Động lực
- Sự gia tăng dân số - Đô thị hóa - Nông nghiệp - Công nghiệp - Du lịch và dịch vụ - GTVT
- Biến đổi khí hậu
Áp lực
- Sử dụng nƣớc cho nông nghiệp, tiêu dùng và công nghiệp - Thải các chất thải ô nhiểm - Xây dựng đập, cầu, cống - Xói mòn
- Khai thác nguồn lợi thủy sản
Đáp ứng
-Hành động giảm thiểu
- Các chính sách môi trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu của quốc gia về môi trƣờng (VD: các tiêu chuẩn, các tiêu chí nhằm điều tiết áp lực)
-Các chính sách đốivới ngành (các giới hạn và kiểm soát sự tăng trƣởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động này gây ra)
-Nhận thức môi trƣờng
- Chính sách xóa đói, giảm nghèo cụ thể -Quản lýtổng hợp các thủy vực
Tác động
- Tính đa dạng sinh học - Hệ sinh thái đất ngập nƣớc, rừng ngập mặn - Tài nguyên thiên nhiên, thủy sản nƣớc ngọt, đất nông nghiệp bị ô nhiễm và mặn hóa
- Con ngƣời ô nhiễm nƣớc uống, bệnh tật do ô nhiễm nƣớc, giảm thu nhập và dinh dƣỡng từ đánh bắt thủy sản, hoạt động nông nghiệp, tái định cƣ, lũ lụt. Hiện trạng môi trƣờng - Trữ lƣợng nƣớc và dòng chảy - Ngập úng, lũ lụt - Lƣu chuyển trầm tích, lắng đọng bùn - Chất lƣợng nƣớc - Các chất gây bệnh - Phú dƣỡng, bùng phát tảo - Tính đa dạng thảm thực vật, động vật, phù du, tảo, cá - Xâm thực mặn nƣớc sông và nƣớc ngầm
3.2.1. Phân tích một số yếu tố động lực chủ yếu chi phối đến môi trường nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bằng mô hình DPSIR Tam Giang – Cầu Hai bằng mô hình DPSIR
Vùng nghiên cứu có dân cƣ rất đông đúc. Ngoài hoạt động sản xuất truyền thống là nông nghiệp, có hai lĩnh vực mới đang phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng là đánh bắt cá-nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. Dựa vào các đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội chủ yếu của vùng, ta chọn các động lực chi phối (DRIVER) quan trọng nhất cho vùng nghiên cứu bao gồm:
- Gia tăng dân số và đô thị hoá; - Nông nghiệp;
- Công nghiệp;
- Đánh bắt cá và Nuôi trồng thuỷ sản; - Du lịch và dịch vụ
- Biến đổi khí hậu - Gia tăng mực nƣớc biển.
Động lực chi phối cuối cùng đƣợc chọn là nguy cơ gia tăng mực nƣớc biển, bởi vì trong các điều kiện tự nhiên chi phối toàn bộ hệ đầm phá thì “gia tăng mực nƣớc biển” có ảnh hƣởng nhiều nhất, cả về mặt hình thái, thuỷ văn, sinh thái cũng nhƣ sự ổn định của các cộng đồng dân cƣ trong vùng mà từ trƣớc tới nay, việc nghiên cứu vấn đề này ở vùng bờ biển TT-Huế vẫn rất hạn chế.
Từng động lực chi phối sẽ đƣợc phân tích theo chuỗi các bƣớc của mô hình DPSIR. Cụ thể là: Động lực chi phối => Áp lực => Hiện trạng => Tác động => Ứng phó.
a. Gia tăng dân số và đô thị hóa
Sự gia tăng dân số tập trung cũng nhƣ sự đô thị hóa ở vùng ven bờ biển tạo ra áp lực cho môi trƣờng nƣớc hệ đầm phá TG-CH. Sự gia tăng về dân số đã kéo theo gia tăng các chất thải, đặc biệt là nƣớc thải gây tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng nƣớc. Sau đây là sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối gia tăng dân số, đô thị hóa của khu vực hệ đầm phá TG- CH.