Đánh giá chung các hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu trên địa bàn quận đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 64 - 68)

2.1 .Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm

3.1. Đánh giá chung các hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức

sóc sức khỏe sinh sản cho nữ mại dâm.

3.1.1. Những mặt đạt được

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa:

Vai trò là ngƣời giáo dục cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.

Qua khảo sát địa bàn Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng về hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn giáo dục phòng ngừa cho nữ bán dâm đƣợc thực hiện qua một số hoạt động cụ thể: Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội đã phối hợp với Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận Đồ Sơn tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống mại dâm đến các ban, ngành, đoàn thể, trƣởng khu dân cƣ trên địa bàn, các cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nội dung tập huấn các kiến thức về các chủ trƣơng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc và các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phòng chống mại dâm. Hội nghị tuyên truyền lồng ghép với phát tờ rơi, tuyên truyền trên pano, áp phích…

Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình truyền thông trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (hệ thống loa truyền thanh của xã) về phòng chống tệ nạn mại dâm nhƣ: giáo dục nếp sống văn minh, tác hại của tệ nạn mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn dƣới nhiều hình thức, các kiến thức phòng

ngừa lây nhiễm HIV/AIDS… tuyên truyền đến các khu dân cƣ, thôn xóm tại phƣờng quận Đồ Sơn, Hải Phòng.

Viết tin bài và đƣa một số hoạt động về việc thực hiện thí điểm Mô hình “Kết hợp thực hiện các biện pháp can thiệp giảm hại về HIV/AIDS và hỗ trợ sinh kế cho ngƣời bán dâm” trên trang Webside của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.

" Hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm cũng như phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục được Chi cục chúng tôi thực hiện thường xuyên trong thời gian qua. Đồng thời những hoạt động về xây dựng mô hình thí điểm cũng được chúng tôi đưa lên trang Web của Chi cục." (N.T.N.Nam. cán bộ Chi cục PCTNXH. 35 tuổi)

- Hỗ trợ can thiệp giảm hại và hòa nhập cộng đồng

Để không làm tăng nguy cơ lây lan trong xã hội, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp hợp với Trung tâm da liễu thành phố Hải Phòng tổ chức khám, xét nghiệm, và phát thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và xét nghiệm HIV cho 25 nữ bán dâm. Trong đó ngƣời bán dâm chủ yếu là đƣợc chữa các bệnh xã hội nhƣ: Nấm, lậu, hepec, gan B, bệnh viêm nhiễm đƣờng tình dục, đặc biệt nhiễm HIV/AIDS. Kết quả có 2 ngƣời HIV dƣơng tính, 5 ngƣời heppec dƣơng tính, 20 ngƣời viêm âm đạo và đƣợc điều trị.

Thông qua đề xuất, dự thảo xin hỗ trợ tạo việc làm sinh kế của Nhóm tự lực Hoa Trinh Nữ, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã hỗ trợ cho 05 phụ nữ bán dâm có nhu cầu tái hòa nhập cộng đồng, mỗi ngƣời 3.000.000đ, tổng cộng là 15.000.000đ (mƣời năm triệu đồng chẵn) để họ có vốn tự buôn bán nhỏ, tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống.

- Hỗ trợ tư vấn, tham vấn, tổ chức sinh hoạt nhóm, thảo luận nhóm:

Nhóm tự lực Hoa Trinh nữ đã tiến hành điều tra, rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu thập thông tin số lƣợng khách hàng trên địa bàn thí điểm để lập bản đồ trên các cung đƣờng chị em hành nghề. Kết quả đã khảo sát 77 cơ sở kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là các cơ sở bình dân nhƣ: Nhà nghỉ, quán karaôkê, quán cà phê, quán gội đầu, quán tẩm quất thƣ giãn, quán tẩm quất giác hơi với số lƣợng khách hàng từ khoảng từ 250 ngƣời đến hơn 400 ngƣời. Trong đó một số ngƣời ở tại quán, một số di động và một số do chủ quản lý có khách thì gọi.

Sau khi tiến hành rà soát, Nhóm tự lực Hoa Trinh nữ đã tiến hành tiếp cận 150 phụ nữ bán dâm trên địa bàn thí điểm, bao gồm cả ngƣời bị ép buộc bán dâm và ngƣời tự nguyện bán dâm, tổ chức các hoạt động phát bao cao su miễn phí tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, tƣ vấn cho họ về việc thay đổi hành vi tình dục an toàn nhằm giảm hậu quả và tác hại của việc bán dâm, xây dựng lòng tin để các phụ nữ bán dâm tham gia vào Nhóm, giới thiệu và chuyển gửi chị em đến các cơ sở khám, xét nghiệm, điều trị các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS.

Nhóm tự lực Hoa Trinh nữ đã tiến hành tổ chức đƣợc 9 buổi sinh hoạt nhóm, thảo luận nhóm định kỳ, thƣờng xuyên cho 176 khách hàng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và tại văn phòng, có mời bác sỹ về nói chuyện, phổ biến các kiến thức theo chuyên đề nhƣ: kiến thức về sức khỏe, sinh sản, chăm sóc sức khỏe liên quan đến hoạt động tình dục, chủ đề VCT, phòng tránh HIV, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, lợi ích của điều trị VCT và HIV sớm, STIs; Xác định nhu cầu hỗ trợ giảm hại của các phụ nữ bán dâm và giới thiệu họ đến các dịch vụ y tế về can thiệp dự phòng, khám, điều trị HIV và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, đồng thời kết hợp với việc cung cấp

bao cao su cho các phụ nữ bán dâm với mục tiêu phòng ngừa, giảm hại. Thông qua các hoạt động tƣ vấn, sinh hoạt, thảo luận nhóm ….. cho các phụ nữ bán dâm, tạo điều kiện cho họ có ý thức thay đổi hành vi nhằm giảm hậu quả và tác hại của việc bán dâm, ngoài ra, các chị em tự giúp đỡ nhau, hoặc tìm kiếm việc làm phù hợp, phát triển kinh tế gia đình.

3.1.2. Những hạn chế

Nhu cầu sử dụng dịch vụ có chất lƣợng về SKSS/HIV của nhóm nữ bán dâm là cao hơn so với khả năng đáp ứng của dự án

Vẫn còn sự kỳ thị, gây khó khăn của CBYT khi nữ bán dâm tiếp cận dịch vụ tại cơ sở y tế công lập. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSKSS/ phòng HIV của nhóm nữ mại dâm là sự kỳ thị của cộng đồng nói chung và CBYT nói riêng. Cho dù đã có nhiều chƣơng trình can thiệp, hoạt động tuyên truyền nhƣng một số CBYT công lập vẫn tỏ thái độ kỳ thị và gây khó khăn cho nhóm nữ mại dâm khi họ đến khám/ điều trị. Vì sự kỳ thị này, nhóm nữ bán dâmthƣờng cảm thấy e ngại khi tiếp cận dịch vụ và thƣờng chỉ khi có bệnh thực sự họ mới đến cơ sở y tế.

Trình độ học vấn của nữ bán dâm thấp cản trở đến việc tiếp cận nguồn thông tin bổ trợ. Một trong những hoạt động can thiệp của dự án là phát tờ rơi cho nhóm nữ bán dâm, tờ rơi cung cấp những kiến thức về STIs/ HIV… tuy nhiên rất nhiều nữ mại dâm có trình độ học vấn rất thấp, thậm chí không đi học và không thể đọc đƣợc. Vì vậy việc tự đọc và hiểu đƣợc nội dung tờ rơi cũng còn hạn chế.

Di biến động lớn trong nhóm nữ bán dâm trong một thời gian ngắn. Đây có lẽ là một trong những đặc điểm khó nhất khi đo lƣờng hiệu quả của các hoạt động can thiệp. Đối tƣợng thay đổi liên tục nhƣ vậy với những em rất tr , trình độ học vấn thấp và hiểu biết hạn chế … khiến cho các chƣơng trình

can thiệp cần phải triển khai hoạt động liên tục để đạt đƣợc mục tiêu của chƣơng trình.

Một số chính sách còn gây cản trở cho việc tiếp cận dịch vụ giảm hại của nhóm nữ bán dâm. Đó là sự mâu thuẫn với chính sách/ pháp luật: Hiện tại Pháp lệnh phòng chống mại dâm coi mại dâm là phạm pháp và nghiêm cấm tất cả các hoạt động liên quan đến mại dâm. Nhƣ vậy việc triển khai các hoạt động can thiệp cho nhóm nữ bán dâm vô hình chung là chấp nhận có hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn, sự mâu thuẫn này khiến hoạt động can thiệp phải thông qua ban ngành khác (ví dụ Y tế) chứ chính quyền không thể triển khai trực tiếp đƣợc.

3.2. Đánh giá vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ bán dâm tại Quận Đồ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu trên địa bàn quận đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)