3 .Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7. Giả thuyết nghiên cứu
1.2. Các lý thuyết ứng dụng:
1.2.2. Thuyết trao đổi xã hội:
Thuyết Trao đổi xã hội có nguồn gốc từ sự kết hợp của tâm lý học, kinh tế học và xã hội học. Lý thuyết trao đổi xã hội đã đƣợc giới thiệu trong những năm 1960 bởi George Homans. Sau khi Homans thành lập lý thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Richard Emerson, John Thibaut và Harold Kelly tiếp tục nghiên cứu về lý thuyết này. John Thibaut và Harold tập trung nghiên cứu về các khái niệm tâm lý, nhóm nhị nguyên, nhóm nhỏ. Homans tập trung vào nghiên cứu các hành vi của cá nhân khi tƣơng tác với nhau. Ông tin rằng các đặc điểm nhƣ năng lƣợng, sự phù hợp, lãnh đạo, tình trạng và công bằng trong hành vi xã hội lài rất quan trọng để giải thích trong lý thuyết.
- Lý thuyết trao đổi xã hội đề xuất rằng hành vi xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi lợi ích giữa các cá nhân. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở các yếu tố vật chất mà trong quan hệ xã hội nó còn có thể là sự cảm thông, chia s , cảm giác đƣợc tôn trọng, tình yêu thƣơng...mà cá nhân nhận đƣợc.
- Mục đích mà mọi ngƣời hƣớng đến trong các mối quan hệ là: Tăng lợi ích, giảm chi phí/thiệt hại cho bản thân. Thuyết cho rằng tất cả các mối quan hệ của con ngƣời đƣợc hình thành bởi sự phân tích giá cả lợi nhuận một cách chủ quan và có sự so sánh giữa các lựa chọn. Vì thế, khi những rủi ro lớn hơn những phần thƣởng, con ngƣời sẽ chấm dứt hoặc từ bỏ mối quan hệ. Ví dụ, khi một ngƣời nhận thấy giá trị cái mình cho đi lớn hơn cái họ nhận đƣợc, thì ngƣời đó tức khắc sẽ quyết định từ bỏ mối quan hệ.
- Theo đó, chi phí/thiệt hại liên quan đến những điều đƣợc xem là ảnh hƣởng xấu đến cá nhân nhƣ phải bỏ tiền, thời gian và nỗ lực vào một mối quan hệ. Những lợi ích là điều mà cá nhân nhận ra trong các mối quan hệ nhƣ niềm vui, tình bạn, sự đồng hành và hỗ trợ xã hội.
- Lý thuyết trao đổi xã hội cho thấy rằng về cơ bản chúng ta có những lợi ích và trừ đi các chi phí/thiệt hại để xác định có bao nhiêu mối quan hệ có giá trị. Mối quan hệ tích cực là khi lợi ích lớn hơn chi phí, trong khi mối quan hệ tiêu cực xảy ra khi các chi phí lớn hơn lợi ích.
- Tuy nhiên, do kỳ vọng của mỗi cá nhân vào các mối quan hệ là khác nhau nên mức độ hài lòng của họ đối với kết quả cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, trong mối quan hệ tình yêu, có những ngƣời hài lòng với việc nhận đƣợc sự quan tâm, chăm sóc của đối phƣơng, nhƣng có ngƣời còn mong chờ ngoài các yếu tố tinh thần sẽ có cả các phần thƣởng "vật chất" khác nhƣ những món quà...
- Khi không hài lòng với các mối quan hệ, ngƣời ta sẽ từ bỏ nó và tìm đến "các lựa chọn thay thế" là những mối quan hệ khác hứa hẹn sẽ cho nhiều lợi ích hơn mối quan hệ hiện tại. Càng có nhiều mối quan hệ thay thế, cá nhân càng ít phụ thuộc vào mối quan hệ hiện tại. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh mức độ chủ động của phụ nữ ngày nay với phụ nữ trƣớc đây trong việc đƣa ra quyết định ly hôn, các lý do chủ yếu là vì phụ nữ ngày càng độc lập hơn về kinh tế và địa vị xã hội, họ có nhiều mối quan hệ xã hội và dễ dàng hơn trong việc tái hôn so với trƣớc đây.
- Trƣớc khi từ bỏ một mối quan hệ, cá nhân cũng cân nhắc các rào cản. Đó có thể là khoảng thời gian đã bỏ ra để xây dựng mối quan hệ, là những lợi ích tài chính chung đang chia s , là cảm xúc, là tránh các cuộc đối đầu,...Nghĩa là đôi khi dù không hài lòng với các mối quan hệ, nhƣng vì các rào cản, cá nhân sẽ vẫn duy trì chúng để duy trì một số các lợi ích khác. Ví dụ: ngƣời vợ không ly hôn dù rất "chán" chồng vì chị ta sợ sẽ mất quyền nuôi con.
- Mọi trao đổi xã hội đều hƣớng đến quyền lực, hay nói cách khác các cá nhân luôn mong muốn gia tăng quyền lực, gia tăng sự kiểm soát của mình trong mối quan hệ xã hội;
- Tóm lại, lý thuyết Trao đổi xã hội nhấn mạnh vào giải thích hành vi của cá nhân theo kết quả của hành vi đó (Anh làm nhƣ thế vì muốn đạt đƣợc điều gì) thay vì giải thích theo nguyên nhân nhƣ các lý thuyết hành vi khác.
* Ứng dụng lý thuyết trao đổi xã hội
Nhân viên xã hội khi tiếp cận, làm việc nhóm với nữ bán dâm mong muốn đƣợc tìm hiểu về hoàn cảnh, nhu cầu hoặc nắm bắt đƣợc tâm lý của họ. Đối với ngƣời bán dâm thì họ thƣờng đặt ra cho nhân viên xã hội các câu hỏi nhƣ: Họ tiếp cận mình để làm gì? Mình sẽ đƣợc gì khi trao đổi với họ?... Để giải quyết vấn đề đó, nhân viên xã hội cần nắm vững thuyết trao đổi xã hội để có thể điều hòa đƣợc mối quan hệ giữa nhân viên xã hội cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời bán dâm với ngƣời bán dâm trong quá trình sinh hoạt nhóm.