Chương 1 : DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG UKRAINE
3.4. Bài học kinh nghiệm
3.4.2. Bài học địa chính trị bên ngoài
Trước hơn hết, các quốc gia ở các khu vực địa lý then chốt và nhaỵ cảm bên cạnh các đại quốc gia cần có tầm nhìn xa, để đưa ra các chính sách mềm dẻo, linh hoạt trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam trong xử lý các vấn đề trên Biển Đông, tránh để các thế lực xấu lôi kéo, chủ động phòng ngừa trong mọi tình huống.
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh năng lượng đối với mối quốc gia đều mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó thành lập hệ thống quốc tế về An ninh năng lượng có thể nói đã thành nhu cầu thiết yếu, hạn chế sự độc quyền năng lượng tập trung về một phe.
Khủng hoảng ơ Ukraine còn chỉ ra một bài học kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề khi Liên minh Châu Âu phụ thuộc vào Mỹ, được Mỹ đưa ra “tiền tuyến” chống Nga và thu lại là những thiệt hại về cả kinh tế lẫn về quan hệ song phương, đa phương. Vậy có nên chăng các nước Châu Âu cần có tổ chức độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, tránh bị giật dây.
Tiểu kết chương 3:
Không ai khác, chính Ukraine là đối tượng chịu tác động mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng trên chính đất nước mình. Cuộc khủng hoảng đã khiến hàng ngàn dân thường thiệt mạng và bị thương, kinh tế đất nước uy giảm trầm trọng, khủng hoảng chính trị leo thang và đất nước rơi vào tình trạng chia rẽ.
Bên cạnh đó Nga cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi mất đi “người anh em thân thiết” đã gắn bó bao nhiêu năm, và cùng với đó là sự cấm vận, trừng phạt kinh tế đến từ phương Tây, giá dầu sụt giảm khiến nền kinh tế Nga lao đao, đời sống người dân Nga chịu ảnh hưởng xấu.
Các nước Phương Tây cũng không khá hơn vì dưới tác dụng của lệnh trả đũa cấm vận Phương Tây từ phía Nga - vốn là thị trường lâu đời của Phương Tây cũng khiến kinh tế suy giảm, đặc biệt là hàng nông sản.
Dưới sức ép cấm vận lẫn nhau, cả Nga và Phương Tây đi tìm những đối tác mới cho mình và thị trường Châu Á là điểm đến như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, … và cả Việt Nam. Đây là thời cơ tốt cho các nước Châu Á thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với hai khu vực lớn của kinh tế thế giới.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay là do mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và Phương Tây, chính sách “Đông tiến” của Mỹ và EU khiến Nga cảm thấy nguy hiểm. Ukraine trở thành chiến trường cho cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa 1 bên là Nga và bên còn lại là Mỹ và Phương Tây. Việc đóng băng cuộc khủng hoảng cho thấy khó thể có hồi kết cho vấn đề Ukraine nếu bản thân người dân Ukraine không “tự đứng trên đôi chân mình” mà chỉ mong chờ vào giấc mơ Châu Âu.
Qua cuộc khủng hoảng, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong cả vấn đề bảo vệ an ninh nội tại và giải quyết quan hệ trên trường Quốc tế
KẾT LUẬN
Tình hình Ukraine hiện tại là một trong những vấn đề thời sự quốc tế được quan tâm nhất. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình trạng khủng hoảng này đã bị đẩy lên thành cuộc đối dầu trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Và giờ đây, dưới ảnh hưởng của sự kiện Maidan tháng 02/2014, sức nóng từ Kiev đã lan tới Crimea - nguyên là cộng hòa tự trị của Ukraine, đã sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý thành công với tỷ lệ gần 97% người dân tán thành. Câu chuyện của Crimea cũng khiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ ngày càng trở nên gay gắt và trở thành một trong những thời kỳ tồi tệ, nhạy cảm nhất của mối quan hệ này kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Có thể nói căng thẳng tại miền Đông Ukraine hiện nay bị giằng kéo giữa hai phe là thân Nga và thân Phương Tây và hiện giờ đang tạm thời bị đóng băng.
Tại Ukraine, giai đoạn đầu là cách mạng màu kiểu Mỹ-phương Tây: nổi dậy, bạo loạn lật đổ chính quyền, bầu cử chính quyền mới. Giai đoạn sau, hiện nay là cách mạng màu kiểu Nga: nổi dậy, công kích và tuyên bố ly khai.
Vần đề Ukraine, Crimea, miền Đông ly khai… có thể nói cách khác là chiến lược của Nga, đối sách của Nga với những quốc gia ngoài NATO. Nga đã chứng tỏ cho Mỹ-NATO một điều rằng, “tại phần này của thế giới không có cả Mỹ lẫn NATO, còn các qui tắc cơ bản ở đó là do Nga phân định” ( USA Today).
Thiếu tướng Lê Văn Cương - PGS.TS, Nguyên Viện trưởng Viên Chiến lược, Bộ Công an rút ra nhận xét khái quát từ tình hình cuộc khủng hoảng tại Ukraine:
- Tình hình thế giới luôn phức tạp, khó đoán và cực kỳ bất thường. - Nhân tố kinh tế cực kỳ quan trọng trong giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn giữa các quốc gia.
- Thế giới chúng ta sống đang ở trong thời đại mà các quốc gia thiếu lòng tin lẫn nhau ở mọi cấp độ.
- Các định chế quốc tế, kể cả Hiến chương Liên hợp quốc và hệ thống pháp luật quốc tế không đủ sức điều chỉnh các xung đột, mâu thuẫn đang gay gắt hiện nay.
- Các nước vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn nhất là lựa chọn chính sách ngoại giao đảm bảo cân bằng với các cường quốc, bảo đảm mục đích tối thượng bảo vệ lợi ích của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tham khảo:
A. Sách tiếng Việt
1. Lê Thế Mẫu (2010), Thế Giới - Một Góc Nhìn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Zbigniew Brzezinski (1997), “Bàn cờ lớn” (The Grand Chessboard), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Alfred Thayer Mahan (1890), Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với
lịch sử, giai đoạn 1660 - 1783 (The Influence of Sea Power upon
History, 1660 - 1783), NXB Tri thức, Hà Nội
B. Sách tiếng Anh
1. Toshihiko Siobara (2015), “Ukraine-gate: Essence of Crisis”
(Ukraine: Bản chất của khủng hoảng), NXB Valdai, Tokyo
2. Xonhia Coskina (2015), Maidan, một câu chuyện không tiết lộ: Điều tra chính của các sự kiện của cuộc cách mạng nhân phẩm ở Ukraine (Maidan, The. an Untold Story (Russian Edition): The Main Investigation of the Events of the Revolution of Dignity in Ukraine), Moscow
2. Tài liệu tham khảo:
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Ngoại giao LB Nga (2013), Khái niệm về Chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga.
2. Phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007
3. Thông điệp liên bang Mỹ ngày 12-01-2016
4. Richard Zieba (2014), Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng quốc tế Ukraine - Tạp chí Quan hệ Quốc tế số 2, tr 17-19
B. Tài liệu Tiếng Anh
1. Manuela Nilsson, luận văn thạc sỹ QHQT, ĐH Linden (Thụy Điển) (2015), Khủng hoảng Ukraina Cuộc đấu tranh quyền lực địa chính trị giữa Nga và Mỹ (The Ukraine crisis: A geopolitical power struggle between Russia and the US).
3. Danh mục các website :
A. Website tiếng Việt
1. Bảo Trân, Bài toán mở rộng của NATO từ câu chuyện Ukraine,
http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Bai-toan-mo-rong-
cua-NaTo-tu-cau-chuyen-ukraine-352923/ (28/5/2015)
2. Đinh Công Tuấn, Chiến lược toàn cầu Mỹ - Nga - Trung trong trật tự thế giới mới và đối sách của Nga,
https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin- ra-the-gioi/chien-luoc-toan-cau-my-nga-trung-trong-trat-tu-the-gioi-moi-
va-doi-sach-cua-nga (10/3/2016)
3. Lê Thế Mẫu (2014), Ván cờ địa chính trị Mỹ - Nga,
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1695
4. Phan Doãn Nam (1997), Về sự điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn sau chiến tranh lạnh, http://www.dav.edu.vn/en/introduction/missions/62- thong-tin-tu-lieu/tap-chi-ncqt/tap-chi-ncqt-nam-1997/324-so-20-ve-su-
dieu-chinh-chien-luoc-cua-mot-so-nuoc-lon-sau-chien-tranh-lanh.html
5. Andrew Gregorovich (2014), World War II in Ukraine (Lịch sử Ukraine cận đại),
https://nghiencuulichsu.com/2014/02/24/lich-su-can-dai-cua-ukraine/
6. John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”,
ForeignAffairs. (Biên dịch và hiệu đính: Lương Khánh Ninh),
http://nghiencuuquocte.org/2014/09/24/khung-hoang-ukraine-do-loi-
B. Website tiếng Anh
1. Ivan Egorov and Nikolai Patrushev Ukraine crisis - the view from Russia (Khủng hoảng Ukraine nhìn từ phía Nga)
https://www.theguardian.com/world/2014/oct/24/sp-ukraine-russia-
cold-war (24/10/2014)
2. Paul J. Saunders How Russia Sees the Ukraine Crisis (Nga đến khủng hoảng Ukraine thế nào) http://nationalinterest.org/feature/how-russia-
sees-the-ukraine-crisis-11461 (13/10/2014)
C. Website tiếng Ba Lan
1. Czesław Kosior, Scenariusze wojny na Ukrainie (Các kịch bản chiến tranh ở Ukraine), https://oaspl.org/2015/07/01/scenariusze-wojny-na-
ukrainie/ , (01/7/2015)
2. Marta Jaroszewicz, Kryzysowa migracja Ukraińców (Khủng hoảng di cư của Ukraine), https://www.osw.waw.pl/pl/publikacje/komentarze-
osw/2015-10-19/kryzysowa-migracja-ukraincow (19/10/2015)
3. Richard Zieba Ukraina jako przedmiot rywalizacji (Ukraine là một đối tượng của tranh chấp) http://oapuw.pl/ukraina-jako-przedmiot-
rywalizacji-analiza-prof-ryszarda-zieby/ (21/3/2014)
D. Website tiếng Nga
1. Николай Подорванюк, Павел Котляр, Дмитрий Бевза Контршпильки от Рогозина (kiểm soát vũ khí từ Nga),
https://www.gazeta.ru/science/2014/05/13_a_6029969.shtml
(13/05/2014)
2. Ростислав Ищенко, Россия в невидимой войне (Nước Nga trong cuộc chiến tranh vô hình), https://ria.ru/analytics/20151204/1335659605.html
4. Các chương trình truyền hình
A. Chương trình tiếng Việt
1. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC1 phỏng vẫn GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn về tình hình Ukraine (23/3/2014)
2. Quan điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine - Đài truyền hình VTV1 (9/3/2014)
B. Chương trình nước ngoài
1. Phim tài liệu “Trật tự thế giới mới”- Đài truyền hình Nga Russia 1 (20/12/2015)
2. Phim tài liệu “Crimea - đường về đất mẹ”- nhà báo Nga Andrey Kondrashov (8/2014)
3. Phim tài liệu “Ukraine- Chiếc mặt nạ cách mạng” - Đài truyền hình Pháp Canal+