qua 3 đợt khảo sát
Từ biểu đồ ta rút ra nhận xét:
- Hàm lượng Cl- của cả 3 mẫu nước biển ven bờ qua 3 đợt phân tích đều vượt mức giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,4 1,7 lần.
- Điều này cho thấy hàm lượng Cl-
của mẫu nước biển ven bờ là rất cao. 0 200 400 600 800 1000 1200 B1 B2 B3 Hà m lư ợn g C l - (mg /l ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
72
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu vật lý và hóa học như: Độ đục, pH, SS, độ cứng, độ axit, độ bazơ, COD, NH4+, NO3-, PO43-, Cl- có trong các nguồn nước mặt ( nước hồ, nước giếng, nước sông, nước kênh, nước biển ven bờ ) theo quy trình tiêu chuẩn. Qua đó, so sánh với quy chuẩn Việt Nam đối với mỗi nguồn nước để đánh giá chất lượng nước mặt tại một số khu vực nằm trong quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
Qua kết quả phân tích cho thấy:
- Hàm lượng COD, NH4+, PO43- của hầu hết các mẫu nước đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.
- Hàm lượng NO3- của các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. - Hàm lượng SS của một số mẫu nước hồ và kênh vượt mức giới hạn, còn ở mẫu nước giếng, sông, biển đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
- Riêng hàm lượng Cl- của mẫu nước biển ven bờ vượt mức giới hạn cho phép, còn các mẫu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
Từ đó cho thấy chất lượng nước mặt của khu vực quận Liên Chiểu đang có xu hướng bị ô nhiễm (COD, NH4+, PO43-).
4.2. Kiến nghị
Để bảo vệ nguồn nước cho người dân sống tại Đà Nẵng nói chung và quận Liên Chiểu nói riêng, chúng tôi đề xuất những biện pháp sau nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm:
- Tiếp tục tiến hành phân tích chất lượng nước mặt khu vực quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực do các chất thải rắn, hữu cơ và giảm mức độ ô nhiễm thành thị do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chế biến, bệnh viện và từ các khu du lịch.
73
- Thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý những nơi vi phạm.
- Đầu tư nghiên cứu triệt để và có hiệu quả các đề án xử lý ô nhiễm môi trường nước đồng thời giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ môi trường.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
[2]. Hoàng Văn Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi, Cơ sở hóa học phân tích, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
[3]. Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003. [4]. Phạm Thị Hà, Hóa học môi trường, khoa Hóa, ĐHSP Đà Nẵng.
[5]. Lê Quốc Hùng, Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2006.
[6]. Hồ Viết Quý, Phân tích Hóa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
[7]. Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.
[8]. Giáo trình Kỹ thuật môi trường, khoa Môi trường, ĐHBK Đà Nẵng. [9]. Giáo trình Thí nghiệm phân tích môi trường, khoa Hóa, ĐHSP Đẵng. [10]. Giáo trình Thực hành quan trắc, khoa Môi trường, ĐHBK Đà Nẵng. [11]. http://www.danang.gov.vn
[12]. http://www.lienchieu.gov.vn
[13]. http://www.google.com.vn
75