Chương 1 : DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG UKRAINE
3.1. Các tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
3.1.3. Các tác động, ảnh hưởng tới Mỹ và Phương Tây
Cụ thể ở đây là khối EU và Mỹ. Mối quan hệ 2 cực đối đầu này vốn đã âm ỉ cháy nay được thổi bùng lên thành một ngọn lửa lớn với các biện pháp trừng phạt về kinh tế, chính trị cũng như những hành động quân sự từ phía EU đối với Nga được sư hậu thuẫn mạnh mẽ từ Mỹ. Tuy nhiên, Nga tuyên bố sẽ sẵn sang đáp trả những biện pháp trừng phạt ấy một cách thỏa đáng và tiếp tục khẳng định đế chế của Putin ngày càng vững chắc trên trường quốc tế.
Thực tế này diễn ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và phía Nga ngày 6/8 cũng đã có sắc lệnh với nội dung cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga một số mặt hàng nông sản, nguyên liệu và lương thực thực phẩm có xuất xứ từ những quốc gia đã áp đặt trừng phạt kinh tế chống lại các cá nhân và thể nhân của Nga, hoặc những quốc gia đã ủng hộ quyết định trừng phạt này.
Đối với Mỹ, do vị trí địa lý cũng như tầm ảnh hưởng trên thế giới nên rất hạn chế các tác động từ những chính sách đáp trả lệnh cấm vận của Nga. Tuy nhiên, dù cấm vận Nga song Mỹ vẫn phải mua một số thiết bị chuyên dụng do Nga sản suất, ví dụ như động cơ tên lửa đẩy. Tên lửa Atlas V của Mỹ đến nay vẫn phải sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga.
Phía chịu ảnh hưởng trực tiếp, cơ bản là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, vốn từ lâu là bạn hàng lớn của Nga trong giao thương thương mại toàn cầu. Sự thiệt hại của các nước EU được ghi nhận không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà đặc biệt còn thiệt hại lớn cả trong nông nghiệp, xuất khẩu nông sản.
Cụ thể, ngày 31/7/2015, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt nhận định các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga ảnh hưởng lớn tới lợi ích của nước này, đặc biệt tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp; Thời báo tài chính Anh đưa tin cố phiếu của Adidas đã giảm 15% sau khi công bố dự báo giảm lợi nhuận liên quan đến việc đóng cửa hàng loạt cửa
hàng tại Nga. Nhiều doanh nghiệp lớn khác ở châu Âu như Siemens, Royal Dutch Shell, Erste Group cũng lo ngại về những thiệt hại kinh tế sau các lệnh cấm vận của EU và Mỹ đối với Nga. Đặc biệt, khó khăn hiện hữu trong hoạt động xuất khẩu rau quả từ Ba Lan sang Nga. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Ba Lan phải gửi thư yêu cầu quan chức EU phụ trách nông nghiệp, y tế và thương mại nhanh chóng tổ chức cuộc họp thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu của Nga. Bộ này cho biết thiệt hại cho khu vực trồng rau quả Ba Lan có thể lên đến 500 triệu euro. Theo đó, Ba Lan hy vọng với tinh thần tương trợ của EU, các biện pháp tương ứng sẽ được áp dụng nhằm hạn chế hậu quả tiêu cực do lệnh cấm của Nga đối với các nhà trồng rau quả Ba Lan cũng như các nước khác trong EU. Các nước bị cấm xuất khẩu thực phẩm sang Nga bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy sẽ buộc phải định hướng lại sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh và các nước vùng Caribbean. Thậm chí, các nhà xuất khẩu của Cộng hòa Czech kêu gọi khôi phục quan hệ thương mại với Iran, vốn là một bạn hàng lớn nhưng đã đóng cửa hàng chục năm nay do những nguyên nhân chính trị. Về phía Phần Lan, trong ngày 6/8 vừa qua, Thủ tướng Alexander Stubb cũng đã buộc phải lên tiếng về các thiệt hại mà nền kinh tế nước này phải hứng chịu dù chỉ sau vài tuần EU áp đặt trừng phạt. Ông Stubb cũng cho rằng cần áp dụng nguyên tắc “đoàn kết kinh tế”, có thể hiểu là vì mục đích chung của cả EU và Mỹ mà sẽ có thành viên chịu tổn thương, do đó họ cần phải nhận được sự bồi thường và hỗ trợ. Tại Italia, Theo thống kê ước tính của CGIA - Hiệp hội doanh nghiệp thủ công vừa và nhỏ Italia, sau khi lệnh cấm vận Nga được EU áp dụng vào năm 2014, doanh số xuất khẩu của Italia sang Nga đã giảm từ 10,7 tỷ Euro năm 2013 xuống còn 7,1 tỷ Euro năm 2015, tương đương với mức giảm 34%. Chính trị gia Matteo Salween - lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn phương Bắc đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga
và đề nghị Thủ tướng Matteo Renzi phản đối việc EU tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga. Ông Salween cho rằng, Italia cần coi Nga là một đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố chứ không phải một kẻ thù chịu các biện pháp trừng phạt. Theo kế hoạch, Thủ tướng Matteo Renzi sẽ thảo luận về vấn đề bãi bỏ cấm vận thực phẩm tại cuộc gặp gỡ với Tổng thống Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg vào ngày 17/6. Kế hoạch của Thủ tướng Italia và sự ủng hộ của các chính trị trong nước hoàn toàn có thể hiểu được khi nước này đã thiệt hại nặng vì các đòn trả đũa của Moscow. Ngày 28/4/2016, Quốc hội Pháp đã thông qua nghị quyết mang tính khuyến nghị và không bắt buộc chính quyền phải có các hành động cụ thể gỡ bỏ trừng phạt chống Nga. Ngoài ra, các văn kiện do các nghị sỹ Pháp ký này cũng kêu gọi Chính phủ Pháp tiến hành các cuộc đàm phán với Nga về việc hủy bỏ các lệnh cấm vận của Nga đối với các sản phẩm nông nghiệp của châu Âu, trong đó có của Pháp.
Thực tế, liên minh châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng này khi đó đã đặt EU đứng trước nguy cơ tan rã khi nguyên tắc hoạt động của cả khối mâu thuẫn với lợi ích của từng quốc gia thành viên. Song trong bối cảnh các mối quan hệ thương mại với Nga vẫn bị đình trệ do các lệnh trừng phạt, ngày 01/01/2016, FTA với Ukraine ra đời sẽ mở ra cho các doanh nghiệp EU một thị trường xuất khẩu mới. Theo dự báo, FTA giữa EU và Ukraine có thể đem lại cho hai bên khoảng 4-6 tỷ USD mỗi năm.