1.1.3 .Ý nghĩa và nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
2.3. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối vớ
2.3.3. Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với phát triển xã
xã hội, văn hóa
Thứ nhất, việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đã tác động tới cơ cấu xã hội. Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009, quy mô dân số Tây Nguyên là 5.115.135 người, với đầy đủ 54/54 dân tộc. Tổng diện tích là 5,469 triệu ha (chiếm 16,5% diện tích tự nhiên cả nước). Dân cư tập trung đông nhất ở ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng và thưa hơn ở Đắk Nông và Kon Tum. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất (99 người/km2) so với mật độ 268 người/km2 trung bình của cả nước.
Một nguyên nhân làm thay đổi dân số của Tây Nguyên là do thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo nên người dân di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp tương đối lớn. Mật độ dân số thấp là một trong những nhân tố thu hút các luồng di cư đến Tây Nguyên qua nhiều thập kỷ qua.Từ sau 1975 đến
44http://www.vietrade.gov.vn/ Trần Việt Hùng, phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
nay, Tây Nguyên là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động dân cư lớn nhất cả nước, chủ yếu do tăng tự nhiên và tăng cơ học thông qua di dân. Năm 1976, dân số Tây Nguyên chỉ là 1,23 triệu người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 69,7% dân số. Năm 1993, quy mô dân số ở khu vực này tăng lên 2,37 triệu người, gồm 35 dân tộc (chiếm 44,2% dân số của vùng). Mười năm sau, dân số Tây Nguyên tăng lên 4,67 triệu người, với 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc chỉ chiếm 25,3% dân số. Trong 25 năm qua, dân số Tây Nguyên tăng gấp 1,54 lần, trong khi dân số cả nước tăng 1,2 lần. Năm 2013, nếu tính cả số dân di biến động thì quy mô dân số Tây Nguyên có khoảng 5,5-6 triệu người. Mức tăng bình quân của dân số thời kỳ 1979-1989 là 5,2%/năm, thời kỳ 1989-1999 là 5,1%/năm, và thời kỳ 1999- 2009 là 2,3%/năm45
.
Xóa đói giảm nghèo dẫn đến thay đổi về số lượng các thành phần của cơ cấu xã hội, cơ cấu của các dân tộc trong tổng dân số tây Nguyên.
Bảng 2.3 Tháp dân số dân tộc Kinh và các dân tộc khác ở Tây Nguyên, 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009.
Có thể nhận thấy Tây Nguyên hiện nay vẫn là địa bàn cư trú của một dân số tương đối trẻ hiện nay. Dân số dưới 15 tuổi chiếm tỷ trọng hơn 35% ở khu vực này, tương tự với tỷ trọng dân số Việt Nam vào những năm đầu đổi mới. Cấu trúc dân số trẻ vừa là do mức sinh tương đối cao ở Tây Nguyên, đồng thời là hệ quả trực tiếp của di dân lên Tây Nguyên trong mấy chục năm qua (tổng cục thống kê, 2011). Tuy tụt hậu về phát triển kinh tế so với mặt bằng chung cả nước, song trong 10 năm qua cơ cấu dân số theo nhóm tuổi vẫn cho thấy sự thay đổi tích cực theo quy luật quá độ dân số. Tỷ trọng dân số trẻ em dưới 15 tuổi giảm xuống, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng lên, đồng thời tỷ trọng dân số già (trên 65 tuổi) cũng tăng.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum có cơ cấu dân số trẻ nhất, kế đến là Gia Lai, Đắc Nông, và cuối cùng là Lâm Đồng và Đắc Lắc. Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ trong cơ cấu dân số dân tộc Kinh và các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Đồ thị tháp dân số cho thấy trong khi người Kinh tại đây đã bước vào giai đoạn sinh đẻ ít thì cơ cấu dân số của đồng bào dân tộc vẫn ở giai đoạn đầu của quá độ dân số với mức sinh cao và cơ cấu dân số còn khá trẻ. Cùng với Đông Nam bộ, Tây Nguyên là khu vực tiếp nhận nhiều nhất các luồng di cư đến từ các địa phương khác. Biến động di dân đến Tây Nguyên diễn ra mạnh mẽ theo thời gian. Theo kết quả của tổng cục thống kê qua các năm từ 1996 – 2009 ta thấy, trong giai đoạn 1996-2000, quá trình nhập cư lớn diễn ra tại khu vực này với quy mô 170-180 ngàn người/năm. Vào những năm 2001-2002, di dân giảm xuống mức 80-90 ngàn người/năm. Nhưng đến năm 2003, di dân lại tăng đột biến, với mức tăng trên 160 ngàn người/năm. Rồi tiếp đó, năm 2004 số người di cư tăng chậm (84 ngàn người) nhưng đến năm 2005 lại tăng 110 ngàn người. Từ đó đến nay, tăng dân số cơ học diễn ra với sự có mặt của đồng bào dân tộc đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là đặc trưng cần chú ý trước yêu cầu quản lý, giám sát và ổn định dân cư ở Tây Nguyên. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 cho thấy số người di cư (từ 5 tuổi trở lên) đến Tây Nguyên trong giai đoạn 5 năm trước thời điểm điều tra là trên 198.000 người. Tuy nhiên đây chỉ là những con số khiêm tốn gắn
với loại hình di cư lâu dài. Nếu tính cả di dân tự do và lao động di cư mùa vụ nông nghiệp (chăm sóc, thu hoạch cà phê…), quy mô di dân lớn hơn nhiều.
Đặc điểm dân cư của Tây Nguyên hiện nay là: tỷ trọng người dân tộc thiểu số bản địa trong dân số khá thấp so với trước đây chiếm không quá 25% dân số Tây Nguyên. Cộng đồng người Kinh, hầu hết di dân lên Tây Nguyên dưới nhiều hình thức trong các thời kỳ khác nhau. Hiện nay người Kinh chiếm 64,7% dân số toàn vùng. Cộng đồng dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do đến Tây Nguyên trong những năm gần đây, chiếm gần 10% dân số Tây Nguyên46.
Xóa đói giảm nghèo dẫn tới thay đổi trong chất lượng các tầng lớp dân cư. Khi nghèo đói được đẩy lùi người dân quan tâm chăm lo tới việc học hành, đào tạo nghề cho bản thân và gia đình mình. Điều kiện sống của người dân được cải thiện khi mà nỗi lo về cái ăn, cái mặc không quá cấp bách, người dân quan tâm tới sức khỏe của mình. Thập niên đầu của thế kỷ XXI di dân đến Tây Nguyên được thực hiện chủ yếu theo các dự án phát triển. Chính sách di dân được điều chỉnh và sửa đổi nhằm phản ánh sát hơn quy luật di dân khách quan, đồng thời giảm bớt sự bao cấp trực tiếp của nhà nước, tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực này. Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng nơi đến, đảm bảo an ninh lương thực, y tế, giáo dục, môi trường, gắn chính sách di dân với chính sách giảm nghèo, phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác chuẩn bị trước khi người dân chuyển đến, đảm bảo tính chủ động của địa phương và vùng dự án trong tiếp nhận dân. Các mô hình di dân xen ghép được thử nghiệm, khuyến khích đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào di cư ở Tây Nguyên cùng nhau phát triển. Các vùng chuyên canh cà phê, cao su, tiêu, mía đường, dâu tằm,… được hình thành đã và đang thu hút lao động đến từ các vùng miền trên cả nước, dưới hình thức di cư mùa vụ cũng như lâu dài. Mặc dù các giải pháp chính sách trên đã góp phần hạn chế tình trạng di cư tự do quy mô lớn đến Tây Nguyên trong hơn 10 năm qua, song các luồng di cư của đồng bào dân tộc từ các vùng đặc biệt khó khăn ở các tỉnh phía Bắc đến
Tây Nguyên vẫn tiếp diễn. Sự gia tăng dân số và di dân ở Tây Nguyên góp phần hình thành và phát triển các khu vực trung tâm, hoặc các điểm dân cư mới. Công tác di dân góp phần giãn dân, giảm sức ép việc làm. Nhu cầu đất canh tác ở các tỉnh đồng bằng đất chật, người đông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của người dân vùng kinh tế mới, vùng định canh định cư, vùng dự án và khu vực biên giới trở nên ổn định, đất đai được phân bổ quản lý đã góp phần củng cố trật tự xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Xóa đói giảm nghèo giúp người dân Tây Nguyên cải thiện cuộc cống của mình. Nghèo đói được đẩy lùi tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu xã hội của vùng. Nhờ phát triển kinh tế, nâng cao năng suất người dân mới thoát nghèo. Khi nâng cao năng suất lao động thì sức lao động của con người giảm đi nên số lượng người tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do con người biết áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ đó cơ cấu lao động trong các ngành sẽ có sự thay đổi. Nếu trước kia tỉ lệ người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu thì nay lực lượng lao động chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Người lao động chuyển dần từ người nông dân sang lam công nhân, trí thức, cán bộ… Tỷ lệ người di dân có việc làm qua kết quả phân tích là khá cao qua kết quả khảo sát, chiếm khoảng 96%, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh du cư nay đã có việc làm ổn định; cơ cấu việc làm đã có sự thay đổi quan trọng, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình, lao động làm trong ngành trồng cây công nghiệp và lâm sản tăng lên 6,5 lần, kinh doanh dịch vụ tăng 3 lần so với trước. Nhìn chung, đời sống của các hộ gia đình di dân được ổn định và có phần được cải thiện. Số hộ có mức sống trung bình tăng lên sau khi di cư. Người dân được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, nước sạch, vay vốn,…) và văn hoá (truyền hình) so với trước.Việc xóa đói giảm nghèo giúp cho cơ cấu xã hội của Tây Nguyên hoàn thiện, nó như là một chỉnh thể, cơ sở xã hội của các tổ chức chính trị, xã hội.
Tây Nguyên cần được phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế và đặc thù của khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể kỳ vọng vào sự phát
triển bền vững của Tây Nguyên từ góc độ dân số và di dân. Sự phát triển của Tây Nguyên gắn liền với sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, tiêu, điều,… trong đó, lao động di cư có vai trò quan trọng. Đời sống của người dân nhìn chung được cải thiện. Đại đa số người di cư hài lòng với quyết định di chuyển và yên tâm làm ăn, sinh sống lâu dài. Với tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai và điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí tạo việc làm thấp, nên vấn đề giải quyết việc làm đối với Tây Nguyên không phải là bài toán lớn. Tuy nhiên, cần có chiến lược nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực, song song với việc bảo vệ môi trường ở khu vực này. Các chính sách cần được xem xét, cân nhắc kỹ với các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo lộ trình, phù hợp với đặc thù phát triển của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Thứ hai, các chính sách xóa đói giảm nghèo giúp vùng giải quyết các vấn đề xã hội. Tây Nguyên là vùng đất có vai trò và vị trí kinh tế, xã hội, chính trị hết sức quan trọng, có những nét đặc thù về địa lý, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng (đa thần), con người… Do vậy, Tây Nguyên luôn luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu, mà của toàn xã hội. Nhờ có việc thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo nhiều vấn đề xã hội ở Tây Nguyên đã được giải quyết tốt đem lại những kết quả tích cực.
Xóa đói giảm nghèo đã giúp người dân Tây Nguyên giải quyết được vấn đề việc làm nâng cao thu nhập. Tốc độ tăng trưởng bình quân chung vùng Tây nguyên giai đoạn 2007-2011, đạt 13.4% (cao nhất tỉnh Kon Tum 14.81%, thấp nhất Đăk Lăk:12.42%), thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) 23,27 triệu đồng/người/năm (thu nhập cao nhất tỉnh Lâm Đồng: 25.5 triệu/người/năm, thấp nhất tỉnh Kon Tum: 17.76 triệu/người/năm)47
. Việc đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp, mô hình có hiệu quả như: phát triển cao su tiểu điền, tăng cường khuyến nông, đưa giống, cây trồng, vật nuôi năng suất cao vào sản xuất tại các buôn làng; giao đất, giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng; đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn,
làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã từng bước được cải thiện. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, bà con tích cực trong lao động sản xuất, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật... thu nhập bình quân đầu người DTTS ngày càng cao (giá thực tế): 9.78 triệu/người/năm (cao nhất tỉnh Đăk Lăk 15.28 triệu đồng, thấp nhất Đăk Nông 6.06 triệu)48
Tây Nguyên có sự hiện diện của Công giáo, Tin lành, Phật giáo Cao Đài và một số lượng nhỏ các tôn giáo khác. Hiện nay có khoảng gần 40% dân số Tây Nguyên đang theo các tôn giáo khác nhau, đông nhất là Công giáo, sau đó đến Phật giáo, Tin lành và cuối cùng là Đạo Cao Đài. Đạo Baha’I, Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo thì số lượng tín đồ không đáng kể. Có điểm đáng lưu ý là, số lượng tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên là 410.578, chiếm hơn 40% tín đồ Tin lành của cả nước; trong số này thì có 387.140 tín đồ là người dân tộc thiểu số, chiếm 94%. Trong tổng số 2.764 buôn làng ở Tây Nguyên thì có tới 1.450 buôn làng theo Đạo Tin lành, tức là chiếm khoảng 50%. Toàn vùng Tây Nguyên hiện nay có khoảng 1.851.875 tín đồ các tôn giáo49. Tây Nguyên là một vùng đất có những đặc thù về địa lý, dân tộc, chính trị, văn hóa,… nhưng nếu xét trên lĩnh vực xã hội, chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu của xã hội Tây Nguyên hiện nay như sau: một là, đói nghèo, bất bình đẳng về đời sống và phân hóa giàu nghèo. Hai là, cơ cấu dân tộc phức tạp, biến động lớn. Ba là, vấn đề tôn giáo và an ninh chính trị phức tạp. Bốn là, tổ chức xã hội phức tạp, biến đổi. Năm là, vấn đề đất đai phức tạp.Tôn giáo có ảnh hướng khá lớn tới xã hội Tây Nguyên. Nó góp phần làm thay đổi nếp sống, tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số. Khi tôn giáo truyền vào Tây Nguyên đã góp phần biến tâm lý con người Tây Nguyên (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) từ tự ti, khép kín trở nên hòa nhập hơn, cởi mở hơn, tự tin hơn. Ngay cả những thói quen sinh hoạt
48 Theo báo cáo số 1045/BC-BNN-KTHT của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 29/3/2013 49 Theo Chu Văn Tuấn, vấn đề tôn giáo trong phát triển bền vững Tây Nguyên, thuộc chương trình Tây Nguyên 3 (Mã số TN3/X06)
hàng ngày cũng dần dần thay đổi theo hướng khoa học hơn, vệ sinh hơn, tiến bộ hơn. Một điều khác nữa, những người theo Đạo Công giáo, Tin lành được giáo dục, dạy bảo về những tri thức khoa học cơ bản, giúp cho người dân tộc thiểu số nâng cao trình độ nhận thức. Hình thành nên cộng đồng dân tộc - tôn giáo, tộc người - tôn giáo. Tôn giáo truyền vào Tây Nguyên đã phá vỡ kết cấu truyền thống đó. Nghĩa là, xuất hiện những cộng đồng cùng theo một tôn giáo, bên cạnh mối quan hệ về dân tộc và huyết thống như trước đây thì bây giờ có thêm mối quan hệ tôn giáo. Điều đó, một mặt mở rộng kết cấu xã hội truyền thống, tăng cường các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với cộng đồng, giữa các nhóm cộng đồng với nhau. Thực tế ở Tây Nguyên từ khi có Tôn giáo truyền vào, nhất là Công giáo và Tin lành thì đã xuất hiện việc thành lập các buôn làng mới của những người cùng theo một tôn giáo. Mỗi dân tộc theo một hoặc một vài tôn giáo khác nhau nên chính sách tộc đang ngày càng được