Hàm lượng amoni (NH4+)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt một số khu vực tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng thông qua một số chỉ tiêu vật lý và hoá học. (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

1.2.2.10. Hàm lượng amoni (NH4+)

sinh vật. Nó có nhiều trong phân người, phân súc vật và cả nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm cũng như các nhà máy sản xuất phân lân. Nói chung ion photphat không độc hại với người và gia súc, nhưng có nhiều trong nước là điều không tốt vì dẫn đến sự phú dưỡng hóa nguồn nước.

Cách xác định:

Các phương pháp đo quang để phân tích hàm lượng ion PO43- đều dựa trên phản ứng trong môi trường axit giữa ion octophotphat và amonimolypdat, tạo thành axit dị đa phosphomolypdic. Axit dị đa này bị khử thành hợp chất “Xanh Molypden” bởi các tác nhân khử khác nhau như axit ascobic; thiếc diclorua; đồng; hydrazin sunphat…cho các phương pháp khác nhau. Trong bài khóa luận này, chúng tôi dùng tác nhân khử là axit ascobic, các phản ứng có thể xảy ra như sau:

PO43- + 12 MoO42- + 3NH4+ + 18H+ → (NH4+)3H4[P(Mo2O7)6] + 10H2O (NH4+)3H4[P(Mo2O7)6] + C6H8O6 → Xanh Molypden + C6H8O6

Màu vàng Màu xanh

1.2.2.9. Hàm lượng nitrat ( NO3-)

Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn gây hại tác động xấu đến sức khoẻ : Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO thì hàm lượng NO3- trong nước ngầm sử dụng cho cấp nước sinh hoạt ở hầu hết các nước phát triển đang tăng lên.

NO3- khi vào cơ thể người tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của men tiêu hóa sinh ra NO2-. Nitrit sinh ra phản ứng với Hemoglobin tạo thành methaemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của Hemoglobin.

Sự tạo thành methamoglobinemia đặc biệt thấy rõ ở trẻ em. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao (bệnh Blue baby) và dễ đe dọa đến cuộc sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Cách xác định:

Để xác định hàm lượng nitrat trong nước, trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp đo quang với thuốc thử natrixalixilat tạo phức màu vàng.

1.2.2.10. Hàm lượng amoni ( NH4+) )

29

Amoni có trong nước là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có protit ở điều kiện yếm khí hoặc nước bị nhiễm bẩn do phân rác.

Cách xác định:

Sử dụng phương pháp đo quang – phương pháp Netsle.

Amoni trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Netsle tạo thành phức chất màu vàng đến nâu phụ thuộc hàm lượng amoni có trong mẫu nước. Đem độ hấp thụ (hay mật độ quang) của dung dịch để từ đó xác định hàm lượng amoni có trong mẫu nước.

Có thể xác định amoni trực tiếp trong mẫu nước hoặc xác định sau khi đã cất mẫu nước. Khi mẫu nước bị bẩn, có màu vàng... thường được cất trước khi đem xác định.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt một số khu vực tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng thông qua một số chỉ tiêu vật lý và hoá học. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)