Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
3.4.4.1. Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất tỷ lệ 1:25 000
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại 02 thời điểm 2014, 2017 sau khi được biên tập, chuẩn hóa sẽ được chồng ghép để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất huyện Thạch Thành giai đoạn 2014 - 2017, đồng thời tìm ra sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện.
3.4.4.2. Đánh giá biến động sử dụng đất
Từ kết quả tính toán, thống kê mức độ biến động sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017 và bản đồ biến động sử dụng đất đưa ra các phân tích, đánh giá về mức độ biến động của các loại đất, một số nguyên nhân và xu hướng biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập ảnh vệ tinh của khu vực nghiên cứu tại 02 thời điểm.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội như:
+ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện năm 2016, 2017; + Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thành giai đoạn 2011 - 2020; …
- Thu thập các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý sử dụng đất như:
+ Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Thạch Thành;
+ Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) huyện Thạch Thành;
+ Thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện; …
- Thu thập các loại bản đồ như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, …
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2014, thống kê đất đai năm 2017 huyện Thạch Thành.
3.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng GPS thu thập các 100 điểm mẫu thực địa hỗ trợ quá trình giải đoán ảnh và đánh giá độ chính xác bản đồ sau giải đoán.
3.5.3. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và đánh giá độ chính ảnh phân loại phân loại
Sử dụng phần mềm ENVI để thực hiện giải đoán ảnh: - Nắn chỉnh hình học ảnh:
+ Nắn chỉnh ảnh năm 2014 về hệ tọa độ WGS 84 theo phương pháp nắn ảnh theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Nắn chỉnh hình học ảnh năm 2017 về ảnh 2014.
- Tăng cường chất lượng ảnh: Dùng phần mềm ENVI để xử lý, tăng cường chất lượng ảnh, làm nổi bật hình ảnh cho dễ đọc, dễ nhận biết nội dung trên ảnh hơn so với ảnh gốc. Có thể dung phương pháp biến đổi cấp độ xám, biến đổi
histogram, tổ hợp màu chuyển đổi màu giữa hai hệ RGB và HIS nhằm phục vụ việc giải đoán ảnh bằng mắt.
- Giải đoán ảnh vệ tinh: Dùng phần mềm để giải đoán ảnh bằng phương pháp xử lý ảnh số.
- Xây dựng mẫu tệp chuẩn các loại hình sử dụng đất và giải đoán ảnh vệ tinh theo phương pháp số.
Để đánh giá độ chính xác của ảnh phân loại ta sử dụng hệ số kappa (κ) để đánh giá.
Hệ số Kappa được tính theo công thức:
Trong đó:
N: Tổng số điểm lấy mẫu
r: Số loại hình sử dụng đất phân loại
xii: Số điểm đúng của loại hình sử dụng đất thứ i
xi+: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i của mẫu x+i: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i sau phân loại
3.5.4. Phƣơng pháp phân tích không gian của GIS
Sau khi xử lý ảnh vệ tinh, sử dụng phần mềm ArcGIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Dùng các chức năng phân tích không gian của phần mềm ArcGIS chồng ghép bản đồ để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất.
3.5.5. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm, các thuật toán để thu được số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu, sau đó tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý từ 20003'05” đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” kinh độ Đông.
Hình 4.1. Vị trí huyện Thạch Thành trong địa phận tỉnh Thanh Hóa
Tổng diện tích tự nhiên 55.921,72 ha, với 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 26 xã và 02 thị trấn). Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình. - Phía Nam giáp huyện Cẩm Thủy, huyện Vĩnh Lộc. - Phía Đông giáp huyện Hà Trung.
Trung tâm huyện là thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 45, cách thị xã công nghiệp Bỉm Sơn 32 km về phía Bắc và cách khu công nghiệp Vân Du 07 km về phía Tây Nam.
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi qua gồm: Đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã phía Bắc của huyện dài 13,3 km; Quốc lộ 45 chạy qua trung tâm huyện và 06 xã dài 20,5 km; các tuyến tỉnh lộ 516, 516B, 522, 523 là huyết mạch giao thông giúp huyện có điều kiện giao lưu văn hóa và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thạch Thành là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều. Tổng quan địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 200 m đến 40m so với mặt nước biển (nơi cao nhất là 825 m thuộc xã Thạch Lâm, thấp nhất là 15 m thuộc xã Thành Hưng).
Địa bàn huyện có sông Bưởi chảy qua, chia huyện thành 02 vùng: vùng tả sông Bưởi gồm 16 xã và vùng hữu sông Bưởi có 10 xã.
4.1.1.3. Khí hậu
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hóa có các đặc trưng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa):
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C - 8.5000C. Biên độ năm từ 10o
C - 120C; biên độ ngày từ 70
C - 90C. Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 01 là 15,50
C - 16,50C, có nơi xuống dưới 150C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm, nhiệt độ trung bình tháng 7 chỉ từ 270
C - 280C. - Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 mm - 1.900 mm, vụ mùa chiếm khoảng 86% - 89%. Tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoàng 300 mm); tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (10 mm - 12 mm).
- Gió: Vận tốc gió trung bình từ 10 m/s - 15 m/s. Hướng gió chủ yếu là hướng Tây Bắc, Đông Bắc vào mùa Đông và hướng Đông Nam vào mùa Hạ. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ yếu (thường từ tháng 5 đến tháng 7).
Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoát, rét đậm và sương muối.
4.1.1.4. Thủy văn
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sông Bưởi, có các đặc trưng chủ yếu sau:
- Thời gian lũ từ tháng 7 - tháng 10, trong đó hai tháng có dòng chảy lớn là tháng 9 và tháng 8.
- Các sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh co uống khúc, mùa mưa lượng nước dâng nhanh cùng lúc đổ về sông Bưởi nên thường tạo lũ quét.
Nguồn nước có các hồ đập lớn như hồ Bỉnh Công (xã Thành Minh), đập Đồng Ngư (xã Thành An), đập Tây Trác (xã Thành Lông), hồ Đồng Sung (xã Thành Kim), … tạo nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
- Nguồn nước ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nước ngầm xuống thập nên đất đai thường khô hạn.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 16,47% , trong đó: Tốc độ tăng trưởng của ngành Nông lâm thuỷ sản là: 4,61%, Công nghiệp xây dựng: 21,75%, Dịch vụ: 17,77%. Giá trị sản xuất (giá so sánh) năm 2017 ước đạt 6.055,84 tỷ, Nông lâm thuỷ sản ước đạt 1.261,26 tỷ đồng, Công nghiệp xây dựng ước đạt 2.791,87 tỷ đồng, Dịch vụ ước đạt 2.002,71 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế ước đạt (theo giá trị sản xuất hiện hành): - Nông lâm thuỷ sản: 24,37 %
- Công nghiệp xây dựng 44,91% - Dịch vụ: 30,72%
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,2 triệu đồng/người/năm - Tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 54.623,0 tấn.
- Diện tích Mía các loại 6.078 ha (trong đó mía nguyên liệu 5.671 ha), năng suất ước đạt 63,6 tấn/ha, sản lượng mía dự kiến đạt 386.360 tấn .
- Tổng diện tích Cao su 4.139 ha. Tổng sản lượng mủ khô ước thực hiện 1.564 tấn.
- Chăn nuôi:
+ Tổng đàn trâu, bò đạt: 27.509 con; + Tổng đàn lợn đạt : 34.521 con; + Tổng đàn gia cầm đạt: 35.338 con.
- Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản đạt bình quân hàng năm đạt 20.784 triệu đồng, tăng 9,3%/năm. Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp có bước phát triển cả về số lượng và quy mô, đến nay toàn huyện có 438 trang tại, trong đó có nhiều trang trại hoạt động hiệu quả.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm đạt 1.326.961 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hành năm 14,4%
- Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ bình quân hàng năm tăng 21,3%
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm bình quân vượt 74,5% so với dự tóan tỉnh giao
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số: Năm 2017 dân số toàn huyện là 141.492 người, mật độ dân số 253 người/km2. Phân theo giới tính nam là 29.826 người, nữ là 71.666 người; dân số thành thị là 6.947 người, nông thôn là 134.545 người.
Huyện có 2 dân tộc sinh sống đó là người Kinh và người Mường. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,71%.
4.1.2.3. Lao động, việc làm và thu nhập
b. Lao động, việc làm:
Số người trong độ tuổi lao động là 92.306 người, chiếm 67,74% dân số toàn huyện. Số lao động đang làm việc trong các ngành là 87.893 người, chiếm 96,29%; trong đó ngành Nông - Lâm - Thủy sản là 74.465 người; ngành Công nghiệp - Xây dựng là 3.817 người; ngành dịch vụ là 9.611 người. Số lao động nhà nước là 3.428 người, chiếm 3,71%. Số lao động được đào tạo đạt 30%. Hàng năm giải quyết việc làm cho gần 2.700 lao động, số lao động xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 53 người.
Lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở các cơ quan nhà nước và các ngành phi nông nghiệp; lao động trong Nông - Lâm nghiệp chưa được quan tâm đào tạo đúng mức.
c. Thu nhập, đời sống:
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,2 triệu đồng/người/năm.
- Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 60.113 tấn; lương thực bình quân đạt đạt 429 kg/người/năm.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
- Thực trạng phát triển đô thị:
Đô thị và xu thế phát triển đô thị có hướng tích cực, nhằm góp phần tạo đa cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Thị trấn Kim Tân là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa xã hội của huyện, là một trong những trung tâm kinh tế của huyện với các ngành nghề chủ yếu như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Với quy mô diện tích là 149,6 ha, và dân số 4.875 người. Những năm gần đây, thị trấn đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nâng cấp thành đô thị loại IV trình và được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị trấn Kim Tân lên quy mô diện tích là 635,0 ha.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có đô thị Vân Du, khu đô thị Thạch Quảng là đô thị công nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh. Ngoài nhà máy đường mía Việt - Đài, nhà máy xuất khẩu S&H ViNa tại Thành Tâm thì hệ thống các nhà máy công nghiệp, chế biến chưa hình thành và phát triển.
- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn ở tập trung thành các thôn, xóm. Bình quân mỗi xã có 6 - 7 điểm dân cư, phân bố gắn liền với đồng ruộng tiện cho sản xuất. Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư phát triển theo quy hoạch, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi qua gồm: Đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã phía Bắc của huyện dài 13,3 km; Quốc lộ 45 chạy qua trung tâm huyện và các xã phía Nam dài 20,5 km; Quốc lộ 217B; tỉnh lộ, 516, 516B, 523, 523c. Mạng lưới giao thông từng bước được hoàn thiện, các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hoá, các cầu qua sông Bưởi đã được đầu tư xây dựng bê tông hóa. Đường liên xã cơ bản đã rải nhựa (28/28 xã có đường nhựa), 100% số thôn có đường ôtô đến thôn, đường liên thôn được nhựa hoá 79 km, bờ tụng húa 142 km.
Trong các năm qua thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện đó mở rộng một số tuyến đường và nhựa hóa, bê tông hóa những tuyến còn lại. Mở rộng và kiên cố giao thông nội đồng.
Nhìn chung, hệ thống giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành 1 mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn.
- Thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, các công trình thuỷ lợi đầu mối, trạm bơm, hồ đập, kênh mương được làm mới và nâng cấp. Hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố hoá, đảm bảo tưới chủ động cho hầu hết diện tích lúa nước trong huyện, khắc phục được tình trạnh thiếu nước trước đây. Đặc biệt dự án cụm công trình thuỷ lợi tưới với 24 hạng mục và nhiều dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa hồ đập, trạm bơn, kênh mương, cống tưới, tiêu và các công trình thuỷ lợi khác đang phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Các công trình phục vụ phòng chống bão lụt được quan tâm đặc biêt. Hệ thống đê bao xã Thạch Định và đê tả sông Bưởi đã được bê tông hoá đáp ứng kịp thời công tác phòng chống lũ.
4.1.2.6. Giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển cả về quy mô và số lượng. Toàn huyện có 101 trường học và 1238 phòng học (trong đó 04 trường THPT; 29 trường THCS). Hệ thống trường lớp phát triển ở tất cả các cấp học, ngành học. Hệ thống cơ sở vật chất trường học từ mầm non đến PTTH đều được kiên cố hóa đạt 85,9%.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp ngày càng cao; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bố trí hợp lý. Đến nay huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trước thời gian kế hoạch. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được chú trọng, đến nay