Chương 1 : DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG UKRAINE
3.1. Các tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
3.1.1. Các tác động, ảnh hưởng đối với Ukraine
Ukraine hiện đang phải chịu cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng đã gây ra vô số thiệt hại to lớn làm suy giảm nghiêm trọng nền kinh tế, bất ổn về chính trị, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, vùng miền và cuộc nội chiến đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng, làm khoảng 6000 người thiệt mạng và hơn 2 triệu người mất nhà cửa. Về kinh tế, các khu vực bị ảnh hưởng tập trung ở miền Đông trong các lĩnh vực sản xuất than cốc, tinh chế dầu mỏ, hóa chất, thép, cơ khí. Hiện do lệnh cấm mua than của miền Đông, Ukraine đã phải nhập khẩu gần 1 triệu tấn than chỉ trong quý I/2017. Ngoài ra, theo Liên hợp quốc, tổng thiệt hại do cơ sở hạ tầng bị tàn phá khoảng 440 triệu USD. Gần 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, hơn 70% doanh nghiệp ngừng hoạt động (đa số là công ty cung cấp than cho các công ty năng lượng và các khu vực khác của Ukraine), đường xe lửa và đường dây điện bị hư hỏng nặng hoặc bị phá hủy. Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thiếu việc làm gây sức ép lên nền kinh tế Ukraine. Ukraine buộc phải tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ các quỹ phúc lợi. Trong báo cáo của chính trị gia, chuyên viên kinh tế, cựu nghị sĩ Verkhovnaya Rada - bà Natalia Vitrenko, vào thời điểm đầu năm 2015, 35% các nhà máy Ukraine đã ngừng sản xuất, 25% doanh nghiệp bị mất thị trường. 10% công ty phá sản. Trong năm 2014, GDP của Ukraine giảm 7%. Sự suy giảm của nền kinh tế Ukraine là phần lớn là do sự phá vỡ các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ truyền thống với Nga. Dự trữ quốc tế của Ukraine năm 2014 giảm 2,7 lần (62,3%) - từ 20.4 tỷ USD vào đầu năm xuống còn 7.5 tỷ. Và đồng tiền quốc gia của Ukraine đã chính thức giảm giá gần như hoàn toàn, từ 8 xuống 16 hryvnia một dolard.
Theo ước tính của chuyên gia kinh tế học người Mỹ Steve Hanke, tỷ lệ lạm phát 35% theo đánh giá của chính quyền Kiev là hoàn toàn không phù hợp với thực trạng kinh tế. Trên thực tế, mức tăng giá ở Ukraine trong năm 2014 lên tới 272%, cao nhất trên thế giới.
Ngày 11/3/2015, IMF đã đồng ý với biện pháp hỗ trợ kinh phí cho chính phủ Ukraine với số tiền là 17,5 tỷ USD trong vòng 4 năm. Ngoài ra, Ukraine trông đợi sự giúp đỡ từ các cơ cấu tài chính quốc tế khác chừng 7,5 tỷ USD. Hiện nay, tổng nợ công của Ukraine lên tới gần 70 tỷ USD, trong đó có 40 tỷ là nợ nước ngoài, riêng của các cơ cấu tư nhân đã rơi vào khoảng 22- 23 tỷ USD. Nền kinh tế Ukraine chỉ tồn tại nhờ những khoản vay nước ngoài.
Hiện nay, cùng với lạm phát là việc tăng giá các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống, giá điện, gas, khí đốt tăng mạnh. Giá khí đốt trung bình dành cho người dân tăng 285%. Giá điện, khí đốt, sưởi ấm và nước nóng cung cấp cho người dân Ukraine bắt đầu tăng từ ngày 01/4/2015. Giá điện có thể tăng khoảng 300 - 400% so với mức năm 2014 tùy thuộc mức tiêu thụ.
Ngoài việc phải bán đất công dùng trong nông nghiệp, thu tiền thuế đóng vào ngân sách Nhà nước, Ukraine đang phải bán dần các công ty nhà nước, các công nghệ quân sự từ thời Liên Xô nhằm kiếm tiền cho nền kinh tế. Ukraine chịu những biện pháp trừng phạt kinh tế từ phía Nga. Nga chính thức chấm dứt FTA với Ukraine và chỉ còn cho nước này hưởng quy chế “tối huệ quốc”, đồng thời khởi kiện chính phủ Ukraine về khoản nợ 3 tỷ USD mua khí đốt của Nga. Theo tính toán, thiệt hại trực tiếp của Ukraine sau khi Nga chấm dứt FTA là vào khoảng 10 tỷ USD, các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu sang Nga đang đứng trước nguy cơ phá sản, ảnh hưởng đến khoảng 750.000 lao động.
Về Chính trị, Ukraine không hề có sự thay đổi đáng kể nào kể từ sau sự kiện Maidan. Vẫn tồn tại tình trạng tham nhũng tràn lan. Khi lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Yanukovich, cái cớ để cuộc cách mạng màu được
bùng phát mạnh mẽ như vậy cũng bắt nguồn từ chống tham nhũng, đảm bảo công bằng, phát triển đất nước. Vấn đề chống tham những dưới thời Poroshenko chỉ là đã bắt giữ hai quan chức cấp cao về tội tham nhũng tiền mua năng lượng ngay trong một cuộc họp được phát trực tiếp trên sóng truyền hình. Có thể thấy rằng đây là nỗ lực níu kéo của chính quyền Kiev. Nhưng thực tế, nguyên nhân của hành động này hông nhằm diệt trừ tham nhũng mà do đấu đá nội bộ.
Dưới thời cựu Thủ tướng Arseny Yatsenyuk, đã có nhiều cuộc biểu tình của người dân trước Tòa nhà Quốc hội Ukraine, yêu cầu ông này từ chức. Vào 02/2016, Tổng thống Poroshenko đã yêu cầu Thủ tướng Arseny Yatsenyuk từ chức. Vào ngày 29/3, các đảng phái chính trị trong Quốc hội Ukraine gồm đảng Khối Poroshenko (BPP), đảng Tổ quốc (Batkivshina) và đảng Mặt trận dân tộc đã nhất trí thành lập liên minh mới tại Quốc hội và đề xuất Vladimir Groisman làm người đứng đầu nội các.