 107°22’ đến 107°57’ kinh độ Đông, là một la-gun ven bờ nhiệt đới gồm 4 vực nƣớc nối liền nhau từ Bắc vào Nam là: Phá Tam Giang, tiếp đến là 2 đầm: Đầm Sam - Chuồn, gọi tắt là đầm Sam và đầm Thuỷ Tú - Hà Trung, gọi tắt là đầm Thủy Tú và cuối cùng, là đầm Cầu Hai rộng lớn với diện tích hơn 10.000 ha.
Đầm phá Tam Giang - cầu Hai dài tới 68km, với diện tích mặt nƣớc gần 22.000ha, là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, nằm trên lãnh thổ của 33 xã thuộc huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc) và thuộc thị xã Hƣơng Trà.
b. Địa chất khu vực và trầm tích nền đáy
Hệ đầm phá phát triển trên nền kiến trúc Hecxinit có bề dày Holocen có thể đạt 50-60m, nhƣng nhiều chỗ trầm tích Pleixtocen lộ gần bề mặt. Hệ đầm phá hình thành và phát triển trong thời gian Holocen. Phá Tam Giang phát triển theo cơ chế của một lagun thực thụ. Khu cửa sông Hƣơng phát triển cấu trúc châu thổ nhƣ một hệ phụ. Đầm Thủy Tú phát triển kế thừa trên lòng sông cổ. Đầm Cầu Hai phát triển kế thừa trên nền võng hạ kiến tạo rất trẻ. Sự phân dịch theo chiều dọc cấu trúc tạo nên sự khác biệt sâu sắc các yếu tố tự nhiên và HST. Sự phân bố trầm tích đáy đƣợc phân biệt theo 5 tiểu khu vực phản ánh tƣơng tác sông biển.
1. Tiểu khu Ô Lâu-Truồi-Cống Quan đặc trƣng bột lớn và bùn bột nhỏ xám đen giàu mùn bã hữu cơ.
2. Tiểu khu đầm Sam là cát hạt nhỏ, bột lớn xám đen.
3. Tiểu khu cửa lagun Tƣ Hiền, Thuận An cát màu vàng lẫn vỏ sinh vật.
4. Tiểu khu Tam Giang-Thủy Tú và các bãi ngập triều ven đầm Cầu Hai trầm tích mịn dần theo chiều sâu, màu nâu vàng, xám nâu.
5. Tiểu khu Cầu Hai bùn bột nhỏ xám xanh.
Các tiểu khu 1 và 2 đặc trƣng cho môi trƣờng châu thổ; tiểu khu 3 - môi trƣờng lạch cửa; tiểu khu 4 - môi trƣờng kênh triều, bãi triều lagun; tiểu khu 5 - môi trƣờng hồ lagun.
Về địa hóa trầm tích, hầu hết đầm phá có giá trị Fe3+
/Fe2+< 1, phổ biến 0,3 - 0,7 thể hiện môi trƣờng khử vừa, không xuất hiện khí H2S trong trầm tích. Mức độ khử cao hơn cả ở khu đầm Thủy Tú-Cầu Hai. Ở Tam Giang, hai rìa bờ yếm khí, ở trục giữa có dòng chảy thoáng khí hơn, tỷ số Fe3+ /Fe2+ trên 1,6; thấp nhất là Thủy Tú 0,38. Ởcác cửa sông đổ vào đầm phá, lƣợng Fe2+, Mn2+ luôn thấp và tỷ số Fe3+/Fe2+luôn cao hơn, thƣờng 0,74-0,83 ở cửa sông Hƣơng, Ô Lâu, Truồi, ở trục lạch có nƣớc chảy tỷ lệ Fe3+/Fe2+luôn trên 1.
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai hình thành và phát triển trong thời gian Holocen muộn, cách đây khoảng 4.000-6.000 năm là la-gun ven bờ đã phát triển qua giai đoạn trẻ, hiện đang
phát triên ở giai đoạn trưởng thành và nếu phân loại dựa vào nguyên tắc hình thái - động lực,
đầm phá này thuộc kiểu gần kín (nearly closed lagoon).
Tổng diện tích lƣu vực các sông đổ vào đầm phá gần 4.000 km2, modun dòng chảy bình quân năm trên 50l/s.km2. Tổng lƣợng chảy vào lagun khoảng trên 6km3/năm. Modun đỉnh lũ thuộc loại cao nhất nƣớc ta 2.370-7.000l/s.km2. Có 3 con sông chính đổ vào đầm phá là Ô Lâu, Hƣơng, Đại Giang, Sông Bồ là một nhánh quan trọng của sông Hƣơng và sông Truồi là một nhánh của Đại Giang.
Chế độ hải văn ven bờ phía ngoài đầm phá khá phức tạp. Thủy triều cửa Thuận An bán nhật, biên độ rất nhỏ, chỉ 35-50 cm. Khu cửa Tƣ Hiền triều bán nhật không đều biên độ 55- 110cm. Sóng triều truyền từ phía nam lên bắc, dòng triều lên 0,5-0,7 nút, dòng triều xuống 1-2 nút. Tốc độ dòng sóng có thể trên 50cm/s. Về mùa đông sóng hƣớng đông ƣu thế, tần suất 67%, độ cao phổ biến là 0,5-1,5m. Về mùa hè sóng thịnh hành hƣớng đông nam, tần suất 36%, độ cao phổ biến 0,3-0,5m sóng bão đạt 3- 4m.
Mực nƣớc trong đầm phá biến đổi rõ theo không gian, thời gian. Về mùa cạn mực nƣớc đầm phá luôn thấp hơn đỉnh triều 25-35cm ở đầm Cầu Hai; 5-15cm ở Tam Giang. Mùa lũ, ngƣợc lại, mực nƣớc đầm phá luôn cao hơn mực nƣớc biển 70cm ở Cầu Hai. Biên độ triều đầm phá nhỏ hơn ở biển và ở sông, tại Tam Giang 30-50cm, Cầu Hai 10-20cm. Dao động mực nƣớc năm lớn nhất đạt 70cm ở Tam Giang, 100cm ở Cầu Hai.
Sóng trong đầm phá không lớn và do gió tạo lên, độ cao thƣờng 5-15cm, khi gió mạnh và bão đạt 30-50cm. Dòng chảy trong đầm phá yếu, nhƣng phức tạp phụ thuộc vào dòng chảy triều, gió, sóng. Theo mô hình số trị Vonsinghe trong điều kiện bình thƣờng hoàn lƣu rất yếu và do dòng gió quyết định. Khi có mƣa lũ, dòng chảy lũ tăng đột ngột. Vào mùa khô, dòng tại cửa Thuận An và Tƣ Hiền đạt 50-60cm/s và giảm dần vào phía trong. Dòng chảy ổn định trong đầm phá chỉ 2-8cm/s, ở cửa sông Hƣơng 40-45cm/s. Tốc độ dòng gió 2-10cm/s với tốc độ gió 5cm/s và hình thành lên các hoàn lƣu cục bộ cùng hoặc ngƣợc chiều kim đồng hồ tùy theo hƣớng gió thổi.
Do trao đổi nƣớc yếu, các yếu tố thủy hóa phân dị rất rõ theo không gian thẳng đứng, dọc đầm phá. Chế độ khí hậu khắc nghiệt và cấu trúc hệ tạo ra những biến động lớn các yếu tố thủy hóa theo mùa.
Độ mặn trong đầm phá dao động 1-33‰, mùa mƣa trung bình dƣới 10‰, mùa khô trung bình là 20‰, tính phân tầng độ mặn lớn chƣa từng gặp ở ven bờ Việt Nam trong mực nƣớc chỉ sâu 1-2m, mạnh nhất ở Tam Giang và cửa sông Hƣơng. Về mùa khô tại Tam Giang trung bình độ mặn tầng mặt 9,6‰, tầng đáy 22,9‰, chênh lệch 13‰. Ở cửa Thuận chênh lệch độ mặn tầng mặt và đáy 8,4‰. Ở phía nam Thủy Tú và phần Cầu Hai giáp Thủy Tú còn xảy ra hiện
tƣợng phân tầng ngƣợc, kéo dài 5-7giờ/ngày, độ mặn tầng mặt có thể lớn hơn tầng đáy 4,4‰. Hiện tƣợng phân tầng thuận và nghịch còn thể hiện ở tất cả các yếu tố thủy hoá. Biến đổi độ mặn theo pha triều ngày đêm rất lớn, biên độ 20-27,7‰, ở cửa Thuận An 5,5-5,9‰. Ở Tam Giang 1-2‰, ở Vinh Xuân (Thủy Tú) theo mùa.
Độ pH biến đổi tƣơng đồng theo độ mặn khoảng 7,2-7,8 và tăng dần về phía nam về mùa khô. Về mùa mƣa, pH hạ thấp xuống 5,75 (Ô Lâu), 6,4 (Hƣơng, Đại Giang) trong khi Tƣ Hiền đạt 7,9. Độ pH phân tầng mạnh hơn về mùa mƣa (mặt 6,3/₫áy 7,2 ở Thuận An).
Lƣợng oxy hòa tan trung bình mùa khô 4-4,5ml/l và biến đổi mạnh, mùa mƣa 5-6ml/l và phân bố khá đồng đều. Hàm lƣợng oxy hòa tan tầng mặt cao hơn tầng đáy khoảng 0,5ml/l.
Độ đục có quan hệ đến dinh dƣỡng, độ chiếu sáng vực nƣớc và sự bồi lắng đầm phá. Độ đục dao động trong khoảng 20-100ppm (phần triệu). Trong đó vùng nƣớc cửa Thuận An, sông Hƣơng cao hơn cả 50-100ppm. Phân bố độ đục tầng mặt cao hơn tầng đáy, độ đục chủ yếu ảnh hƣởng của nƣớc sông. Vùng nƣớc đầm Cầu Hai trong hơn cả, độ đục thƣờng chỉ 20 - 50 ppm và có xu hƣớng tầng đáy cao hơn tầng mặt.
d. Khí hậu
Tổng lƣợng bức xạ năm 120-140 Kcal/cm2, cực đại tháng V, cực tiểu tháng XII, cân bằng 70-80 Kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,50C, biên độ năm đạt 100C. Các tháng nóng nhất là VI, VII, VIII (trên 290C), các tháng lạnh nhất XII, I, II (18-210C). Lƣợng mƣa 2.500-3.000mm/năm, tập trung vào tháng IX, X, XI. Mùa mƣa từ tháng VIII đến tháng I năm sau. Độ ẩm không khí 83,5%, mùa ẩm tháng IX - tháng IV năm sau, mùa khô tháng V - tháng VIII. Gió hƣớng đông 56% tốc độ ƣu thế 1-7m/s. Mùa đông thƣờng hƣớng tây và tây bắc, mùa hè hƣớng đông và tây nam. Bão vào các tháng VII- tháng XI, tập trung vào tháng VIII, IX. Mỗi năm có 1 - 4 cơn bão ảnh hƣởng, 0,5-1 cơn/năm trực tiếp, có năm không có bão. Bão gây mƣa lớn, gió mạnh. Gió bão đạt 40m/s. Mƣa bão kéo dài có thể đến 2 - 3 ngày đạt tới 260mm. Nƣớc dâng trong bão có thể đạt trên 2m.
d. Tài nguyên thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Với diện tích trên 22.000 ha mặt nƣớc, trải dài qua 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang và Phú Lộc) của tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai đƣợc mệnh danh là “Biển cạn” là vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, có hệ sinh thái đa dạng phong phú, nơi sinh tồn của hàng ngàn loài sinh thủy có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu điều tra gần đây của ngành chức năng: vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguồn gen cao nhất so với các đầm phá ở Việt Nam, gồm 921 loài thuộc 444 chi, giống và 340 họ. Trong đó
có 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lƣợng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cƣ và 36 loại chim bản địa; chim nƣớc, tập trung ở các vùng cửa sông Ô Lâu, Đại Giang (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai)
Phá Tam Giang - Cầu Hai không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của ngƣời dân hai bên đầm phá từ bao đời nay mà còn là chiếm vị trí quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh đó,tài nguyên du lịch vẫn là một thế mạnh của HST đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, kết hợp nhiều loại hình nhƣ: Du lịch ngắm bình minh và hoàng hôn trên đầm phá; Du lịch khám phá tìm hiểu các loài thuỷ hải sản, các loài chim trên đầm phá; Du lịch chuyên đề tìm hiểu về các loài động thực vật phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học tập; Du lịch tìm hiểu đời sống của dân cƣ và hoạt động làng nghề; Du lịch tắm nắng, nghỉ biển và thể thao trên mặt nƣớc; Du lịch xe đạp địa hình trên cồn cát; Du lịch tham quan các di tích lịch sử, liên kết các tour du lịch Cố đô Huế, Vịnh Lăng Cô, VQG Bạch Mã… Ngoài ra, để hoàn thiện và đáp ứng cho một điểm đến của du lịch sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cần thiết phải đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái, phát triển các cơ sở lƣu trú và dịch vụ du lịch sinh thái; phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Ngoài giá trị to lớn về môi trƣờng sinh thái của tiểu vùng khí hậu là chiếc máy điều hòa khí hậu” khổng lồ, góp phần chống xâm nhập mặn. Tuy nhiên, trƣớc sức ép của con ngƣời lên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, hiện nay đang bị ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm do các chất thải dẫn đến có sự thay đổi về chất lƣợng nƣớc. Đời sống của các hộ dân này gắn liền với khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn tài nguyên trong đầm phá hoặc ven phá, lƣợng rác thải sinh hoạt của cƣ dân vùng đầm phá đang ngày một nhiều lên, trong đó có những chất thải rất khó phân hủy bao ni lông, bịch nhựa có thể tồn tại hàng chục năm, phong trào nuôi tôm sú ven bờ và nuôi cá lồng đã mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân Thừa Thiên Huế nhƣng nếu không quản lý theo quy hoạch, không có các hình thức nuôi phù hợp thì cũng sẽ gây ô nhiễm. Mặt khác, cƣ dân sống xung quanh khu vực đầm phá đa phần là nghèo, họ đánh bắt theo thói quen, mục đích kiếm đƣợc càng nhiều càng tốt. Khi không đƣợc hƣớng dẫn triệt để hay đƣợc tiếp cận những phƣơng pháp đánh bắt mới hiệu quả hơn, đánh bắt không đi đôi với bảo vệ tài nguyên sẽ đe doạ trực tiếp đến đời sống của họ.
2.1.2. Đặc điểm về dân số và kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm Dân số
Hiện nay, dân cƣ vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc 33 xã của 5 huyện. Theo số liệu thống kê 2015, dân số của Tỉnh TTH năm 2014 là 1.131,8 nghìn ngƣời, trong đó khu vực ven đầm phá TG-CH có 591.482 ngƣời, chiếm khoảng 36% tổng dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 2,6%, cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh là 1,18%. Với mật độ dân số ở khu vực này ngày càng tăng cao kéo theo nhiều vấn đề gây tác động đến môi trƣờng.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/T.Ƣ của Ban Chấp hành Trung ƣơng Ðảng và Chƣơng trình hành động của Chính phủ về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế ban hành Nghị quyết về Chƣơng trình hành động phát triển kinh tế biển và đầm phá đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng Ðảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực phấn đấu, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về biển và đầm phá để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế toàn vùng tăng trƣởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Lĩnh vực du lịch đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển thành ngành kinh tế chủ lực của vùng. Hình thành các tour du lịch trên đầm phá... phát triển dịch vụ du lịch biển. Thủy sản có bƣớc phát triển khá, gắn nâng cao hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; bảo đảm ổn định diện tích lúa nƣớc. Chăn nuôi đƣợc phát triển theo mô hình gia trại, trang trại. Ðã trồng hơn 730 ha rừng, năm 2012 - 2015 đã trồng mới 1.400 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá. Ƣu tiên xây mới, nâng cấp các công trình thủy lợi đê điều, giải quyết tốt sản xuất, dân sinh. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội cho vùng biển và đầm phá từ năm 2007 - 2011 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng vốn đầu tƣ của toàn tỉnh. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Nhất là đã hoàn thành chƣơng trình tái định cƣ dân thủy điện, vùng đầm phá, dân vạn đò sông Hƣơng. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng từng bƣớc đƣợc cải thiện, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên. Lồng ghép các nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng
đầm phá; tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển, đƣa Quảng Ðiền trở thành điểm nông thôn mới đầu tiên trong vùng đầm phá.
Phát huy lợi thế của vùng đầm phá để vƣơn ra biển, gắn kết đất liền với đại dƣơng. Năm 2011, khối lƣợng hàng hóa qua cảng Chân Mây, cảng Thuận An đạt 1.790 nghìn tấn; số lƣợng khách du lịch đạt 35.000 lƣợt khách, tăng 7,8 lần. Ðã có 32 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 35.474 tỷ đồng (2,22 tỷ USD) vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Một số dự án có quy mô