Kết quả khảo sát qua bảng hỏi

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG mô HÌNH học tập BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG dạy học PHẦN BASIC IELTS 1 CHO SINH VIÊN THEO CHƢƠNG TRÌNH đào tạo CHẤT LƢỢNG CAO năm THỨ NHẤT TRƢỜNG đại học THƢƠNG mại (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.Kết quả khảo sát qua bảng hỏi

Để điều tra thực trạng về điều kiện trang thiết bị, đánh giá tính khả thi và hiệu quả áp dụng mô hình học tập kết hợp, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát qua bảng hỏi.

Basic IELTS 1 là học phần được giảng dạy cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao nên các em cũng có sự đầu tư nhất định về các thiết bị điện tử

phục vụ cho việc học trực tuyến. Thông qua cuộc khảo sát sử dụng phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu thu được những kết quả thống kê sau:

2.3.1. Về việc sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn của sinh viên:

Hình 2. Tỉ lệ SV sở hữu máy tính cá nhân, máy tính để bàn

Hình 2 cho thấy 100% SV sở hữu máy tính cá nhân và máy tính để bàn với tỉ lệ lần lượt là 76% và 24%, điều này rất thuận tiện cho việc dạy học có sử dụng thiết bị máy tính.

2.3.2. Về cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên

Hình 3. Cơ hội sử dụng mạng Internet

76% 24%

0%

Máy tính cá nhân Máy tính để bàn Không có

60% 32%

4% 4% 0%

Truy cập mạng Internet

24/24 Ngay khi cần Vào thời gian nhất định Đi nhờ/ ra quán café Rất khó có cơ hội

Hình 3 cho thấy 92% sinh viên không gặp khó khăn khi muốn sử dụng mạng Internet, với tỉ lệ SV luôn thường trực có kết nối mạng là 60%.

Như vậy, qua những thống kê về việc sở hữu máy tính cũng như cơ hội sử dụng mạng, nhóm tác giả nhận thấy những yêu cầu cơ bản để áp dụng mô hình học tập kết hợp đã được đáp ứng.

2.3.3. Về một số lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:

Hình 4. Lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên

Với thang đo từ 1 đến 5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần của mô hình học tập kết hợp, kết quả thống kê hình 4 cho thấy sự đánh giá rất cao của sinh viên đối với mô hình học tập này. Về tổng thể những chức năng của hệ thống học tập kết hợp đều được đánh giá ở mức độ cao. Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >4.4) liên quan đến việc dễ dàng xem lại bài giảng, tạo áp lực học tập thường xuyên và nâng cao kết quả học tập. Mô hình học tập này cũng giúp sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và phát huy cao tính chủ động học tập (4.16 điểm trung bình). Tuy nhiên, sinh viên chưa tận dụng tốt mô hình này để làm kênh trao đổi với giáo viên và các bạn cùng lớp (với mức điểm trung bình lần lượt là 3.6 và 3). Nguồn tài nguyên tham khảo được sinh viên đánh giá là chưa nhiều về mặt số lượng, điều này hoàn toàn có thể được giải thích do thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế.

4.16 4.72 3.96 3.6 3 4.16 4.44 3.68 4.72 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Phát huy tính chủ động Tạo áp lực học tập thường xuyên Tạo hứng thú học tập Kênh thông tin trao đổi với giáo viên Kênh thông tin trao đổi với bạn cùng lớp Làm bài tập mọi lúc mọi nơi Nâng cao kết quả học tập Nhiều tài liệu tham khảo Dễ dàng xem lại bài

2.3.4. Về một số lợi ích khác của mô hình học tập kết hợp đối với tổ chức đào tạo nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:

Hình 5. Một số lợi ích khác của mô hình đào tạo kết hợp nói chung

Với thang đo 1 - 5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần, ý kiến của sinh viên đánh giá mô hình học tập kết hợp có mức lợi ích đều lớn hơn 3.6. Sự thuận tiện trong quản lý tình hình học tập được sinh viên đánh giá cao nhất (4.6/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình thức học tập kết hợp. Tài liệu tham khảo cũng như các bài luyện tập, bài kiểm tra được sắp xếp rất logic, được phân vào các mục rất rõ ràng và được sinh viên đánh giá rất cao ở mức 4.5 điểm trung bình. Hơn thế nữa, mô hình này giúp sinh viên cũng như giáo viên đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn (4.1/5) và hiệu quả truyền đạt kiến thức được đánh giá thấp nhất ở mức 3.6 điểm.

2.3.5. Về nhu cầu và mức độ hài lòng của SV đối với mô hình BL

100% các em sinh viên đồng ý về việc nên áp dụng mô hình học tập kết hợp này và mức độ hài lòng của các em được thể hiện trong hình dưới đây:

4.6 4.5 4.1 3.6

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Thuận tiện trong quản lý tình hình học tập của sinh viên

Việc sắp xếp tài liệu một cách khoa học, dễ theo dõi Thuận tiện trong việc đánh giá kết quả Hiệu quả truyền đạt kiến thức

Hình 6. Mức độ hài lòng của sinh viên với mô hình BL

Hình 6 cho thấy mức độ hài lòng và rất hài lòng của sinh viên với mô hình BL là rất cao (96%) và chỉ có 4% cảm thấy „bình thường‟ và không sinh viên nào không hài lòng với mô hình học tập này. Từ đó, nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực và nhu cầu áp dụng mô hình học tập BL là rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6. Về mức độ tiến bộ các kỹ năng của SV sau khi học tập theo mô hình BL, nhóm tác giả thu được kết quả sau:

Hình 7. Mức độ tiến bộ của các kỹ năng của SV

0% 0% 4%

32%

64%

Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng nhiều mặt Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

2.88 3.84 3.08 4.16 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Hình 7 cho thấy sinh viên tự đánh giá họ có tiến bộ vượt bậc trong kỹ năng viết và nói (với giá trị trung bình lần lượt là 4.16 và 3.84). Điều này có thể lý giải do viết và nói là hai kỹ năng sản sinh (productive skills) - học sinh học và luyện tập đều vì mục đích có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể trách khỏi. SV sẽ học được nhiều hơn qua các lỗi sai. Chính vì vậy, sau khi sinh viên nộp bài viết và nói đều nhận được những phản hồi riêng và chung mang tính xây dựng từ giáo viên giúp các em nhận ra những lỗi sai để sửa đổi và hoàn thiện bài tốt hơn. Kỹ năng đọc và viết theo sinh viên tự cảm nhận chưa có nhiều sự tiến bộ bằng.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG mô HÌNH học tập BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG dạy học PHẦN BASIC IELTS 1 CHO SINH VIÊN THEO CHƢƠNG TRÌNH đào tạo CHẤT LƢỢNG CAO năm THỨ NHẤT TRƢỜNG đại học THƢƠNG mại (Trang 43 - 48)