Phan Khôi với dân chủ, dân quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 96 - 98)

- Tràng An: Xuất bản mỗi tuần 2 kỳ (thứ ba và thứ sáu), phát hành số

2.3.2. Phan Khôi với dân chủ, dân quyền

Thật ra, Phan Khôi cũng không phải là người đầu tiên khởi xướng và bàn luận về vấn đề dân chủ, dân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, Phan Khôi lại có những kiến giải độc đáo, sắc nét và nhận định mới. Ngay từ đầu thế kỷ XX, trong bài “Cấm sách, sách cấm” (Đông Pháp thời báo, số 763, ngày 1/9/1928), Phan Khôi đã kêu gọi đòi tự do ngôn luận bằng thái độ bức xúc:

“ở vào thế kỷ hai mươi, là thế kỷ mà thiên hạ làm phách, hô lớn lên hai chữ tự do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản nầy, bỗng dưng nghe đến hai chữ "cấm sách" thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao? Song le, là lạ cho ở xứ nào kia, còn xứ nầy, sự ấy đã ra như cơm bữa rồi, không còn lạ gì nữa... Cấm thì cấm. Nhưng mà tốt hơn là nên cho biết tại làm sao mà cấm”.

Bởi theo Phan Khôi, việc (thực dân Pháp) cấm sách thì nhiều khi không có lý do rõ ràng. Trong khi đó, sách càng cấm thì càng kích thích tò mò của người đọc. Phan Khôi bình luận, rằng: Cấm đi, là muốn cho người ta đừng đọc, mà không ngờ lại làm cho người ta càng đọc! Thiên hạ mua sách cấm mắc tiền lắm, thường giá mắc gấp đôi lúc chưa cấm, lâu ngày, rồi đến gấp mười gấp trăm. Tức như dân An Nam là dân không ham đọc sách, hay tiếc tiền, mà đến sách cấm thì cũng trằn trọc trằn xa mua cho được. Mua rồi đọc chùng đọc vụng, ai biết đâu mà bắt. ở đất nhà Nam ta, chỉ có mây mù mà không có tuyết, làm cho giảm mất cái thú vui trong khi đọc sách cấm. Song le, đã có cái thú khác thế

vào. Có người đã phát minh ra được và nói rằng không có cái thú gì bằng cái thú trong lúc trời mưa, đóng cửa cho chặt lại, rồi... đọc sách cấm!

Trên Đông Dương tạp chí, Hà Nội, số 33 (25/12/1937), tr. 14-15, trong bài “Nhà Nho với dân chủ”, Phan Khôi phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng Nho giáo và tư tưởng dân chủ, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng Nho giáo và tư tưởng dân chủ, quân chủ. Ông đưa ra luận điểm: Nhà nho với dân chủ, không thể dung hợp nhau, mà ngược lại, còn thù địch với nhau. Phan Khôi cũng chỉ ra rằng đó chính là nguyên nhân mà Việt Nam chưa bạo dạn, chưa mạnh mẽ tuyên truyền tư tưởng mới, đánh đổ tư tưởng hủ bại của nhà nho; thứ tư tưởng đã ăn sâu mọc rễ vào đầu óc người Việt từ cả ngàn đời nay, dẫu khi Nho giáo đã suy tàn.

ủng hộ dân chủ, dân quyền, Phan Khôi cũng đồng thời phê phán những mặt yếu của Nho giáo Khổng tử. Ông cho rằng sự giáo dục của Khổng không phải là bình dân giáo dục nữa. Bởi những sách như Đại học chỉ dạy những việc to tát như tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, tức là việc của vua, quan mà thôi; mà chẳng hề nói đến phận sự làm một người dân phải thế nào. Và đương nhiên, ngay cả những vấn đề dân sinh đời thường cũng không được quan tâm. Phan Khôi cũng lấy dẫn chứng trong kinh điển Nho giáo để bác lại Nho giáo. Ông trích câu chuyện Phàn Trì xin học cấy lúa làm vườn, nhưng không được Khổng Tử chấp nhận. Khổng Tử mắng: “Phàn Tu thật là tiểu nhân thay! Người trên ưa lễ thì dân chẳng ai dám chẳng kính; người trên ưa nghĩa thì dân chẳng ai dám chẳng phục; người trên ưa tín thì dân chẳng ai dám chẳng dụng tình: Được thế thì các dân ở bốn phương đều cõng mang con cái nó mà đến, lọ phải cấy lúa làm chi?”. Từ đó, Phan Khôi củng cố thêm sự phê phán Nho giáo. Ông nói: “Tôi dẫn đoạn sách đó vào đây để làm chứng chắc chắn rằng đức Khổng chỉ dạy cho một hạng người chực làm “người trên”, còn việc dân sinh như cấy lúa, làm vườn thì trối mặc, quả là hợp với cái ngu dân chính sách của ngài. Điều này cũng trái nhau với chủ nghĩa dân chủ nữa, vì theo chủ nghiã ấy, trước hết phải lấy sự giáo dục công dân làm gốc”.

Phân tích mối quan hệ giữa nhà nho và chế độ quân chủ, Phan Khôi cho rằng nhà nho đối với quân chủ có một cái trung thành rất đặc biệt mà kẻ khác không thể có. Kẻ khác thờ vua thì họ vẫn thờ, nhưng gặp dịp có thể thì chính họ cũng nhảy lên ngôi vua mà không từ chối. Duy nhà nho thì không bao giờ có thể. Và cũng do vậy, để tuyên truyền dân chủ chăng, theo Phan Khôi, trước hết phải hết sức tảo trừ những tư tưởng hủ bại của nhà nho, tức là của Khổng Tử. Bởi,hễ tư tưởng nhà nho còn thống trị cái óc mọi người thì tư tưởng dân chủ không thể nảy sinh ra được. Ông viết đừng tưởng thấy chữ Hán đã bỏ rồi mà nghĩ rằng Nho giáo không còn có ảnh hưởng nữa tới người Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm phủ định của Phan Khôi không phải là phủ định sạch trơn mà là phủ định một cách biện chứng. Tuy công kích Nho giáo nhưng Phan Khôi cũng cho rằng phải chọn lọc những cái hủ bại của Nho giáo để tẩy chay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)