3 .Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7. Giả thuyết nghiên cứu
1.4. Quan điểm về công tác phòng, chống mại dâm
1.4.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm
UNFPA…trên địa bàn Quận Đồ Sơn có khoảng gần một nghìn gái mại dâm. Vì vậy nên cần các biện pháp can thiệp giảm tác hại cho ngƣời bán dâm, tránh lây truyền các bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản than ngƣời bán dâm và cho cộng đồng.
1.4. Quan điểm về công tác phòng, chống mại dâm.
1.4.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm dâm
Quan điểm về phòng, chống mại dâm của Đảng và nhà nƣớc ta nhất quán quan điển coi mại dâm là hoạt động cấm và những đối tƣợng liên quan đến hoạt động mại dâm là vi phạm pháp luật. Quan điểm, chủ trƣơng là vậy nhƣng cách thức thực hiện thì có sự chuyển dịch theo hƣớng tôn trong và bảo vệ quyền con ngƣời.
Những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, tệ nạn xã hội cũng có xu hƣớng phát triển ngày càng tăng, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, nhất là tệ nạn mại dâm, nghiện hút ma tuý… Đây là loại TNXH nhức nhối nhất ở nƣớc ta, trái với bản chất của chế độ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, gây hậu quả nghiêm trọng, làm băng hoại đạo đức, lối sống, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, làm mất trật tự an toàn xã hội, phát triển giống nòi…
Tệ nạn xã hội là vấn đề mới nảy sinh trong kinh tế thị trƣờng nên đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm và đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách, biện pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh và tăng cƣờng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Nghị quyết Đại hội VI (1986-1990) của Đảng đã nhấn mạnh rằng, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mặt tích cực là rất cơ bản, nhƣng có mặt tiêu cực là tệ nạn xã hội phát triển. Chủ trƣơng của Đảng ta lúc này là phải phát động thành “phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội”.
Đến Đại hội VII (1991-1995) trên cơ sở nhận định rằng mặc dù có nhiều cố gắng và ngăn chặn, song tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng, Đảng ta đã xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 1991-1995 là “vƣợt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cƣờng ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội”, đồng thời nhấn mạnh phải “đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng (ma tuý, mại dâm…).
Thời kỳ 1996 - 2000, đất nƣớc tiếp tục đổi mới theo hƣớng Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng. Tuy nhiên, tình hình trong nƣớc và quốc tế có nhiều
diễn biến phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở một số nƣớc khu vực châu Á và trên thế giới đã tác động đáng kể đến nƣớc ta. Những năm 1997-1998 tăng trƣởng kinh tế giảm và đạt mức thấp nhất so với 5 năm trƣớc đó. Thời kỳ này tình hình tệ nạn xã hội cũng có xu hƣớng gia tăng mạnh, nhất là nạn ma tuý và mại dâm lan rộng; số ngƣời nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS tăng, trở thành vấn đề xã hội nhức nhối. Trƣớc tình hình đó, Đảng ta chủ trƣơng “kết hợp hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội”, nhất là tệ trộm cƣớp, cờ bạc, ma tuý, mua bán dâm…
Bƣớc vào thiên niên kỷ mới, đất nƣớc đã trải qua 20 năm đổi mới và kết thúc 10 năm thực hiện chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), đã đạt đƣợc thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bƣớc vào thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Với nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân đã hạn chế đƣợc tốc độ gia tăng tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, nghiện hút ma tuý vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở lứa tuổi tr , ở các đô thị, khu du lịch, vùng giáp biên và giáp ranh giữa các tỉnh, huyện… Phòng, chống TNXH là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và bức xúc nhằm góp phần xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới trong quá trình phát triển và hội nhập ở nƣớc ta. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001-2005) đã xác định cần phải “ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là các tệ nạn mại dâm, ma tuý và HIV/AIDS”. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh phải “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con ngƣời Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, chính là hƣớng quan trọng và cơ bản nhất để đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra chủ chƣơng, biện pháp quyết liệt và toàn diện, cụ thể nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội: "Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma tuý. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, quản lý các trung tâm cai nghiện có hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tƣợng sau cai nghiện. Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của các tệ nạn xã hội. Nhân rộng mô hình xã, phƣờng, thôn, ấp, bản không có tệ nạn xã hội...; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình...; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại tr em".
Có thể nói rằng, nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tệ nạn xã hội ngày càng rõ ràng, nhất quán, không chỉ là vấn đề nhận thức luận mà còn có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, coi đây là một cuộc đấu tranh không kém phần cam go, phức tạp, gắn liền với xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới trong quá trình phát triển và hội nhập ở nƣớc ta. Bởi vậy cần phải tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở; phát động thành phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội, góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Cùng với quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tệ nạn xã hội, cũng diễn ra đồng thời quá trình thể chế hoá về mặt Nhà nƣớc các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống TNXH.
Ngay từ năm 1986, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã có chỉ thị 14/CT (ngày 16/1/1986) về tập trung cải tạo hoặc lao động bắt buộc gái mại dâm chuyên nghiệp. Luật Bảo vệ Sức kho nhân dân (năm 1989) quy định bắt buộc chữa bệnh đối với ngƣời mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, bệnh ma tuý, bệnh HIV/AIDS. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm.
Đến năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05/CP (ngày 29/1/1993) về “ngăn chặn và chống tệ nạn mãi dâm”; Nghị quyết 20/CP về “đẩy mạnh công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS”. Tiếp đó, ngày 6/7/1995 UB Thƣờng vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong đó có đối tƣợng mại dâm và nghiện ma tuý với các hình thức giáo dục, chữa trị, cai nghiện, tổ chức lao động sản xuất tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở tập trung thuộc ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
Ngày 14/3/2003, Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh phòng, chống mại dâm (số10/2003/PL-UBTVQH11). Pháp lệnh đã quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm. Nhà nƣớc thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại dâm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Ngày 10 tháng 5 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Trong Chƣơng trình hành dộng trên đã nêu rõ mục tiêu, biện pháp thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó vẫn bán sát theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm là kiên quyết đẩy lùi tệ nạn mại dâm, khi triệt phá
đƣợc ổ mại dâm thì đƣa ngƣời bán dâm vào Trung tâm chƣa bệnh và giáo dục lao động xã hội.
Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính sửa đổi số 15/2012/QH13 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và đã có có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ quy định giam giữ bắt buộc ngƣời bán dâm trong các trung tâm giáo dục lao động xã hội (trung tâm 05). Nghị quyết 24/2012/QH13 của Quốc Hội quy định thả ngƣời bán dâm đang quản lý tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội về cộng đồng.
Trƣớc tình hình này, nhu cầu cần phải có cách tiếp cận mới đối với vấn đề mại dâm ngày càng trở nên cấp thiết. Thay vì áp dụng các biện pháp cƣỡng chế và bắt ngƣời bán dâm, đã thực hiện trong nhiều năm qua và cho thấy chƣa đạt kết quả nhƣ mong đợi, Chính phủ đã xem xét và quyết định áp dụng các biện pháp can thiệp giảm đi những tác hại xấu của mại dâm. Trong Chƣơng trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã đƣa ra ba mô hình thí điểm nhằm hỗ trợ giảm hại, hòa nhập công đồng cho ngƣời bán dâm: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngƣời bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của ngƣời lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ tăng cƣờng năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của ngƣời bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới. Đây là cơ hội để các tỉnh tiến hành tiếp cận hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bán dâm nhằm giảm tỷ lệ ngƣời bán dâm bị lây nhiễm các bệnh về tình dục hƣớng tới giảm tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Từng bƣớc tiếp cận cụ thể hơn để nắm đƣợc nhu cầu, đời sống của ngƣời bán dâm và từng bƣớc khắc phục những hậu quả của tệ nạn mại dâm theo hƣớng