Hàm lượng photpho ( PO43-)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt một số khu vực tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng thông qua một số chỉ tiêu vật lý và hoá học. (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.2.2.8. Hàm lượng photpho ( PO43-)

Sử dụng phương pháp chuẩn độ kết tủa, dựa trên việc kết tủa ion Cl- trong môi trường trung tính hoặc axit yếu bằng dung dịch chuẩn bạc nitrat với chỉ thị kali cromat. Các phương trình phản ứng như sau:

Ag+ + Cl- → AgCl↓ ( kết tủa trắng ) 2Ag+ + CrO42- → Ag2CrO4↓ ( kết tủa đỏ gạch )

1.2.2.6. Chỉ tiêu độ cứng

Độ cứng của nước do các kim loại kiềm thổ hóa trị II, chủ yếu là Canxi và Magie gây nên, được biểu diễn ra đơn vị mg CaCO3/l.

Cách xác định:

Độ cứng được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Complexon với dung dịch chuẩn Trilon B (EDTA) và chỉ thị ETOO, dựa trên phản ứng tạo phức bền vững của dung dịch chuẩn Trilon B với các ion kim loại Ca2+, Mg2+ ( viết tắt là Me2+ ) có trong mẫu nước ở môi trường pH = 9 ÷ 10.

H2Y2- + Me2+ → MeY2- + 2H+

Số đương lượng ion Ca2+ và Mg2+ được quy về số gam CaCO3 theo TCVN.

1.2.2.7. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS- Suspended Solids)

Chất rắn lơ lửng là chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước, được xác định bởi phần còn lại trên giấy lọc khi lọc một ít nước mẫu nước rồi sấy khô ở 103oC đến 105ºC tới khối lượng không đổi.

Chất rắn lơ lửng bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ không tan trong nước.

Cách xác định:

Tiến hành lọc chính xác một thể tích mẫu nước, rồi đem sấy khô giấy lọc có cặn đến khối lượng không đổi. Cân giấy lọc có cặn, sẽ cho biết hàm lượng chất lơ lửng có trong mẫu nước.

1.2.2.8. Hàm lượng photpho ( PO43-) )

PO43- tồn tại trong hợp chất dưới dạng axit octhophotphoric hay các photphat. Anion PO43- có cấu tạo tứ diện đều, là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, rong, tảo và

28

sinh vật. Nó có nhiều trong phân người, phân súc vật và cả nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như các nhà máy sản xuất phân lân. Nói chung ion photphat không độc hại với người và gia súc, nhưng có nhiều trong nước là điều không tốt vì dẫn đến sự phú dưỡng hóa nguồn nước.

Cách xác định:

Các phương pháp đo quang để phân tích hàm lượng ion PO43- đều dựa trên phản ứng trong môi trường axit giữa ion octophotphat và amonimolypdat, tạo thành axit dị đa phosphomolypdic. Axit dị đa này bị khử thành hợp chất “Xanh Molypden” bởi các tác nhân khử khác nhau như axit ascobic; thiếc diclorua; đồng; hydrazin sunphat…cho các phương pháp khác nhau. Trong bài khóa luận này, chúng tôi dùng tác nhân khử là axit ascobic, các phản ứng có thể xảy ra như sau:

PO43- + 12 MoO42- + 3NH4+ + 18H+ → (NH4+)3H4[P(Mo2O7)6] + 10H2O (NH4+)3H4[P(Mo2O7)6] + C6H8O6 → Xanh Molypden + C6H8O6

Màu vàng Màu xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt một số khu vực tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng thông qua một số chỉ tiêu vật lý và hoá học. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)