Phần I MỞ ĐẦU
Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. KHẢ NĂNG SINH SẢN
4.4.1. Thời gian phối giống lại sau khi sanh
Trong chăn nuôi bò sữa, khoảng thời gian phối giống lại sau khi sinh góp phần quyết định đến khoảng cách hai lứa đẻ và số bê được sinh ra, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Sau đây là kết quả chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Thời gian phối giống lại sau khi sanh (ngày)
Nhóm giống n X SD CV (%) 1/2 HF 14 68,5a 6,05 8,83
3/4 HF 21 76,0 6,95 9,15
7/8 HF 10 78,4b 7,75 9,88
Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Các kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, giống 7/8HF có thời gian phối giống lại sau khi sinh là dài nhất (78,4 ngày) ít hơn là nhóm 3/4HF (76 ngày), ít nhất là nhóm 1/2HF (68,5ngày).
Sau đây là kết quả thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả được trình bày trong bảng 4.10.
Bảng 4.10.Thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả khác (ngày)
Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 59,0 71,0 75,0 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 79,6 89,2 103,9 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 70,2 81,1 81,4 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 68,5 76,0 78,4
Kết quả khảo sát của chúng tôi và các tác giả trên cho thấy, thời gian phối giống lại sau khi sinh của đàn bò do chúng tôi khảo sát nhỏ hơn của Nguyễn Hoàng Duy và Nguyễn Quyết Tâm nhưng lớn hơn kết quả của Trần Đình Hiếu.
4.4.2. Hệ số phối
Trong chăn nuôi bò sữa, hệ số phối rất quan trọng nó liên quan đến hiệu quả sản xuất sữa của bò cái. Nếu hệ số phối càng cao thì sản lượng sữa càng thấp, bởi vì bò lên giống làm thay đổi hoạt tính sinh lý của cơ thể bò, sản lượng sữa giảm khi bò lên giống. Nếu hệ số phối thấp thì khoảng cách lứa đẻ ngắn việc nhân đàn càng nhanh và người chăn nuôi càng có lợi.
Hệ số phối giống trên đàn bò lai chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.11. Bảng 4.11. Hệ số phối (lần) Nhóm giống n X SD CV% 1/2 HF 17 1,6a 0,60 36,8 3/4 HF 43 1,8a 1,08 60,3 7/8 HF 23 2,9a 4,19 144,1
Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự giống nhau cho thấy sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Qua bảng 4.11, chúng ta thấy hệ số phối có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ máu lai.
Sau đây là kết quả hệ số phối của một số tác giả trước đây được trình bày trong bảng 4.12.
Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 1,35 1,66 1,80 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 1,29 1,45 1,58 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 1,91 2,07 2,24 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 1,60 1,80 2,90
Những kết quả trên cho thấy, hệ số phối nhóm giống 7/8HF do chúng tôi khảo sát lớn hơn kết quả của 3 tác giả trên, riêng nhóm 1/2HF và 7/8HF thì lớn hơn kết quả của Trần Đình Hiếu và Nguyễn Hoàng Duy nhưng nhỏ hơn của Nguyễn Quyết Tâm.
4.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ cho biết khả năng tăng đàn nhanh hay chậm, nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa vì nó liên quan đến hệ số phối và thời gian phối lại sau khi sinh.
Sau đây là khoảng cách giữa hai lứa đẻ mà chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm giống (ngày)
Nhóm giống n X SD CV%
1/2 HF 10 386,1a 15,3 3,9 3/4 HF 28 394,5a 13,9 3,5 7/8 HF 9 420,0b 16,3 3,8
Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy khoảng cách lứa đẻ càng tăng đối với tỷ lệ máu lai càng tăng, cao nhất là nhóm 7/8HF (420 ngày), nhóm 3/4HF (394,5 ngày) và cuối cùng là nhóm 1/2HF (386,1 ngày).
Kết quả khảo sát của một số tác giả trước đây được trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.14. Kết quả khoảng cách lứa đẻ của một số tác giả (ngày)
Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 366,0 375,0 380,0 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 384,0 395,0 399,0 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 400,0 420,0 454,0 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 386,1 394,5 420,0
Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò do chúng tôi khảo sát nhỏ hơn kết quả của Nguyễn Quyết Tâm nhưng lớn hơn kết quả hai tác giả còn lại, kết quả của các tác giả trên cũng cho thấy khoảng cách lứa đẻ tăng theo tỷ lệ máu lai.