Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và 2017 Huyện Thạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 46)

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thu thập số liệu: Giai đoạn 2014 - 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

- Vật liệu nghiên cứu: Ảnh vệ tinh Landsat 8 năm 2014 và năm 2017.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội. - Đánh giá chung.

3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.4.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và 2017 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

a. Hiệu chỉnh hình học

Đầu tiên là công đoạn chuyển ảnh từ các khuôn dạng khác nhau về cùng một khuôn dạng để tiến hành các bước tiếp theo. Thông thường dữ liệu viễn thám được lưu dưới ba dạng cơ bản:

- Dạng BSQ: Các kênh được ghi nối tiếp nhau

- Dạng BIP: ghi lần lượt liên tiếp các pixel của các kênh - Dạng BIL: ghi lần lượt liên tiếp các dòng của các kênh.

Thực chất của việc hiệu chỉnh hình học là đưa ảnh về hệ tọa độ quy chiếu cần thành lập bản đồ đồng thời loại bỏ các sai số hình học, sai số do chênh cao địa hình …

b. Tăng cường chất lượng ảnh

Mục đích của việc này là nhằm tăng tính dễ đọc và tạo ra ảnh có chất lượng tốt hơn. Sau khi tăng cường các đối tượng trên ảnh có độ tương phản cao hơn.

c. Giải đoán ảnh và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và năm 2017

- Lựa chọn phần mềm ứng dụng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu. Phần mềm được sử dụng phải thỏa mãn được các yêu cầu như: xử lý với độ chính xác cao và dễ sử dụng, được ứng dụng rộng rãi, số liệu thu thập được sau khi xử lý có tính khả thi cao và dễ dàng liên kết được với các phần mềm khác.

- Ảnh sau khi được giải đoán và được biên tập lại theo các quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013 thu được bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

d. Đánh giá độ chính xác của bản đồ

Nội dung đánh giá độ chính xác của bản đồ sản phẩm sau khi giải đoán ảnh vệ tinh đa thời gian là kiểm tra đối soát ngoài thực địa về các loại hình sử dụng đất. Bản đồ thu được có đặc điểm phản ánh trung thực bề mặt trái đất tại thời điểm bay chụp. Công việc này thường được tiến hành với sự hỗ trợ của các cán bộ địa phương cấp huyện, cấp xã và GPS cầm tay, đánh giá độ chính xác của các điểm đại diện cho cả bản đồ, sau đó đánh giá độ chính xác của toàn bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động sử dụng đất huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)