KHẢ NĂNG SINH SẢN

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ LH001 TẠI QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 30)

4.4.1. Thời gian phối giống lại sau khi sanh

Trong chăn nuôi bò sữa, khoảng thời gian phối giống lại sau khi sinh góp phần quyết định đến khoảng cách hai lứa đẻ và số bê được sinh ra, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Sau đây là kết quả chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thời gian phối giống lại sau khi sanh (ngày)

Nhóm giống n X SD CV (%) 1/2 HF 14 68,5a 6,05 8,83

3/4 HF 21 76,0 6,95 9,15

7/8 HF 10 78,4b 7,75 9,88

Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Các kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, giống 7/8HF có thời gian phối giống lại sau khi sinh là dài nhất (78,4 ngày) ít hơn là nhóm 3/4HF (76 ngày), ít nhất là nhóm 1/2HF (68,5ngày).

Sau đây là kết quả thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10.Thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả khác (ngày)

Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 59,0 71,0 75,0 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 79,6 89,2 103,9 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 70,2 81,1 81,4 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 68,5 76,0 78,4

Kết quả khảo sát của chúng tôi và các tác giả trên cho thấy, thời gian phối giống lại sau khi sinh của đàn bò do chúng tôi khảo sát nhỏ hơn của Nguyễn Hoàng Duy và Nguyễn Quyết Tâm nhưng lớn hơn kết quả của Trần Đình Hiếu.

4.4.2. Hệ số phối

Trong chăn nuôi bò sữa, hệ số phối rất quan trọng nó liên quan đến hiệu quả sản xuất sữa của bò cái. Nếu hệ số phối càng cao thì sản lượng sữa càng thấp, bởi vì bò lên giống làm thay đổi hoạt tính sinh lý của cơ thể bò, sản lượng sữa giảm khi bò lên giống. Nếu hệ số phối thấp thì khoảng cách lứa đẻ ngắn việc nhân đàn càng nhanh và người chăn nuôi càng có lợi.

Hệ số phối giống trên đàn bò lai chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.11. Bảng 4.11. Hệ số phối (lần) Nhóm giống n X SD CV% 1/2 HF 17 1,6a 0,60 36,8 3/4 HF 43 1,8a 1,08 60,3 7/8 HF 23 2,9a 4,19 144,1

Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự giống nhau cho thấy sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Qua bảng 4.11, chúng ta thấy hệ số phối có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ máu lai.

Sau đây là kết quả hệ số phối của một số tác giả trước đây được trình bày trong bảng 4.12.

Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 1,35 1,66 1,80 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 1,29 1,45 1,58 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 1,91 2,07 2,24 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 1,60 1,80 2,90

Những kết quả trên cho thấy, hệ số phối nhóm giống 7/8HF do chúng tôi khảo sát lớn hơn kết quả của 3 tác giả trên, riêng nhóm 1/2HF và 7/8HF thì lớn hơn kết quả của Trần Đình Hiếu và Nguyễn Hoàng Duy nhưng nhỏ hơn của Nguyễn Quyết Tâm.

4.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ cho biết khả năng tăng đàn nhanh hay chậm, nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa vì nó liên quan đến hệ số phối và thời gian phối lại sau khi sinh.

Sau đây là khoảng cách giữa hai lứa đẻ mà chúng tôi khảo sát được trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm giống (ngày)

Nhóm giống n X SD CV%

1/2 HF 10 386,1a 15,3 3,9 3/4 HF 28 394,5a 13,9 3,5 7/8 HF 9 420,0b 16,3 3,8

Chú thích: Các giá trị trung bình mang các ký tự khác nhau cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy khoảng cách lứa đẻ càng tăng đối với tỷ lệ máu lai càng tăng, cao nhất là nhóm 7/8HF (420 ngày), nhóm 3/4HF (394,5 ngày) và cuối cùng là nhóm 1/2HF (386,1 ngày).

Kết quả khảo sát của một số tác giả trước đây được trình bày trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả khoảng cách lứa đẻ của một số tác giả (ngày)

Tác giả Năm Địa điểm F1 F2 F3 Trần Đình Hiếu 2001 Long Thành 366,0 375,0 380,0 Nguyễn Hoàng Duy 2003 An Phước 384,0 395,0 399,0 Nguyễn Quyết Tâm 2005 Xuân Lộc 400,0 420,0 454,0 Đinh Trung Hiếu 2007 Quận 12 386,1 394,5 420,0

Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò do chúng tôi khảo sát nhỏ hơn kết quả của Nguyễn Quyết Tâm nhưng lớn hơn kết quả hai tác giả còn lại, kết quả của các tác giả trên cũng cho thấy khoảng cách lứa đẻ tăng theo tỷ lệ máu lai.

4.5. CHI PHÍ TRÊN MỖI CHU KỲ CỦA CÁC GIỐNG BÒ

Tất cả các hộ đều sử dụng lao động trong gia đình cho việc chăm sóc bò, do vậy chi phí này chúng tôi không tính trong đề tài.

Trong thời gian chúng tôi khảo sát, nhà máy sữa có 3 mức giá thu mua sữa là 4.300đ/kg (trước ngày 31/5/2007), 4.700đ/kg (từ 31/05/2007 đến 6/06/2007) và 6.500đ/kg (sau 6/06/2007), nhưng thời gian thu mua với mức giá 4.700đ/kg chỉ kéo dài trong một tuần nên chúng tôi chỉ tính chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được trong chăn nuôi bò sữa dựa vào mức giá thu mua sữa là 4.300đkg và 6.500đ/kg.

4.5.1. Chi phí cố định - Chuồng trại

Đối với các hộ, việc đầu tư chuồng trại là không lớn vì chuồng được thiết kế khá đơn giản hoặc có thể được chuyển đổi từ chuồng heo thành chuồng bò giúp giảm chi phí và phù hợp với những hộ chưa có đủ điều kiện. Nhưng nếu xét lâu dài thì việc cải tạo kiểu tiết kiệm này có thể không phù hợp để nuôi bò, tốn kém thời gian sửa chữa, trùng tu khi xuống cấp. Các chuồng được làm tương đối kiên cố, có độ bền từ 10 đến 15 năm, một số hộ sử dụng mái lá nên khoảng từ 4 đến 5 năm phải lợp lại. Các hộ không có sân chơi cho bò, không xây dựng hàng rào kiên cố, chỉ các con có vấn đề về chân móng mới được cột bên ngoài, cho đi lại ở những nơi cố định.

Giá vật tư dùng để xây dựng chuồng trại có tăng qua thời gian, nhưng các hộ chúng tôi khảo sát chuồng trại được xây dựng từ khá lâu (trước thời điểm tăng giá sữa).Vì vậy khấu hao chuồng trại chúng tôi tính chung cho cả hai thời điểm, ngoài ra còn có cả máy móc và các thiết bị khác sử dụng trong chăn nuôi như máy bơm nước, xe rùa, lu dùng dựng hèm, xẻng…

- Con giống

Thời điểm giá sữa chưa tăng (4.300đ/kg), giá một con bò giống khoảng 13 triệu đồng nhưng khi giá sữa tăng lên 6.500đ/kg thì giá bò giống lên tới 20 triệu đồng/con

không phân biệt nhóm giống với thời gian khai thác khoảng 7 chu kỳ, mỗi bò loại thải giá bán khoảng 6 triệu đồng.

Kết quả tính toán chi phí cố định cho mỗi chu kỳ được trình bày trong bảng 4.15.

Bảng 4.15. Khấu hao cố định trên mỗi chu kỳ từng nhóm giống khi giá sữa là 4.300đ/kg (ngàn đồng/chu kỳ) Giống Loại KH 1/2HF 3/4HF 7/8HF Tỷ lệ trung bình KH CG 1.000 1.000 1.000 69,7% KH CT 312 318 343 22,6% KH MM 106 108 115 7,7% Tổng 1.418 1.426 1.458 100%

Các chi phí khấu hao máy móc và khấu hao chuồng trại có khác nhau vì chúng tôi tính trên khoảng cách chu kỳ sữa, nhóm giống 7/8HF có khoảng cách lứa đẻ lớn nên khấu hao chuồng trại và máy móc lớn hơn.

Sau đây là bảng khấu hao chi phí cố định tại thời điểm giá sữa là 6.500đ/kg.

Bảng 4.16. Khấu hao chi phí cố định trên mỗi chu kỳ sữa khi giá sữa là 6.500đ/kg (ngàn đồng/chu kỳ) Giống Loại KH 1/2HF 3/4HF 7/8HF Tỷ lệ trung bình KH CG 2.000 2.000 2.000 82,2% KH CT 312 318 343 13,3% KH MM 106 108 115 4,5% Tổng 2.418 2.426 2.458 100%

Trong đó KHCĐ: khấu hao cố định. KHCG: khấu hao con giống. KHCT: khấu hao chuồng trại. KH MM: khấu hao máy móc.

Qua kết quả của hai bảng trên, chúng ta thấy khấu hao con giống chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khấu hao cố định. Tại thời điểm khi giá bò giống là 13 triệu/con thì

khấu hao con giống chiếm 69,7% trong khấu hao cố định, nhưng khi giá bò là 20 triệu/con thì giá khấu hao con giống chiếm tới 82,2% trong khấu hao cố định.

4.5.2. Chi phí biến đổi 4.5.2.1. Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn được tính dựa vào giá trị thị trường của từng loại thực liệu theo từng thời điểm giá thu mua sữa khác nhau.

Giá các loại thức ăn ở thời điểm giá thu mua sữa 4.300đ/kg và 6.500đ/kg được trình bày trong bảng 4.17.

Bảng 4.17. Giá trung bình một số loại thức ăn ở hai thời điểm (đồng/kg)

Thức ăn

Thời điểm Cám tổng hợp Hèm bia Xác mì Rơm Cỏ Giá sữa 4.300đ/kg 3.000 800 500 800 200 Giá sữa 6.500đ/kg 3.500 900 580 800 250

Dưới đây là khẩu phần trung bình hằng ngày của bò sữa được trình bày trong bảng 4.18 và 4.19.

Bảng 4.18. Khẩu phần trung bình hằng ngày của đàn bò đang cho sữa (kg)

Thức ăn

Nhóm Cám tổng hợp Hèm bia Xác mì Cỏ Rơm

1/2HF 4,5 6,0 7 27 2

3/4HF 5,5 7,0 7 30 2

7/8HF 6,0 7,0 7 30 2

Bình quân 5,3 6,7 7 29 2

Dưới đây là kết quả tính toán chi phí thức ăn trên mỗi chu kỳ sữa tại hai thời điểm được trình bày trong bảng 4.19 và 4.20.

Thức ăn

Nhóm Cám tổng hợp Hèm bia Xác Cỏ Rơm

1/2HF 1,5 2 2 27 2

3/4HF 1,5 2 2 30 2

7/8HF 1,5 2 2 30 2

Bình quân 1,5 2 2 29 2

Bảng 4.20. Chi phí thức ăn của từng nhóm giống trong một chu kỳ sữa tại thời điểm giá sữa là 4.300đ/kg (ngàn đồng /chu kỳ)

Thức ăn

Nhóm Cám tổng hợp Hèm bia Xác mì Cỏ Rơm Tổng 1/2HF 4.387,5 1.560,0 1.127,5 1.971 584 9.630,0 3/4HF 5.302,5 1.804,0 1.127,5 2.190 584 11.008,0 7/8HF 5.760,0 1.804,0 1.127,5 2.190 584 11.465,5

Trung bình 5.150,0 1.722,7 1.127,5 2.117 584 10.701,2

Sau đây là kết quả chi phí thức ăn khi thời điểm giá sữa là 6.500đ/kg

Bảng 4.21. Chi phí thức ăn của từng giống bò trong một chu kì sữa tại thời điểm giá sữa là 6.500đ/kg (1.000đ/chu kỳ)

Thức ăn

Nhóm Cám tổng hợp Hèm bia Xác mì Cỏ Rơm Tổng 1/2HF 5.118,7 1.755,0 1.307,9 2.463,8 584 11.229,4 3/4HF 6.186,2 2.029,5 1.307,9 2.737,5 584 12.845,2 7/8HF 6.720,0 2.029,5 1.307,9 2.737,5 584 13.378,9

Trung bình 6.008,3 1.938,0 1.307,9 2.646,3 584 12.484,5

Ta thấy chi phí thức ăn trung bình khi giá sữa 4.300đ/kg là 10.701.200 đồng/chu kỳ, nhưng khi giá sữa 6.500đ/kg, do giá thức ăn cho bò tăng lên nên chi phí thức ăn trung bình tại thời điểm này là 12.484.500 đồng/chu kỳ.

4.5.2.2. Chi phí chăm sóc thú y và gieo tinh

Chi phí chăm sóc thú y và gieo tinh là loại chi phí mà trại nào công tác quản lý sinh sản, phòng dịch tốt sẽ giảm được đáng kể. Hiện nay chi phí thú y, việc tiêm phòng một số bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng được nhà nước miễn phí nên góp

phần giảm được chi phí thú y cho các hộ chăn nuôi, việc phát hiện bò lên giống phối đúng lúc cũng làm giảm chi phí gieo tinh và nâng cao năng suất đàn bò.

Chi phí gieo tinh tại thời điểm giá sữa chưa tăng là 50.000 đồng/liều, mỗi lần phối giống các hộ cho phối lặp 2 lần như vậy chi phí hết 100.000/lần phối, tuy nhiên khi giá sữa tăng lên 6.500đ/kg thì chi phí gieo tinh là 70.000 đ/liều, chúng tôi tính hai mức giá đó cho chi phí gieo tinh.

Tuy nhiên việc thu thập số liệu về chi phí thú y rất phức tạp, thiếu chính xác, chỉ có số liệu của vài hộ vì thế chúng tôi tính chi phi thú y chung cho các giống bò là 108.000đ/chu kỳ sữa theo định mức của Dutch Lady (Hà Quốc Việt).

Sau đây là chi phí thú y và gieo tinh của các các giống bò chúng tôi khảo sát được trình bày qua bảng 4.22 và 4.23.

Bảng 4.22. Chi phí thú y và gieo tinh của từng nhóm giống khi giá sữa 4.300đ/kg (ngàn đồng/chu kỳ sữa)

Chi phí

Nhóm Gieo tinh Thú y Tổng cộng

1/2HF 160 108 268

3/4HF 180 108 288

7/8HF 290 108 398

Trung bình 210 108 318

Bảng 4.23. Chi phí thú y và gieo tinh của từng nhóm giống khi giá sữa 6.500đ/kg (ngàn đồng/ chu kỳ sữa)

Chi phí

Nhóm Gieo tinh Thú y Tổng cộng

1/2HF 224 108 332

3/4HF 252 108 360

7/8HF 406 108 514

Trung bình 294 108 402

Các loại chi phí khác bao gồm chi phí phục vụ cho hoạt động trại như điện, xăng, dầu, chi phí bảo trì máy móc, thuốc sát trùng, các chi phí này cũng được tính đồng cho các nhóm bò. Qua khảo sát của các hộ chăn nuôi các chi phí này được tính cho mỗi đầu bò là 500.000 đ/năm.

4.5.2.4. Tổng chi phí của từng nhóm bò trên mỗi chu kỳ cho sữa

Bảng 4.24. Tổng chi phí khi giá sữa là 4.300đ/kg (ngàn đồng/chu kỳ)

CP

Nhóm CPCĐ CPTA CPGT-TY CP khác Tổng 1/2HF 2.418 9.630,0 268 500 12.816,0 3/4HF 2.426 11.008,0 288 500 14.222,0 7/8HF 2.458 11.465,5 398 500 14.821,5 Trung bình 2.434 (17,4%) 10.701,2 (76,7%) 318 (2,3%) 500 (3,6%) 13.953,2 (100%)

Bảng 4.25. Tổng chi phí khi giá sữa là 6.500đ/kg (ngàn đồng/CK)

Loại CP

Nhóm CPCĐ CPTA CPGT-TY CP khác Tổng 1/2HF 2.418 11.229,4 332 500 14.479,4 3/4HF 2.426 12.845,2 360 500 16.131,2 7/8HF 2.458 13.378,9 514 500 16.850,9 Trung bình 2.434 (15,4%) 12.484,5 (78,9%) 402 (2,5%) 500 (3,2%) 15.820,5 (100%)

Trong đó, CPCĐ: Chi phí cố định. CPTA: Chi phí thức ăn.

CPGT-TY: Chi phí gieo tinh- thú y. CP: Chi phí.

Qua bảng trên chúng ta thấy, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chăn nuôi bò sữa (76,7%) tại thời điểm giá sữa 4.300đ/kg, nhưng khi giá sữa 6500đ/kg thì giá chi phí thức ăn chiếm (78,9%).

4.6. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN- Thu từ sữa - Thu từ sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, ngoài nguồn thu chủ yếu là tiền bán sữa còn có nguồn thu từ bán bê và bán phân tuy không lớn nhưng cũng đóng góp đáng kể cho người chăn nuôi, giá bán sữa tùy thuộc vào chất lượng sữa, đối với những hộ khoán cho người vắt sữa thuê thì giá sữa luôn cố định. Tại thời chúng tôi khảo sát, công ty VINAMILK thu mua sữa của người giao sữa với giá cao nhất là 4.300đ/kg sữa thì người vắt sữa trả cho người chăn nuôi với giá 3.800đ/kg, với mức giá trên người vắt sữa thuê được hưởng tối đa 500đ/kg. Các hộ tự vắt sữa và giao trực tiếp được trợ cấp thêm 50đ/kg sữa.

Giá sữa là 6.500đ/kg thì người chăn nuôi khoán cho người vắt sữa với giá 5.900đ/kg sữa. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tính thu nhập từ sữa theo mức giá khoán cho người vắt sữa thuê.

- Thu từ tiền bán bê

Chúng tôi tính mỗi chu kỳ của bò sữa cho một bê, tại thời điểm giá sữa là 4.300đ/kg thì giá một bê cái là 1.000.000đ/con, giá bê đực khoảng 600.000đ/con, khi giá sữa lên đến 6.500đ/kg thì giá bê cái là 4.000.000đ/con. Với giả định tỷ lệ bê sinh ra là 50% đực và 50% cái thì giá trị thu trung bình trên mỗi lứa đẻ là 800.000đ (thời điểm giá sữa 4.300đ/kg) và 2.300.000đ (thời điểm giá sữa là 6.500đ/kg).

- Thu từ phân

Khoản thu từ phân nếu biết tận dụng tốt sẽ tạo nguồn thu không nhỏ, một số hộ thì sử dụng để bón cho đồng cỏ của mình, một số hộ thì bán cho nên chúng tôi lấy số liệu bình quân doanh thu từ phân là 600.000đ/chu kỳ.

Kết quả tính toán tổng doanh thu/chu kỳ của các nhóm giống ở các thời điểm giá sữa khác nhau được trình bày trong bảng 4.26 và 4.27.

4.300đ/kg (ngàn đồng/chu kỳ)

Thu từ

Nhóm Sữa Bê Phân Tổng

1/2HF 14.906 800 600 16.106

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA HF VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TẠI MỘT SỐ HỘ BÁN SỮA CHO TRẠM THU MUA MÃ SỐ LH001 TẠI QUẬN 12, TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w