Phan Khôi luận về nữ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 107 - 110)

- Tràng An: Xuất bản mỗi tuần 2 kỳ (thứ ba và thứ sáu), phát hành số

2.3.5. Phan Khôi luận về nữ quyền

Phan Khôi là trợ thủ đắc lực của Phụ Nữ Tân Văn (1929). Ông nhiệt tình bênh vực và đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ. Phan Khôi cũng là học giả đầu tiên phân tích một cách kỹ lưỡng, có lý luận, có hệ thống về nữ quyền với những thiên khảo luận trường kỳ trên Phụ Nữ Tân Văn.

Năm 1929, trên Phụ Nữ Tân Văn, số 1 (ngày 2/5/1929), Phan Khôi có bài luận “Về văn học của phụ nữ Việt Nam”, trong đó, ông bênh vực và đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ đối với sự học vấn, đồng thời kêu gọi “phải gia công hiệp sức nhau lại mà gây dựng lên nền văn học của phụ nữ Việt Nam”. Phan Khôi cho rằng theo trình độ tiến hóa của loài người ngày nay, thì về phe phụ nữ cũng phải có một nền văn học. Bởi vì trải xem cái tình thế trong các nước hiện thời, loài người đã gần đến ngày bình đẳng rồi, bên nam bên nữ cũng đều gánh vác công việc với xã hội như nhau, thì sự học vấn tri thức, có lẽ đâu chỉ để riêng cho đàn ông mà thôi?

Từ việc ủng hộ nền văn học nữ giới, ông phê phán xã hội trọng nam khinh nữ. Chính vì sự trọng nam khinh nữ ấy mà phụ nữ không được học hành đầy đủ như đàn ông. Nhưng bây giờ, theo Phan Khôi, đã đến lúc sự bất bình giới không thể tiếp tục tồn tại. Bởi, theo Phan Khôi, hễ là đàn ông hay đàn bà đều cần phải học. Chỉ có sự học mới giúp nuôi trí tuệ. Ông đưa ra hình ảnh so sánh rất sắc sảo: Sự học để nuôi trí khôn, nó cần cho người ta cũng như là sự ăn để nuôi xác thịt. Đàn ông biết nuôi trí khôn mình, mà không cho đàn bà cũng nuôi trí khôn, thì khác nào như cấm họ ăn để nuôi xác thịt? Như vậy có thể nào được ở đâu. Phan Khôi bênh vực quyền được giáo dục của phụ nữ. Ông viết bởi phụ nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia như vậy, cho nên trong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho là một sự lạ lùng hiếm có. Những người biết chữ ấy, hãy còn để tiếng đến bây giờ, làm của báu cho những nhà cầm viết khi nào muốn khoe khoang cho nữ giới thì

lại đem ra. Là đấng nam nhi nhưng Phan Khôi lại khuyến khích chị em phụ nữ phải lập riêng một nền văn học cho chị em và chị em phải nhớ rằng cái nền văn học tương lai đó là chung cho cả đàn bà Việt Nam, chứ không phải đâu là riêng của một vài người nào, cho nên mỗi chị em mình đi học, là phải bỏ vào đó một chút công để xây dựng. Ông chỉ ra những cái lợi, rằng văn học là một vật để xúi giục mỹ cảm của con người, nhất là nó có ảnh hưởng đến xã hội, đến dân sinh, vì vậy, nó phải gồm đủ cả các thể, chớ không phải là chỉ biết ngâm một vài bài thi, viết một vài bài báo, mà đã gọi là văn học được đâu... Còn nếu nữ giới chưa nhận lấy gánh văn học làm gánh riêng của mình, theo Phan Khôi, đó là một sự bất lợi cho loài người, cho xã hội. Hơn nữa, theo Phan Khôi, bản tính nhẫn nại, kín đáo, trầm tĩnh của phụ nữ rất hợp với nghiên cứu văn chương. Mà văn học đời nay, theo Phan Khôi, không phải để mưu toan công danh mà để giúp ích cho xã hội. Do vậy, sự can dự của phụ nữ là vô cùng cần thiết.

Tiếp đó, cũng trên Phụ Nữ Tân Văn, các số 5 (30/5/1929), số 7 (13/6/1929), số 8 (20/6/1929), số 9 (27/6/1929), số 10 (4/7/1929), số 12 (18/7/1929), số 13 (25/7/1929), số 14 (1/8/1929), số 15 (8/8/1929), số 17 (22/8/1929), số 18 (29/8/1929), Phan Khôi đã đăng bài khảo luận dài “Theo tục ngữ, phong dao, xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta”. Trong bài khảo luận này, qua việc khảo cứu kho tàng phong dao, tục ngữ, Phan Khôi đã phân tích, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội Nho giáo (vốn luôn bị coi là hạng bé mọn), đồng thời chỉ ra những nỗi khổ của thân phận đàn bà.

Tiếp đó, cũng trên Phụ Nữ Tân Văn, các số 5 (30/5/1929), số 7 (13/6/1929), số 8 (20/6/1929), số 9 (27/6/1929), số 10 (4/7/1929), số 12 (18/7/1929), số 13 (25/7/1929), số 14 (1/8/1929), số 15 (8/8/1929), số 17 (22/8/1929), số 18 (29/8/1929), Phan Khôi đã đăng bài khảo luận dài “Theo tục ngữ, phong dao, xét về sự sanh hoạt của phụ nữ nước ta”. Trong bài khảo luận này, qua việc khảo cứu kho tàng phong dao, tục ngữ, Phan Khôi đã phân tích, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội Nho giáo (vốn luôn bị coi là hạng bé mọn), đồng thời chỉ ra những nỗi khổ của thân phận đàn bà. Phan Khôi phân tích chính chế độ gia đình và lễ giáo của thánh hiền đặt ra, đã gây nên sự bất bình dẳng đối với đàn bà, chẳng

hạn như sự ép duyên, sự chia gia tài, còn cái lối đại gia đình thì đầy đọa người đàn bà như một người nô lệ và cất mất cả nhân cách của họ. Trong khi đó, theo lối tiểu gia đình của người Tây, cứ hễ con trai con gái có vợ có chồng thì ở riêng ra, được tự chủ lấy làm lấy mà ăn, khỏi lụy đến cha mẹ và cũng không ở dưới quyền cha mẹ nữa. Nhân quyền và dân quyền được phát đạt cũng nhờ đó. Còn lối đại gia đình phương Đông khiến những “con người thấp kém” như phụ nữ mất quyền tự chủ. Ngay đến người chồng cũng không thể trông cậy được, bởi lẽ:

Còn duyên anh cưới ba heo,

Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi!

Tư tưởng của Phan Khôi cấp tiến đến mức là nhà Nho nhưng ông lại phản đối chế độ đa thê. Phan Khôi bày tỏ sự cảm thông với những người phụ nữ phải làm lẽ:

Lấy chồng lấy lẽ khó thay,

Đi cấy đi cày, chị chẳng kể công; Đến tối chị giữ lấy chồng,

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Đêm đêm gọi những: “Bớ hai,

Trở dậy nấu cám, thái khoai, đâm bèo!

Ông nêu lên nỗi khổ của người phụ nữ góa bụa khi muốn tìm một chỗ dựa mới thì lại sợ xã hội dè bỉu. Phan Khôi cật vấn tại sao đàn ông một năm mãn tang vợ là có thể được tục huyền, còn đàn bà thì phải thủ tiết đến ba năm; rồi nỗi khổ của người phụ nữ bị cha mẹ ép phải lấy chồng trẻ con, hoặc phải lấy một ông lão làm chồng... Và như vậy, Phan Khôi đã đụng chạm đến gốc rễ xã hội của câu chuyện ức hiếp khi chỉ ra nguyên nhân sâu xa, căn bản nằm ở chế độ

quân chủ chuyên chế, và như vậy chế độ ấy không còn lý do để tồn tại trong thời buổi văn minh ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)