Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và năm 2017 huyện Thạch

4.3.6. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và năm 2017 được xây dựng từ kết quả giải đoán ảnh vệ tinh. Ảnh sau khi giải đoán được biên tập theo quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Từ kết quả phân loại ảnh độc lập qua hai thời kỳ sau khi thực hiện phương pháp lọc để loại bỏ các pixel rời rạc sẽ được chuyển đổi sang định dạng vectơ, đồng thời sử dụng phần mềm ArcGIS để tiến hành biên tập bản đồ và thống kê diện tích các loại đất. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.8. Thống kê diện tích các loại đất năm 2014 và 2017 theo kết quả giải đoán ảnh vệ tinh

STT Loại đất Năm 2014 Năm 2017 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 55.921,72 100,00 55.921,72 100,00 1 Đất trồng lúa 6.308,11 11,28 6.300,27 11,27 2 Đất trồng cây hàng năm khác 7.019,23 12,55 6.964,87 12,45 3 Đất trồng cây lâu năm 4.301,29 7,69 4.308,88 7,71 4 Đất lâm nghiệp 29.801,77 53,29 29.786,01 53,26 5 Đất mặt nước 1.754,68 3,14 1.768,60 3,16 6 Đất xây dựng 6.736,64 12,05 6.793,09 12,15

Qua bảng trên cho thấy, năm 2014 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 55.921,72 ha, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất là 29.801,77 ha, chiếm 53,29% tổng diện tích tự nhiên của huyện; và đất mặt nước có diện tích nhỏ nhất là 1.754,68 ha, chiếm 3,14% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn huyện chủ yếu là đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp (đất xây dựng) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 12,05%.

Năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của huyện không thay đổi, trong cơ cấu sử dụng đất diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm đa số 49.128,63 ha bằng 87,85% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, diện tích đất lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 53,26 % và đất mặt nước chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 3,16% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; diện tích đất phi nông nghiệp (đất xây dựng) vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ 12,05% (6.793,09 ha),

Ngoài ra, diện tích, cơ cấu các loại đất còn lại được thể hiện chi tiết trong bảng 4.8. Sở dĩ, diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ diện tích do Thạch Thành là huyện miền núi, thuần nông nên diện tích đất lâm nghiệp và đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác là chủ yếu.

Kết quả thống kê diện tích các loại đất từ kết quả giải đoán ảnh được so sánh với diện tích thống kê đất đai để xác định sự chênh lệch về diện tích.

Bảng 4.9. So sánh diện tích kết quả giải đoán với diện tích thống kê năm 2014

STT Loại đất Diện tích theo giải đoán (ha) Diện tích theo thống kê (ha) Chênh lệch ha % Tổng diện tích 55.921,72 55.921,72 - - 1 Đất trồng lúa 6.308,11 6.276,90 31,21 0,50 2 Đất trồng cây hàng năm khác 7.019,23 6.978,75 40,48 0,58 3 Đất trồng cây lâu năm 4.301,29 4.353,60 -52,31 -1,20 4 Đất lâm nghiệp 29.801,77 29.719,30 82,47 0,28 5 Đất mặt nước 1.754,68 1.763,20 -8,52 -0,48 6 Đất xây dựng 6.736,64 6.829,97 -93,33 -1,37

Qua bảng trên cho thấy có sự chênh lệch giữa diện tích theo kết quả giải đoán và diện tích theo thống kê, đất xây dựng có diện tích giảm lớn nhất là 93,33 ha, đất trồng lúa tăng 31,21 ha so với thống kê, đất trồng cây hàng năm khác tăng 40,48 ha. Đất lâm nghiệp tăng 82,47 ha.

Để giải thích nguyên nhân sự chênh lệch giữa kết quả giải đoán ảnh và diện tích thống kê năm 2014, tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia tham khảo ý kiến của các cán bộ địa chính các xã, thị trấn cùng chuyên viên chuyên quản của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành và so sánh bản đồ hiện trạng từ kết quả giải đoán ảnh với bản đồ Kết quả điều tra kiểm kê năm 2014. Có thể giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch này là do khi sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán các đường nhỏ, các ranh giới sử dụng đất, các mương nhỏ khó thể phân định rõ ràng, các ngôi nhà, địa vật và công trình độc lập có thể rất nhỏ so với diện tích đất rừng, đất trồng lúa hoặc đất trồng cây hàng năm khác xung quanh vì vậy chúng được gộp thành các loại đất đồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp. Vì thế diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất lâm nghiệp thì tăng lên còn diện tích đất xây dựng thì giảm đi. Diện tích đất cây lâu năm giảm 52,31 ha, do các vườn cây lâu năm nằm xen kẽ trong đất ở nên cũng được gộp thành các loại đất khác giống như đất xây dựng.

Bảng 4.10. So sánh diện tích kết quả giải đoán với diện tích thống kê năm 2017 STT Loại đất STT Loại đất Diện tích theo giải đoán (ha) Diện tích theo thống kê (ha) Chênh lệch ha % Tổng diện tích 55.921,72 55.921,72 - - 1 Đất trồng lúa 6.300,27 6.272,31 27,96 0,45 2 Đất trồng cây hàng năm khác 6.964,87 6.936,50 28,37 0,41 3 Đất trồng cây lâu năm 4.308,88 4.340,13 -31,25 -0,72 4 Đất lâm nghiệp 29.786,01 29.732,49 53,52 0,18 5 Đất mặt nước 1.768,60 1.773,03 -4,43 -0,25 6 Đất xây dựng 6.793,09 6.867,26 -74,17 -1,08

Qua bảng trên cho thấy có sự chênh lệch giữa diện tích theo kết quả giải đoán và diện tích theo thống kê, đất xây dựng có diện tích giảm lớn nhất là 74,17 ha, đất trồng lúa tăng 27,96 ha so với thống kê, đất trồng cây hàng năm khác tăng 28,37 ha. Đất lâm nghiệp tăng 53,52 ha.

Để giải thích nguyên nhân của sự chênh lệch này, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra thực địa tại một số vị trí và tham khảo ý kiến của các cán bộ địa chính xã, thị trấn cùng chuyên viên chuyên quản của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành. Có thể giải thích sự chênh lệch này là do khi sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán các đường nhỏ, các ranh giới sử dụng đất, các mương nhỏ khó thể phân định rõ ràng, các ngôi nhà, địa vật và công trình độc lập có thể rất nhỏ so với diện tích đất rừng, đất trồng lúa hoặc đất trồng cây hàng năm khác xung quanh vì vậy chúng được gộp thành các loại đất đồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp. Vì thế diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất lâm nghiệp thì tăng lên còn diện tích đất xây dựng thì giảm đi. Diện tích đất cây lâu năm giảm 31,25 ha, do các vườn cây lâu năm nằm xen kẽ trong đất ở nên cũng được gộp thành các loại đất khác giống như đất xây dựng.

Qua bảng 4.9 và 4.10 cho thấy chênh lệch diện tích giữa kết quả giải đoán và kết quả thống kê đất đai của năm 2017 thấp hơn năm 2014. Điều này là do thời điểm chụp ảnh gần với thời điểm đi khảo sát thực địa hơn nên độ chính xác cao hơn.

4.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH THÀNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)