Phan Khôi và vấn đề chữ Quốc ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 110 - 126)

- Tràng An: Xuất bản mỗi tuần 2 kỳ (thứ ba và thứ sáu), phát hành số

2.3.6. Phan Khôi và vấn đề chữ Quốc ngữ

Quốc học là gì? Thực chất của nó ra sao? Đó là một vấn đề được đặt ra vào khoảng đầu năm 1930. Người đầu tiên dùng tiếng này nhiều có lẽ là Sở Cuồng Lê Dư. Ông lập ra tủ sách lấy tên là Quốc học tùng san. Tất cả các sách do ông biên soạn đều đề là "Sở Cuồng văn khố Quốc học tùng san". Năm 1930, Lê Dư cho xuất bản tập nghiên cứu đầu tiên trong bộ Quốc học tùng san, đề là

Bạch Vân Am thi văn tập với lời ghi chú "giật sử và văn thơ sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm". Phan Khôi có trích lại hai đoạn văn Lê Dư đã trích của Trịnh Đình Rư: "Nước ta từ xưa đến nay chưa từng thấy có cụ nào dựng ra được một học thuyết gì to tát riêng, xét đến lịch sử những nhà học giả Đông Tây mà nghĩ lại đến Quốc học nhà, ta tưởng tự lấy làm thẹn" (trích theo

Luận về Quốc học, Phụ Nữ Tân Văn, số 94, 6/8/1931) và của Phạm Quỳnh: "Nói đến học thuật chơn chánh thì cổ lai nước ta có gì; không dám nói bạc tiền nhân, nhưng thật không có người nào vậy. Tương truyền lý học thâm thúy có cụ Chu An và cụ Trạng Trình nhưng các cụ phát minh được những điều gì, trứ thuật được những sách gì có ích?".

Khác với nhiều nho sĩ, Phan Khôi không đồng tình với cách nghĩ cho Quốc học phải tiếp tục là Hán học. Theo ông, xưa nay, nước Việt Nam chẳng có gì là Quốc học cả. Toàn những vay mượn đó thôi! Của ta chỉ có văn học với những sáng tác văn chương nghệ thuật. Nhưng văn học đó, dù xuất sắc như

Truyện Kiều, cũng chưa coi là Quốc học được. Quốc học, theo Phan Khôi, phải là học vấn, triết học, tư tưởng do chính người Việt Nam xây dựng nên. Mà phải xây dựng nên trong tiếng ta, trong Quốc ngữ của dân tộc ta. Về quan điểm này, Phan Khôi gần với Phạm Quỳnh, tuy hai học giả này khác xa về quan điểm chính trị và cả về quan hệ với chính quyền Pháp.

Tuy nhiên, khác với Phạm Quỳnh, Phan Khôi tỏ ý không tán thành việc thành lập Hội Quốc học. Theo Phan Khôi là vì chúng ta đã có Quốc học bao giờ

đâu mà nói đến mất hay đến suy vi khiến phải chấn hưng. Phan Khôi thậm chí còn phủ định gay gắt hơn cả Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh.

Phan Khôi định nghĩa Quốc học rất rành rẽ. Ông viết:

"Quốc học là một danh từ mà cũ và mới có nghĩa khác nhau. Hồi trước ta nói "quốc học" tức là cái trường học cho cả nước; như trường Quốc học ở Huế là lấy nghĩa ấy: Còn chữ "Quốc học" ngày nay thường dùng là chỉ về cái học riêng của một nước, có vẻ đặc biệt, có chỗ khác với nước ngoài. Vậy khi nói "quốc học" cũng gần giống như "quốc phục" là y phục riêng của một nước. Nói "quốc kỳ" là hiệu kỳ riêng của một nước”.

Như vậy, theo Phan Khôi, Quốc học là nền học thuật, tức nền tư tưởng, nền triết học riêng của một nước đã thực sự ảnh hưởng, chi phối đời sống của dân tộc nước ấy khiến cho dân tộc ấy thành khác biệt những dân tộc trên thế giới.

Dựa theo giới thuyết như trên về Quốc học, Phan Khôi đồng tình với Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh mà quả quyết nước ta chưa có Quốc học. Phan Khôi cho rằng đây là một vấn đề học vấn, vấn đề chân lý; có thì nói có, không thì nói không, chứ đừng vì tình cảm, vì tự ái dân tộc không đúng chỗ mà phải nhận là có cái ta chưa có. Bởi theo Phan Khôi, sự học tức là sự trí thức, nó chuyên khuynh hướng về lý trí mà không nên xen vào một chút tình cảm. Đức Khổng cũng dạy rằng cái học của người đời xưa là vị kỷ và bắt đầu từ thành ý nghĩa là không dối mình. Khi nói về cái học của một người đã vậy thì khi nói về cái học của một nước cũng vậy. Nếu nước ta quả không có Quốc học thì dầu nó là một sự nhục cho mình đi nữa cũng phải chịu, không nên vì tình cảm mà nói có, cho thành ra dối mình. Dối mình là một cái hại lớn lắm, cho người cũng như cho nước. Bởi vì, nếu không mà nói có, ai nấy tin rằng có, sẽ sanh ra lòng tự phụ, mà tự phụ một cách hư ngụy.

Sau khi minh định quan niệm và thái độ thẳng thắn như vậy, Phan Khôi duyệt qua một ít các nhà học giả xưa mà Lê Dư thường nâng lên như là các ông tổ của nền Quốc học Việt Nam thì chỉ thấy họ là những nhà văn học chứ không ai kiến tạo được một hệ thống tư tưởng riêng biệt cho xứ sở này.

Đồng ý và tiếp theo Phan Khôi, Phạm Quỳnh viết một bài đại luận "Bàn về Quốc học", đăng liên tiếp trên hai số báo Phụ Nữ Tân Văn số 104 (15/10/1931) và số 105 (22/10/1931).

Trên Phụ Nữ Tân Văn số 104 (15/10/1931) Phạm Quỳnh thử ngược dòng lịch sử duyệt qua một vòng xem có thể tìm đâu ra được vết tích Quốc học không thì Phạm Quỳnh đã phải thất vọng hoàn toàn.

Theo Phạm Quỳnh, anh hùng ta có, liệt nữ ta có, danh sĩ, cao tăng ta cũng có, nhưng trong "cõi học nước ta, cổ kim chưa có người nào có tài sáng khởi, phát minh ra những tư tưởng mới, thiết lập ra những học thuyết mới, đủ có cái vẻ độc lập một "nhà" đối với các "nhà" khác như bách gia chư tử bên Tàu ngày xưa" (“Bàn về quốc học”, Phụ Nữ Tân Văn, số 104). Cái học của ta, Phạm Quỳnh thấy toàn thị là cái học mướn mà học mướn ấy cũng chưa học cho đến nơi đến chốn… Tổ tiên ta chỉ chú trọng đến cử nghiệp cho nên rút cục sau hàng ngàn năm các cụ học hành mà con cháu ngày nay nhìn về các cụ chẳng tìm thấy gì gọi được là học thuật tư tưởng đứng đắn cả. Về việc định nghĩa Quốc học là gì, ý tưởng Phạm Quỳnh giống ý tưởng Phan Khôi, duy có điều Phạm Quỳnh nói sau nên có chiều khúc chiếc gẫy gọn hơn. Ông nói: "Quốc học là gồm những phong trào về tư tưởng học thuật trong một nước, có đặc sắc khác với nước khác, và có kết tinh thành ra những sự nghiệp có trước tác lưu truyền trong nước ấy và ảnh hưởng đến các học giả trong nước ấy" (“Bàn về Quốc học”, Phụ Nữ Tân Văn, số 104).

Cứ theo định nghĩa ấy Phạm Quỳnh đã đồng ý với Phan Khôi mà bảo rằng nước ta chưa có Quốc học. Rồi từ đó ông đi tìm nguyên nhân đã xui khiến nên tình trạng buồn tủi kia. Phạm Quỳnh cắt nghĩa sự thiếu vắng kia bằng ba lý do vừa địa lý, vừa lịch sử, vừa chính trị. Về địa lý, nước ta quá bé nhỏ cho nên hầu như bị Trung Hoa nuốt chửng nên bị mất hẳn độc lập về tinh thần. Về lịch sử, nước ta càng bị nước Tàu đè nén hơn nữa. Ngoài 10 thế kỷ nô lệ, Việt Nam trong suốt thời độc lập vẫn phải đối phó gay go cơ cực với Tàu. ấy là chưa nói đến việc ta coi các học thuyết truyền từ Tàu sang đều là tôn giáo cả cho nên không khi nào dám bàn cãi. Thuộc về chính trị, thì nước ta xưa kia bị cái nạn

quân chủ chuyên chế. Nhà vua đã đặt ra một lối học rất gò bó để làm tiêu chuẩn tuyển chọn người tài thành ra bao nhiêu sáng kiến tư nhân bị tiêu diệt dần đi. Sau khi đã nhìn về dĩ vãng mà nhận định vấn đề như vậy, Phạm Quỳnh đã hướng về tương lai mà đặt vấn đề: Làm sao để xây dựng được một nền Quốc học? Nếu đã tố cáo cái học nô lệ theo Tàu xưa kia thế nào, thì Phạm Quỳnh lại chống cái học hòa đồng theo Tây như vậy. Cả phần thứ hai của bài bàn về Quốc học, tức bài số 105 [Phụ Nữ Tân Văn, số 105, 22/10/1931], Phạm Quỳnh dành cho việc phân tích nghiên cứu vấn đề để tìm một lối thoát cho tương lai đang lúc Tây phương chi phối chúng ta nặng nề chẳng kém gì Tàu đồng hoá các cụ ta xưa kia. Phạm Quỳnh muốn đề ra một triết lý văn hoá, nó sẽ là linh hồn, là cơ sở cho nền Quốc học tương lai. Triết lý đó là triết lý dung hoà. Ông cho rằng muốn gây được thành một cái quốc học riêng của mình, thì phải dùng phương pháp phê bình khảo cứu của khoa học mà phân tích những học thuyết cùng nghĩa lý cũ của á đông ta rồi đem ra nghiền ngẫm, suy nghĩ, đối chiếu với những điều chân lý cùng những sự phát minh của khoa học thái tây. Kết quả của sự phân tích cùng tổng hợp đó, tức là tài liệu để gây ra quốc học sau này [Phụ Nữ Tân Văn, số 105].

Sau loạt bài của Phan Khôi đến của Phạm Quỳnh, đến lượt Lê Dư lên tiếng. Lê Dư đã định nghĩa quốc học: "Quốc học là học vấn, kỹ thuật của một nước: học vấn kỹ thuật ấy là cái cố hữu của mình hay là cái mình học của người nhưng đã thay đổi nhiều lắm, nay trở thành cái cố hữu của mình mà người ta không ai có" (Phụ Nữ Tân Văn, số 107). Sau bài công kích của Lê Dư, Nguyễn Trọng Thuật đứng ra hoà giải qua bài "Điều đình cái án quốc học". Đây nguyên là một bài diễn thuyết ông đọc tại Hội Trí Tri Hải Dương ngày 26/11/1931, rồi sau lại đăng tải trên Nam Phong tạp chí số 167 ra tháng 12 năm 1931. Nói là hoà giải, là điều đình, nhưng thực ra Nguyễn Trọng Thuật đứng hẳn về phe Lê Dư, công kích phe Phan Khôi.

Trên Phụ Nữ Tân Văn, Sài Gòn, số 60 (10/7/1930), Phan Khôi có bài

“Bàn cùng ông Hồ Duy Kiên”. Trong đó, Phan Khôi kêu gọi không nên bỏ chữ quốc ngữ và phải viết cho đúng. Bởi theo Phan Khôi, một nước văn minh tấn bộ,

nghĩa là hết thảy cả người trong nước đều văn minh tấn bộ chứ không phải một số ít người. Cái văn minh đời nay là văn minh cho cả quần chúng chứ không phải văn minh cho nội một đám quý tộc. Bước được đến cõi văn minh ấy thì phải mọi người trong nước đều biết chữ hết thảy, đều có tri thức suýt soát với nhau hết thảy. Từ đó, Phan Khôi bác bỏ việc coi chữ Pháp như chữ “quốc ngữ”. Ông nói: “Người mình với người Pháp xa cách nhau nhiều bề thì bảo rằng toàn dân An Nam học thông văn tự ngôn ngữ của Pháp làm sao được?Hoặc giả trong đời chẳng có sự gì mà làm chẳng được, học thét cho lâu ngày rồi toàn dân An Nam cũng thông tiếng Pháp chăng. Nhưng mà học thông chữ Pháp thì phải mất lâu ngày, hoặc đôi ba trăm năm, hoặc một ngàn năm thì chi bằng ta đi con đường dễ và mau, là học chữ quốc ngữ”

Mà muốn học được chữ Quốc ngữ thì trước hết phải viết cho đúng chính tả. Sở dĩ Phan Khôi đặt vấn đề phải viết đúng chính tả tiếng Việt là vì thời bấy giờ, chữ Quốc ngữ mới đang trong giai đoạn hình thành, phát triển nên lối viết, lối phát âm còn nhiều chuệch choạng. Và nhà báo Phan Khôi đã “chọc” đúng vấn đề thời sự này. Trên Phụ Nữ Tân Văn, số 30 (28/11/1929), Phan Khôi có bài

“Chữ quốc ngữ ở Nam kỳ với thế lực của phụ nữ” khảo về nguồn gốc và sự phát triển của chữ quốc ngữ ở Nam kỳ. Ông viết: “Những người đàn ông gần già gần chết mà họ viết quốc ngữ sai, thôi bỏ họ đi. Còn đám thiếu niên sơ học sau nầy, các cô có quyền uốn nắn được. Các cô hãy học viết đúng đi trước đã. Rồi các cô hẹn nhau, rày về sau, hễ các cậu, cậu nào viết quốc ngữ đúng thì các cô hãy cho bưng trầu rượu đến nhà; còn không, thì đuổi họ đi cho rảnh. Thà ở góa cả đời, chớ đừng lấy anh chồng không biết viết!”.

Trên Phụ Nữ Tân Văn, số 30 (28/11/1929), ông Đặng Công Thắng (con ông Đặng Thúc Liêng) viết bài “Vấn đề viết chữ Quốc ngữ” để bác lại Phan Khôi. Bác lại bài của ông Đặng Công Thắng, con ông Đặng Thúc Liêng, trên

Phụ Nữ Tân Văn, số 31 (5/12/1929), Phan Khôi vội viết bài “Viết chữ Quốc ngữ phải viết cho đúng” vì ông sợ những lời của Đặng Công Thắng làm rối loạn chữ quốc ngữ, có hại cho việc cổ động học chữ quốc ngữ, cho việc phát triển xã hội. Ông nói: “Tôi thì nói quốc ngữ phải viết đúng. Tôi nhận cho lời ổng nói đó là

làm rối loạn chữ quốc ngữ, có hại cho công việc chúng tôi đương cổ động, nên tôi phải lấy lẽ mà cãi lại, bác cái lời của ông đi, vì sợ thiên hạ nghe lời ông mà sai lầm càng ngày càng hơn”.

Tiếp đó, trên Thần Chung, số 273 (17/12/1929), Phan Khôi viết bài “Hai dấu hỏi ngã cũng cần phải phân biệt”. Phan Khôi viết: “Thiệt ra thì, theo cho đúng tiếng An Nam, chữ bửa củi với chữa bữa ăn phát âm khác nhau, nó cũng như cái ví dụ ông đã lấy, chữ “ích lợi” và chữ “ít lợi” là khác nhau vậy. Nếu bên chữ “ích lợi” và chữ “ít lợi” mà ông muốn phân biệt, thì bên kia chữ “bữa ăn” và chữ “bửa củi” cũng phải phân biệt mới được”.

Chương 3

Những đóng góp và hạn chế của Phan Khôi

trong quá trình hiện đại hóa văn hóa việt nam buổi đầu thế kỷ XX 3.1. Những đóng góp

Theo kết quả nghiên cứu bước đầu, tên tuổi Phan Khôi chủ yếu gắn với báo chí Sài Gòn từ năm 1919 đến cuối thập niên 1930, dù suốt thời gian ấy không phải lúc nào ông cũng sống ở đây. Có thể nói chính môi trường báo chí văn chương Sài Gòn là nơi nuôi dưỡng cây bút Phan Khôi từ điểm định hình đến độ trưởng thành, là nơi cây bút viết báo, viết văn của ông làm việc hiệu quả nhất.

* Trên phương diện văn học

Tờ báo đầu tiên ở Sài Gòn mà Phan Khôi đăng bài có lẽ là tờ Lục tỉnh tân văn. Ông có bài đăng báo này hầu như ngay sau khi thôi cộng tác với tạp chí

Nam Phong ở Hà Nội. Bài cuối cùng ông đăng Nam Phong ( Về việc cấm rượu ở các nước cùng việc rượu lậu ở nước ta, Nam Phong, số 23, tháng 5/1919) thì cũng ngay trong tháng ấy, ngày 7/5/1919 trên tờ Lục tỉnh tân văn ở Sài Gòn đã có bài của Phan Khôi. Ban đầu ông đăng sáng tác: hai bài ca Đưa chồngNhớ chồng, thác lời người vợ có chồng là lính tùng chinh sang Pháp tham gia thế chiến thứ nhất.

Phần văn học Phan Khôi góp với Đông Pháp thời báo khá đa dạng: sáng tác thơ: Dân quạ đình công [Đông Pháp thời báo, ngày 2/6/1928]; Cái chết của con nhà nghèo [Đông Pháp thời báo, ngày 21/7/1928]. Thế nhưng, Phan Khôi can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường là với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc dịch giả. Mặt khác, hoạt động văn chương và học thuật của Phan Khôi được thực hiện chủ yếu trên kênh báo chí. Có thể kể đến các loạt bài bình luận văn học: Cấm sách, sách cấm [Đông Pháp thời báo, ngày 1/9/1928];

chương của nhà báo, Đông Pháp thời báo, ngày 27/10/1928; khảo cứu (Cái dốt cuả triều Huế [Đông Pháp thời báo, ngày 8/5/1928]; Một bài vận văn rất có giá trị về lịch sử: "Hà Nội chánh khí ca [Đông Pháp thời báo, ngày 4/10/1928]; giới thiệu văn sĩ và văn chương nước ngoài: Cái thế lực của nhà văn hào [Đông Pháp thời báo, ngày 5/6/1928 (nói về L. Tolstoy)]; Hồ Thích với Quốc dân đảng

[Đông Pháp thời báo, ngày 18/12/1928]; Ông Eroshenko, thi nhân mù nước Nga

[Đông Pháp thời báo, ngày 19/5/1928]; dịch thuật văn chương: dịch bài Quan về vườn [Đông Pháp thời báo, ngày 5/5/1928] của nhà thơ Pháp H. de Racan (1589-1670); dịch một số tác phẩm của Eroshenko; dịch phần đầu tiểu thuyết tước Monté Cristo của A. Dumas và cho đăng đều kỳ như một cuốn "tiểu thuyết chánh trị". Chính trên tờ Đông Pháp thời báo Phan Khôi đã bắt đầu thử việc trong một thể tài văn chương gắn liền với báo chí là thể tài hài đàm. Dưới bút danh Tân Việt trong tiểu mục "Câu chuyện hằng ngày" do chủ báo Diệp Văn Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp biến văn hoá Đông - Tây đầu thế kỷ XX nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi (Trang 110 - 126)