Từ kết quả xây dựng bản đồ sử dụng đất huyện Thạch Thành tại thời điểm năm 2014 và 2017, sử dụng các chức công cụ phân tích không gian trong phần
mềm ArcGIS để chồng xếp bản đồ sử dụng đất tại hai thời điểm, kết quả thu được bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017 và các kết quả thống kê.
Bảng 4.11. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017 STT Loại đất Diện tích năm 2017 (ha) Diện tích năm 2014 (ha) Tăng (+), giảm (-) (ha) 1 Đất trồng lúa 6.300,27 6.308,11 -7,84 2 Đất trồng cây hàng năm khác 6.964,87 7.019,23 -54,36 3 Đất trồng cây lâu năm 4.308,88 4.301,29 7,59 4 Đất lâm nghiệp 29.786,01 29.801,77 -15,76 5 Đất mặt nước 1.768,60 1.754,68 13,92 6 Đất xây dựng 6.793,09 6.736,64 56,45
Tổng diện tích 55.921,72 55.921,72
Qua bảng trên có thể thấy đất trồng cây hàng năm khác và đất xây dựng là các nhóm đất có sự biến động nhiều nhất. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 54,36 ha, đất xây dựng tăng 56,45 ha. Điều này cho thấy sự dịch chuyển trong cơ cấu sử dụng đất của huyện Thạch Thành.
Để làm rõ nguyên nhân biến động các loại sử dụng đất trong giai đoạn 2014 - 2017, đề tài tiến hành xây dựng ma trận biến động các loại sử dụng đất tại bảng 4.14.
Bảng 4.12. Ma trận biến động các loại sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2017
Loại đất 2014 Loại đất 2017 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Cộng giảm (ha) Đất trồng lúa (1) 6.238,20 38,20 4,60 11,77 15,34 69,91 Đất trồng cây hàng năm khác (2) 62,07 6.918,38 10,87 4,58 23,33 100,85 Đất trồng cây lâu năm (3) 5,21 4.286,95 9,13 14,34 Đất lâm nghiệp (4) 3,08 6,46 29.786,01 6,22 15,76 Đất mặt nước (5) 1.752,25 2,43 2,43 Đất xây dựng (6) 6.736,64 0,00 Cộng tăng (ha) 62,07 46,49 21,93 0,00 16,35 56,45
Trong bảng trên, cột cộng giảm thể hiện tổng diện tích bị giảm đi trong giai đoạn của các loại đất, cột cộng tăng thể hiện tổng diện tích tăng lên trong giai đoạn của các loại đất, các ô chữ đậm nằm trên đường chéo thể hiện diện tích không thay đổi trong giai đoạn của các loại đất, các ô còn lại thể hiện diện tích biến động của các loại đất.
* Kết quả phân tích nguyên nhân biến động cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2017, diện tích đất trồng lúa thực giảm 7,84 ha, nguyên nhân là do:
+ Diện tích đất trồng lúa giảm 69,91 ha, trong đó:
- Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 38,20 ha, đây chủ yếu là các khu vực trồng lúa một vụ kém hiệu quả, khả năng tưới bị hạn chế nay chuyển đổi sang trồng rau và trồng màu, diện tích này tập trung nhiều nhất ở các xã Thạch Cẩm (9,63 ha), xã Thành Trực (8,56 ha), xã Thành Kim (6,23 ha), xã Thành Yên (6,08 ha), xã Thành Tâm (4,38 ha).
- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 4,60 ha, diện tích này chỉ tập trung tại xã Thành Minh (3,16 ha) và xã Thành Vinh (1,44 ha).
- Chuyển sang đất mặt nước 11,77 ha, đây là các khu vực trồng lúa kém hiệu quả ở địa hình trũng hay bị ngập nay chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, diện tích này tập trung chủ yếu ở các xã Thạch Bình (5,34 ha), xã Thành Hưng (3,02 ha), xã Thành Tân (1,58 ha) và xã Thành Kim (1,83 ha).
- Chuyển sang đất xây dựng 15,34 ha, đây là các khu vực chuyển đổi để thực hiện xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, xây dựng khu dân cư, diện tích này phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tuy nhiên tập trung nhiều nhất tại các xã Thành Trực (3,28 ha), xã Thành Tân (2,19 ha), xã Thạch Quảng (2,01 ha), thị trấn Vân Du (1,68 ha), thị trấn Kim Tân (1,89 ha).
+ Diện tích đất trồng lúa tăng 62,07 ha do chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ đất trồng cây hàng năm theo quy hoạch nông thôn mới, diện tích này tập trung nhiều nhất tại các xã Thạch Bình (14,72 ha), xã Thạch Đồng (11,56), xã Thạch Tượng (10,08 ha), xã Thành Công (8,11 ha), xã Thành Tiến (6,86 ha), xã Thành Vân (5,97 ha).
* Kết quả phân tích nguyên nhân biến động cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm khác bị giảm 54,36 ha, nguyên nhân do:
+ Trong giai đoạn 2014 - 2017 diện tích đất trồng cây hàng năm khác bị giảm 100,85 ha, trong đó:
- Chuyển sang đất trồng lúa 62,07 ha do chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo quy hoạch nông thôn mới, diện tích này tập trung nhiều nhất tại các xã Thạch Bình (14,72 ha), xã Thạch Đồng (11,56), xã Thạch Tượng (10,08 ha), xã Thành Công (8,11 ha), xã Thành Tiến (6,86 ha), xã Thành Vân (5,97 ha).
- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm 10,87 ha, do thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích này tập trung chủ yếu tại các xã Thạch Tân (3,29 ha), xã Thành An (2,88 ha), xã Thành Thọ (2,07 ha), xã Thành Minh (1,25 ha).
- Chuyển sang đất mặt nước 4,58 ha do các khu vực đất trồng rau màu ven sông Bưởi nay bị ngập nước.
- Chuyển sang đất xây dựng 23,33 ha do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh tại các xã Thạch Định (8,34 ha), xã Thạch Sơn (6,79 ha) và chuyển sang đất ở tại các xã trên địa bàn huyện với diện tích 8,20 ha.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 46,49 ha, trong đó:
- Tăng 38,20 ha do chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa theo quy hoạch nông thôn mới, diện tích này phân bố ở tất cả các xã, tuy nhiên tập trung nhiều nhất tại xã Thạch Cẩm (9,63 ha), xã Thành Trực (8,56 ha), xã Thành Kim (6,23 ha), xã Thành Yên (6,08 ha), xã Thành Tâm (4,38 ha).
- Tăng 5,21 ha do chuyển sang từ đất cây lâu năm ở xã Thành Mỹ.
- Tăng 3,08 ha do chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác tại xã Thạch Lâm (1,86 ha) và xã Thành Vân (1,22 ha).
* Diện tích đất trồng cây lâu năm thực giảm 7,59 ha, nguyên nhân do: + Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 5,21 ha (tại xã Thành Mỹ) và chuyển sang đất xây dựng 9,13 ha (thị trấn Vân Du 2,18 ha, xã Thạch Sơn 5,09 ha và xã Thành Thọ 1,86ha)
+ Tăng 4,60 ha do chuyển từ đất trồng lúa, diện tích này chỉ tập trung tại xã Thành Minh (3,16 ha) và xã Thành Vinh (1,44 ha).
+ Tăng 10,87 ha từ đất trồng cây hàng năm khác, do thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích này tập trung chủ yếu tại các xã Thạch Tân (3,29 ha), xã Thành An (2,88 ha), xã Thành Thọ (2,07 ha), xã Thành Minh (1,25 ha).
+ Tăng 6,46 ha do chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang, diện tích này tập trung chủ yếu tại xã Thành Vinh (2,48 ha), xã Thành Thọ (1,67 ha) và xã Thành Tân (1,29 ha).
* Diện tích đất lâm nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2017 thực giảm 15,76 ha do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 3,08 ha, chuyển sang đất trồng cây lâu năm 6,46 ha và chuyển sang đất xây dựng 6,22 ha (tập trung tại xã Thành Long xã Thành Tân, xã Thành Trực do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh).
* Diện tích đất mặt nước tăng 13,92 ha do được chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản 11,77 ha (tập trung chủ yếu ở các xã Thạch Bình 5,34 ha, xã Thành Hưng 3,02 ha, xã Thành Tân 1,58 ha và xã Thành Kim 1,83 ha), đất trồng cây hàng năm khác 4,58 ha (đây là các khu vực đất trồng rau màu ven sông Bưởi nay bị ngập nước). Đồng thời giảm 2,43 ha do chuyển sang đất xây dựng tại xã Thành Trực (1,57 ha) và xã Thành Tân (0,86 ha).
* Diện tích đất xây dựng tăng 56,45 ha do được chuyển đổi từ đất trồng lúa 15,34 ha, đất trồng cây hàng năm 23,33 ha, đất trồng cây lâu năm 9,13 ha, đất lâm nghiệp 6,22 ha và đất mặt nước 2,43 ha. Đất xây dựng tăng chủ yếu do thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án và đấu giá quyển sử dụng đất ở trên hầu hết các xã trên địa bàn huyện.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với hai tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình và cách không xa khu công nghiệp Vân Du. Huyện Thạch Thành có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, xu thế phát triển đô thị có hướng tích cực nhằm góp phần tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm và thực hiện đúng theo quy định như công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã thực hiện 28/28 xã thị trấn, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đang được đẩy mạnh; công tác thống kê, kiểm kê đất đai những năm gần đây được thực hiện đồng bộ theo Luật Đất đai 2013, ... Thạch Thành là huyện miền núi, người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 46.200,88 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 8.221,35 ha và diện tích đất chưa sử dụng chiếm phần nhỏ là 1.509,49 ha.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và năm 2017 được xây dựng bằng ảnh vệ tinh theo phương pháp xác suất cực đại. Sử dụng 100 điểm điều tra thực địa để đánh giá độ chính xác bản đồ cho thấy: bản đồ năm 2014 có độ chính xác đạt 86,00% với chỉ số Kappa tương ứng k = 0,83 và bản đồ năm 2017 có độ chính xác 91,00% với chỉ số Kappa = 0,89. Như vậy ảnh hai thời điểm đều có độ chính xác cao. Khi so sánh diện tích các loại đất theo giải đoán ảnh vệ tinh và theo số liệu thống kê đất đai năm 2017 và kiểm kê đất đai năm 2014 thì sự chênh lệch năm 2017 thấp hơn năm 2014 do thời điểm năm 2017 gần với thời điểm đi khảo sát thực địa hơn nên độ chính xác cao hơn.
4. Bản đồ biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2017 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa được thành lập bằng phương pháp chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất thời điểm năm 2014 và năm 2017 trong GIS. Kết quả phân tích nguyên nhân biến động cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2017 diện tích các loại đất thay đổi như sau: diện tích đất trồng lúa nước giảm 7,84 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 54,36 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng
7,59 ha, diện tích đất lâm nghiệp giảm 15,76 ha, diện tích đất mặt nước tăng 13,92 ha, diện tích đất xây dựng giảm 56,45 so với năm 2014.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Kết quả biến động sử dụng đất huyện Thạch Thành có thể được sử dụng để xây dựng định hướng quản lý sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và thực thi các chính sách liên quan.
- Từ kết quả biến động sử dụng đất của huyện như đã nghiên cứu thấy rằng huyện Thạch Thành đang sử dụng đất tương đối ổn định, tuy nhiên đất trồng lúa vẫn ngày càng bị thu hẹp vì vậy chính quyền địa phương cần có chính sách cụ thể hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo thuyết minh tổng hợp, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015).
2. Lê Thị Giang (2012). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, tr.133.
3. Ngô Thế Ân (2011). Mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất bằng mô hình tác tố (AGENT-BASE), Hội thảo Khoa học Quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vừng. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sỹ quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tr.131.
5. Nguyễn Ngọc Thạch (2005). Cơ sở viễn thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Phạm Văn Cự, Chu Xuân Huy và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2006). Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, 22(4AP). tr. 36-45.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành (2015). Số liệu kiểm kê đất đai năm 2014.
8. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thành (2018). Số liệu thống kê đất đai năm 2017.
9. Trần Thị Băng Tâm (2006). Giáo trình Hệ thống Thông tin địa lý. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Trần Quốc Vinh (2012). Nghiên cứu sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Luận án Tiến sỹ quản lý đất đai. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr.131.
11. Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành (2012). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa. 12. Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành (2016). Kế hoạch sử dụng đất năm 2017
13. Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành (2017). Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
II. Tàı liệu tiếng Anh:
14. Clement Lewsey, Gonzalo Cid, Edward Kruse, John Virdin (2003). "Climate Change Impacts on Land Use Planning and Coastal Infrastructure".
15. Ellis, E. (2010). Land use and land cover change, retrived 6 May 2016, from 16. http://www.eoearth.org/article/Land-use_and_land-cover_change.
17. Eric F. Lambin, Helmut J. Geist, Erika Lepers (2003). "Dynamics of land use and land cover change in tropical regions". Annual Reviews of Environment and Resources.
18. FAO (1997). "Land Cover Classification System (LCCS): Classification Concepts and User Manual ". Soil Resources, Management and Conservation Service. 19. Mohanty, S. (2007). Population Growth and Change in land use in India, IIPS
Mumbai, ENVIS Center, Vol 4.
20. Muller, D. (2004). From Agriculure expansion to intensification: Rural development and determinants of land use change in Central Highlands of Vietnam, Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschbom.
21. Turner, Clark, Kates, Richards, Mathews, Meyer (1990). The Earth as Transformed by Human Action, Cambridge: Cambridge University.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM MẪU PHỤC VỤ XÂY DỰNG TỆP MẪU ẢNH
STT Loại sử dụng đất Địa điểm Tên mẫu Kinh độ Vĩ độ
1 Đất trồng cây lâu năm Xã Ngọc Trạo CLN1 105° 44' 05.6" 20° 05' 10.0" 2 Đất trồng cây lâu năm Xã Thạch Bình CLN2 105° 37' 09.1" 20° 11' 38.9" 3 Đất trồng cây lâu năm Xã Thạch Quảng CLN3 105° 31' 22.8" 20° 18' 40.3" 4 Đất trồng cây lâu năm Xã Thạch Sơn CLN4 105° 35' 25.8" 20° 11' 31.9" 5 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành An CLN5 105° 43' 18.5" 20° 05' 14.1" 6 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Minh CLN6 105° 39' 37.7" 20° 12' 14.7" 7 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Tân CLN7 105° 43' 05.5" 20° 11' 01.4" 8 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Thọ CLN8 105° 44' 33.6" 20° 08' 40.9" 9 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Tiến CLN9 105° 42' 45.6" 20° 06' 22.7" 10 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Trực CLN10 105° 41' 40.4" 20° 11' 47.8" 11 Đất trồng cây lâu năm Xã Thành Vinh CLN11 105° 37' 42.8" 20° 13' 05.8" 12 Đất chưa sử dụng Xã Thạch Định CSD1 105° 39' 17.6" 20° 09' 34.0" 13 Đất chưa sử dụng Xã Thạch Lâm CSD2 105° 31' 12.7" 20° 20' 19.8" 14 Đất chưa sử dụng Xã Thạch Long CSD3 105° 38' 08.2" 20° 06' 12.6" 15 Đất chưa sử dụng Xã Thạch Quảng CSD4 105° 32' 53.8" 20° 17' 06.9" 16 Đất chưa sử dụng Xã Thạch Tượng CSD5 105° 29' 02.8" 20° 18' 01.6" 17 Đất chưa sử dụng Xã Thành Minh CSD6 105° 38' 03.8" 20° 14' 35.8" 18 Đất chưa sử dụng Xã Thành Mỹ CSD7 105° 33' 33.7" 20° 16' 23.8" 19 Đất chưa sử dụng Xã Thành Tiến CSD8 105° 41' 06.4" 20° 07' 55.9" 20 Đất chưa sử dụng Xã Thành Vân CSD9 105° 43' 47.5" 20° 09' 58.4" 21 Đất khu công nghiệp Thị trấn Vân Du DCN1 105° 44' 56.3" 20° 09' 45.2"
STT Loại sử dụng đất Địa điểm Tên mẫu Kinh độ Vĩ độ
22 Đất khu công nghiệp Xã Thành Vân DCN2 105° 43' 21.0" 20° 09' 36.8" 23 Đất công trình xây dựng Thị trấn Kim Tân DCT1 105° 40' 12.4" 20° 08' 35.1" 24 Đất công trình xây dựng Thị trấn Vân Du DCT2 105° 44' 17.2" 20° 08' 03.2"