CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
2.1.2. Đặc điểm về dân số và kinh tế-xã hội
a. Đặc điểm Dân số
Hiện nay, dân cƣ vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc 33 xã của 5 huyện. Theo số liệu thống kê 2015, dân số của Tỉnh TTH năm 2014 là 1.131,8 nghìn ngƣời, trong đó khu vực ven đầm phá TG-CH có 591.482 ngƣời, chiếm khoảng 36% tổng dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 2,6%, cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh là 1,18%. Với mật độ dân số ở khu vực này ngày càng tăng cao kéo theo nhiều vấn đề gây tác động đến môi trƣờng.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/T.Ƣ của Ban Chấp hành Trung ƣơng Ðảng và Chƣơng trình hành động của Chính phủ về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế ban hành Nghị quyết về Chƣơng trình hành động phát triển kinh tế biển và đầm phá đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng Ðảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực phấn đấu, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về biển và đầm phá để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế toàn vùng tăng trƣởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Lĩnh vực du lịch đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển thành ngành kinh tế chủ lực của vùng. Hình thành các tour du lịch trên đầm phá... phát triển dịch vụ du lịch biển. Thủy sản có bƣớc phát triển khá, gắn nâng cao hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững, từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; bảo đảm ổn định diện tích lúa nƣớc. Chăn nuôi đƣợc phát triển theo mô hình gia trại, trang trại. Ðã trồng hơn 730 ha rừng, năm 2012 - 2015 đã trồng mới 1.400 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá. Ƣu tiên xây mới, nâng cấp các công trình thủy lợi đê điều, giải quyết tốt sản xuất, dân sinh. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội cho vùng biển và đầm phá từ năm 2007 - 2011 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng vốn đầu tƣ của toàn tỉnh. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Nhất là đã hoàn thành chƣơng trình tái định cƣ dân thủy điện, vùng đầm phá, dân vạn đò sông Hƣơng. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng từng bƣớc đƣợc cải thiện, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên. Lồng ghép các nguồn lực để phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng
đầm phá; tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển, đƣa Quảng Ðiền trở thành điểm nông thôn mới đầu tiên trong vùng đầm phá.
Phát huy lợi thế của vùng đầm phá để vƣơn ra biển, gắn kết đất liền với đại dƣơng. Năm 2011, khối lƣợng hàng hóa qua cảng Chân Mây, cảng Thuận An đạt 1.790 nghìn tấn; số lƣợng khách du lịch đạt 35.000 lƣợt khách, tăng 7,8 lần. Ðã có 32 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 35.474 tỷ đồng (2,22 tỷ USD) vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Một số dự án có quy mô lớn nằm sát biển trên vùng đầm phá phát huy hiệu quả nhƣ: dự án Laguna, dự án hạ tầng khu công nghiệp, Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây.
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Vùng ven biển và đầm phá là thế mạnh về du lịch của Thừa Thiên - Huế, nhƣng hạ tầng vẫn còn yếu và chƣa đồng bộ; công tác xúc tiến, quảng bá còn hạn chế, do đó lƣợng khách tham gia các tour lịch đầm phá chiếm tỷ lệ thấp. Huy động mọi nguồn lực, nhất là tranh thủ nguồn lực từ Trung ƣơng, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn hạn chế. Hệ thống giao thông, thủy lợi, nƣớc sinh hoạt... vẫn chƣa đáp ứng đời sống của một bộ phận nhân dân vùng đầm phá vẫn còn khó khăn.