B. NỘI DUNG
2.2.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
a. Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Thừa Thiên - Huế có vùng bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha mặt nƣớc. Trong vùng có 5 cửa biển, trong đó có 2 cảng biển bao gồm cảng nƣớc sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Đây là vùng có vị trí chiến lƣợc trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; có tiềm năng thế mạnh trong xây dựng kinh tế biển và đầm phá. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế trong vùng là tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay, có hơn 51.000 ngƣời dân sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Vùng đầm phá này không chỉ bị nạn khai thác tận diệt đe dọa, nó còn bị phong trào nuôi tôm lấn chiếm. Qua 10 năm, việc nuôi tôm hạ triều và nuôi chắn sáo của ngƣời dân đã lấn 10% diện tích đầm phá với khoảng 3.000 ha, và qua mỗi mùa vụ tôm, phá
Tam Giang phải hứng chịu hàng triệu m3
nƣớc thải. Đã có lần tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến một phƣơng án táo bạo là thay nƣớc ở vùng phá Tam Giang bằng cách xả nƣớc ở hồ Truồi bởi tình trạng ô nhiễm do việc nuôi tôm của ngƣời dân gây ra đã đến mức báo động.
Nếu nhƣ trƣớc năm 1975, sản lƣợng đánh bắt thuỷ sản trên các đầm phá đạt khoảng 4500 tấn/năm, hiện do bị khai thác ồ ạt và môi trƣờng suy thoái, nếu sản lƣợng chỉ còn khoảng 2.000 – 2.500 tấn/năm, giảm đi khoảng 40%, với khoảng 1.500 tấn cỏ biển. Đồng thời, chất lƣợng sản phẩm cũng giảm do kích thƣớc cá thể nhỏ hơn. Số lƣợng một số đối tƣợng nhƣ tôm bạc, bống thệ giảm đáng kể, một số loài nhƣ Chình Mun, cá Cháy có nguy cơ biến mất do cả nguyên nhân tự nhiên và con ngƣời. Năng suất đánh bắt trên đầm phá cũng giảm.
b. Giao thông – vận tải
Đầm phá đƣợc sử dụng có hiệu quả cho giao thông thuỷ và các bến cá và là nơi neo đậu tránh bão cho tầu thuyền. Đầm phá hỗ trợ cho cuộc sống cộng đồng cƣ dân đông đúc, sửa chữa, chế biến, buôn bán và dịch vụ nghề cá. Các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc có đến 3267 tàu thuyền đánh cá biển và 3928 thuyền đánh cá trong đầm phá với tổng số 12300 lao động nghề cá. c. Dịch vụ - du lịch
Đầm phá Tam Giang-Cầu Hai phấn đấu đến năm 2020 trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng và trở thành khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nƣớc nói chung. Là hệ đầm phá lớn nhất ĐNA với những giá trị về sinh thái tự nhiên, nhân văn đặc sắc có tiềm năng lớn cho phát triểm du lịch, trong thời gian qua dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng, khám phá đất ngập nƣớc và kết nối các bãi biển đã có nhiều phát triển, có nhiều tour du lịch đƣợc đƣa vào hệ đầm phá TG-CH nhƣ Chƣơng trình du lịch (một ngày) sóng nƣớc Tam Giang; (hai ngày) Tam Giang kỳ thú; (ba ngày) dấu ấn Tam Giang, Thuận An biển gọi,chợ nổi Phá Tam Giang…, là cầu nối các tour du lịch ở các vùng lân cận.