Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở Ukraine

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng ucraine các quan điểm và những tác động (Trang 45 - 46)

Chương 1 : DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG UKRAINE

2.1. Nguyên nhân khủng hoảng Ukraine

2.1.2.4. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở Ukraine

Sau khi tách khỏi Liên Xô, Ukraine được coi là một nước cộng hoà có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế so với các vùng khác của Liên Xô. Tuy nhiên giai đoạn đầu Ukraine rơi vào tình trạng giảm phát kinh tế sâu hơn một số nước cộng hoà khác thuộc Liên Xô cũ.

Năm 1991, chính phủ Ukraine tự do hoá hầu hết giá cả để giải quyết sự thiếu hụt hàng hoá trên diện rộng, tiếp tục bao cấp cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp do nhà nước quản lý. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đầu thập niên 1990 đẩy lạm phát lên các mức độ siêu lạm phát ở mức năm con số. Đến năm 1996, giá cả ổn định lại sau khi đồng tiền tệ mới ra đời, đồng hryvnia.

Nước này cũng chậm chạm trong việc áp dụng các cải cách, thành lập một cơ cấu pháp lý cho việc tư nhân hoá. Các cuộc biểu tình và bãi công có tổ chức do bất mãn với các điều kiện kinh tế, cũng như tình trạng tội phạm và tham nhũng của người dân Ukraine thường xuyên diễn ra làm đóng băng các nỗ lực cải cách. Một số lớn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã bị loại khỏi quá trình tư nhân hoá. Tới năm 1999, GDP đã rơi xuống thấp hơn 40% so với mức năm 1991. Đầu những năm 2000, nền kinh tế tăng trưởng mạnh 5 tới 10% và dựa nhiều vào xuất khẩu với sản xuất công nghiệp tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Tới 2006, GDP đã hổi phục tới hơn 100% so với 1999. Tính từ năm 2000, Ukraine đã có tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm.

Trong những năm gần đây, cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đời sống nhân dân Ukraine giảm sút, giới lãnh đạo Ukraine bị cáo buộc tham

nhũng khiến gia tăng căng thẳng giữa những người thân phương Tây và những người thân Nga trong nội tại Ukraine.

Tháng 11/2013, tại Hội nghị ở Vilnius (Litva), EU đã đồng ý ký tắt Hiệp định về “Khu vực tự do thương mại”, thế nhưng Tổng thống Yanukovich từ chối và quyết định chấp nhận lời đề nghị 15 tỉ USD từ Nga. Quyết định ngả theo Nga của chính quyền Yanukovich đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ leo thang trong suốt thời gian dài và đẩy Ukraine rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng và kết cục là cuộc đảo chính phế truất Tổng thống Yanukovich.

Trên thực tế, Ukraine cũng có thể có cả hai, vừa có thể ký thỏa thuận với EU, vừa có thể có sự trợ giúp của Nga, giống như việc Vương quốc Anh vừa có cả EU trong khi vẫn đang đàm phán Hiệp định Khu vực thương mại tự do Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, EU và Mỹ đã “giật dây” biểu tình Maidan và gây áp lực khiến cho Ukraine chỉ được chọn một trong 2 phương án. Khủng hoảng chính trị Ukraine trở thành nội chiến vào giữa tháng 4/2014 khi chính quyền đưa quân đội đến trấn áp khu vực miền Đông đòi ly khai, không chấp chính phủ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khủng hoảng ucraine các quan điểm và những tác động (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)