Đối với tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và hòa nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu trên địa bàn quận đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 73 - 90)

2.1 .Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.4. Đối với tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và hòa nhập

Mại dâm chƣa đƣợc sự công nhận chính thức của pháp luật. Nhóm hoạt động chủ yếu dƣới sự bảo trợ, đỡ đầu của các tổ chức NGO nên khả năng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ nhƣ tham khám y tế, trị liệu tâm lý.... của các thành viên tham gia nhóm tự lục bị hạn chế.

Nhƣ chúng ta biết, trong những năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế thế giới và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nên các tổ chức quốc tế và phi chính phủ dần dần hạn chế số tiền tài trợ phát triển cộng đồng. Điều này ảnh hƣởng lớn đến việc duy trì mô hình. Rất nhiều mô hình thí điểm khi có sự trợ giúp của các tổ chức quốc tê thì hoạt động rất tốt và đem lại hiệu quả cao cho cộng đồng. Chính vì vây, để có thể tạo đƣợc sự bền vững của các Chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bán dâm, chúng ta thúc đẩy đƣợc nguồn lực tự có trong nhóm ngƣời hoạt động mại dâm

Hiện tại, mạng lƣới các dịch vụ xã hội dành cho ngƣời dân là khá đầy đủ từ cấp xã lên tới trung ƣơng. Nổi bất nhất là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bán dâm. Nhƣng đối tƣợng đƣợc coi là nhóm yếu thế trong xã hội nhƣ ngƣời già, tr em, ngƣời khuyết tật... đều đƣợc nhà nƣớc cấp th bảo hiểm y tế và đƣợc quy định rõ ràng trong các văn bản hành chính. Đối với chị em hoạt động mại dâm cũng đƣợc coi là những đối tƣợng yếu thế và dễ bị tổn thƣơng trong xã hội nhƣng do đặc điểm hoạt động của họ nhƣ hoạt động mại dâm ở nơi khác nơi cƣ trú, không có giấy tờ tuỳ thân nên việc tiếp cận các dịch vụ là rất khó khăn. Ngƣời hoạt động mại dâm muốn đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế cần phải có chứng minh thƣ, giấy tạm trú...Vì vậy, để các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ mại dâm đạt hiệu quả cần phải có nhƣng quy định về thủ tục tiếp cận các dịch vụ xã hội dành riêng cho ngƣời hoạt động mại dâm.

Các thành viên ban điều hành nhóm nhìn chung kiến thức còn hạn chế nhƣng chƣa đƣợc tập huấn đầy đủ dẫn đến một số nội dung truyền thông, giáo dục còn sơ lƣợc. Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta cần phải thực hiện công tác đào tạo cho ngƣời tham gia sinh hoạt nhóm tự lực. Mặc dù những ngƣời tham gia nhóm tự lực cho thể có trình độ thấp nhƣng chúng ta cần phải tập huấn để trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về cách chuyển tuyến, sử dụng các dụng cụ giảm hại....

Các Chƣơng trình thực hiện nhƣ hỗ trợ tâm lý, phát bơm kim tiêm, chuyển tuyến cho chị em đến cơ sở y tế, trung tâm công tác xã hội cần phải thực hiện thƣờng xuyên liên tục nhằm mang liệu hiệu quả cao trong công tác hỗ trợ.

KẾT LUẬN

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhƣng hoạt động mại dâm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhƣng ở diện rộng lan tất cả khu vực cả nƣớc. Hoạt động của tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi. Xuất hiện một số đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài lợi dụng những kẽ hở về mặt quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trƣờng... nhƣng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm.

Mại dâm và tình dục không an toàn đã, đang là tác nhân gây bệnh dịch HIV. Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan ban ngành đã hạn chế phần nào tốc độ gia tăng của tệ nạn mại dâm, nhất là mại dâm hoạt động công khai nơi công cộng, giảm các tụ điểm mại dâm phức tạp. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng tệ nạn mại dâm hiện nay mới giảm ở bề nổi, chƣa giải quyết dứt điểm đƣợc đƣờng dây hoạt động mại dâm liên tỉnh, đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài hoạt động mại dâm; mại dâm nam, mại dâm đồng giới, buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm, mại dâm có yếu tố nƣớc ngoài...Mại dâm vẫn luôn tồn tại và không thể xóa bỏ triệt để chính vì vậy cần có cách tiếp cận hiệu quả, có các giải pháp phù hợp nhằm khống chế sự gia tăng phát triển của nó, giảm tác hại của mại dâm đến cộng đồng xã hội là hết sức cần thiết.

Trong quá trình làm việc của mình, do bị xã hội kỳ thị và sự kỳ thị trong chính bản thân các chị em mà các chị em khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm hại, nhất là tiếp cận khám chữa bệnh, sử dụng bao cao su..

Nhu cầu hỗ trợ giảm giảm tác hại về CSSK của ngƣời bán dâm phần lớn vẫn tập trung vào tƣ vấn, xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS, STIs, Viêm gan B, C . Bên cạnh đó là nhu cầu đƣợc tƣ vấn nạo phá thai an toàn, đƣợc Điều trị methadone đối với nhóm chị em sử dụng ma túy, đƣợc điều trị và tiếp tục đƣợc điều trị ARV đối với nhóm chị em có HIV/AIDS, cung cấp BCS miễn phí..

Các chƣơng trình can thiệp dự phòng, chăm sóc điều trị cho ngƣời nhiễm HIV triển khai tại các địa phƣơng đảm bảo quyền tiếp cận với các dịch vụ liên quan tới HIV nhƣ quyền xét nghiệm và tƣ vấn về HIV, quyền chăm sóc và điều trị và quyền đƣợc tham gia các can thiệp giảm tác hại trong phòng chống HIV. Ngƣời mua dâm tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ này khá dễ dàng và chủ yếu thông qua đội ngũ đồng đẳng viên. Các dịch vụ khám và điều trị STIs dành riêng cho ngƣời mua dâm hiện chƣa có. Mặc dù vậy, chị em vẫn tiếp cận đƣợc các dịch vụ khám và điều trị STIs tại các chƣơng trình giảm tác hại cho nhóm ngƣời có nguy cơ cao trong dự phòng chăm sóc điều trị của các chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS tại các địa phƣơng.

Tuy nhiên,các chi phí cho hoạt động hỗ trợ giảm hại CSSK cho nhóm đối tƣợng chủ yếu từ nguồn viện trợ thông qua các chƣơng trình dự án. Trong khi các nguồn này đang có xu hƣớng bị cắt giảm dần đặt ra vấn đề không nhỏ trong việc duy trì hỗ trợ cho ngƣời bán dâm.

Sức khỏe sinh sản của ngƣời phụ nữ luôn luôn quan hệ chặt chẽ với cuộc sống xã hội của họ. Những khó khăn của ngƣời bán dâm gặp phải liên quan đến vấn đề sức khỏe, bệnh tật và nhu cầu đƣợc hỗ trợ về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và những nỗ lực của nữ bán dâm để đạt đƣợc sự kiểm soát về sức khỏe sinh sản thƣờng cũng là những nỗ lực để kiểm soát chính

cuộc sống xã hội của họ. Các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của ngƣời mại dâm vẫn luôn cần đƣợc tiếp tục duy trì hỗ trợ.

Nhu cầu cần đƣợc trợ để có thể thay đổi công việc bao gồm: Hỗ trợ vay vốn; hƣớng dẫn kiến thức kỹ năng kinh doanh nhỏ, dạy nghề và có các giải pháp giảm thiểu tình huống gây cảm giác bị kỳ thị và tự kỳ thị cho chị em mại dâm sẽ là những yếu tố giúp chị em có đƣợc công việc phù hợp để có cơ hội dần tiến tới từ bỏ mại dâm, hòa nhập cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2000), Đề án chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2000 - 2005, Hà nội.

2. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy; tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về giai đoạn 2005- 2010, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội năm 2012 ”Cơ sở Lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đến năm 2020”.

4. Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội (Cục PCTNXH), Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) năm 2013 ”Đặc điểm di biến động của ngƣời hoạt động mại dâm nhìn từ góc độ giới”.

5. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội năm 2003 Tâm lý của phụ nữ tham gia mại dâm chƣa đến tuổi vị thành niên”. 6. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2013 ”Đánh giá nhu cầu hỗ trợ ngƣời bán dâm và tình phù hợp với mô hình thí điểm từ năm 2011-2014” 7. Cục phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội năm 2013 ”Các nghiên cứu quốc tế về phòng, chống mại dâm”.

8. Cục phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội biên soạn năm 2014 "Can thiệp giảm tác hại nhằm cải thiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản và HIV cho người bán dâm dành cho học viên và giảng viên”

9. Cục phòng, chống tệ nạn xã hội 2014,"Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng định hướng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đến 2020”

10. Ngọc Hà (sƣu tầm) (1999), "Một số vấn đề pháp luật đối với nạn mại dâm", Những vấn đề phòng chống tệ nạn mại dâm và ma tuý - Bộ LĐTBXH - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Thu Hà, (2011), Hoạt động đào tạo nhân lực Công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay, (Kỷ yếu hội thảo quốc tế 20 năm Khoa Xã hội học thành tựu và thách thức), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Vũ Quang Hào ( chủ biên), ( 2006), Giáo trình Gia đình Việt Nam – Quan hệ, quyền lực và xu hƣớng biến đổi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

13. Hội nghị triển khai đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong Giáo dục Đại học giai đoạn 2013 – 2020, ( tháng 12/2013), Bộ Giáo dục và đào tạo. 14. Hội thảo khoa học quốc tế nâng cao năng lực Công tác xã hội – chia s kinh nghiệm về trách nhiệm đào tạo Công tác xã hội trƣớc các vấn đề xã hội cấp bách của Việt Nam: Quan điểm quốc tế và trách nhiệm của Việt Nam ( tháng 1/2014), Đại học Thăng Long.

15. Khuất Thu Hồng (1992), "Mại dâm: Lịch sử hình thành và phát triển, những giải pháp đã từng áp dụng", Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới các chính sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, Bộ Nội vụ -Tổng cục cảnh sát nhân dân, đề tài KX.04-14, Hà Nội, tr.38.

16. Khuất Thu Hồng (1992), Mại dâm - nghiên cứu lịch sử và so sánh, Viện xã hội học.

17. Nguyễn Hải Hữu (1992), "ảnh hƣởng của tệ nạn mại dâm tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam, các giải pháp ngăn ngừa ảnh hƣởng tiêu cực", Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề phƣơng pháp luận: Nghiên cứu ảnh

hƣởng của các tệ nạn xã hội đến sự hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam” Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07- 11, Hà Nội.

18. Đỗ Tiến Khang, Lê Thị Hà (1995), Những đặc trưng tâm lý xã hội cơ bản của gái mại dâm, Bộ LĐTBXH, Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Viện KHLĐ&CVĐXH, Hà Nội.

19. Đặng Cảnh Khanh (2000) " Ngăn chặn nạn mại dâm vì môi trƣờng xã hội lành mạnh và trong sáng cho thế hệ mai sau", Mại dâm, quan điểm và giải pháp, tài liệu tham khảo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Cục Phòng Chống tệ nạn xã hội, tr16.

20. Nguyễn Ngọc Lâm, Công tác xã hội với cá nhân, tài liệu tập huấn

21. Nguyễn Thị Oanh, (1994), Công tác xã hội đại cƣơng, Nxb Đại học Mở bán công, Tp. Hồ Chí Minh.

22. PGS.TS Lê Đức Phúc (1993), "Vấn đề phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội", Kỷ yếu hội thảo một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07- 11, Hà Nội.

23. Lê Thị Thục (1999), Tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến việc hành nghề của gái mại dâm, Luận văn tốt nghiệp cao học, Hà Nội, tr.18,19. 24. Lê Thế Tiệm (1993), "Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam, nhân cách con ngƣời Việt Nam trƣớc, trong và sau tệ nạn xã hội", kỷ yếu hội thảo một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội đến sự hình thành nhân cách con người Việt Nam”, Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07-11, Hà Nội.

25. Trang thông tin điện tử Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hải Phòng (http://dsephaiphong.vn)

26. Trung tâm Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng UNDP tháng 8 năm 2011 “Cơ sở pháp lý, quyền con ngƣời và phòng, chống HIV đối với ngƣời hành nghề mại dâm ở khu vực châu Á và Thái Bình Dƣơng”

27. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Bộ LĐTBXH (2001), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện và các vấn đề xã hội sau cai, Hà Nội.

28. PGS.TS Lê Ngọc Văn, ( tháng 7/2011), Giáo trình gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và giới.

29. Faola Kelly (1993), “Các biện pháp giải quyết nạn mại dâm tại TP HCM”, kỷ yếu hội thảo khoa học tại Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/1993.

30. He Zhaofa (1996), "Vấn đề trừ bỏ bốn loại tệ nạn - từ góc nhìn xã hội học", Tệ nạn xã hội căn nguyên - biểu hiện - phương thức khắc phục. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Thông tin khoa học xã hội - Chuyên đề Hà Nội.

31. Janice G.Raymond – Giám đốc điều hành của Liên minh chống buôn bán phụ nữ (CATW)thuộc Hội đồng kinh tế xã hội Liên hợp Quốc “Mại dâm theo nhu cầu- hợp pháp hóa ngƣời mua dâm nhƣ khách hàng tình dục”

32. Tongxin (1996), Về vấn đề phụ nữ phạm pháp, phạm tội trong cuốn tệ nạn xã hội căn nguyên - biểu hiện - phương thức khắc phục. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia -Viện Thông tin khoa học xã hội - Chuyên đề Hà Nội.

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Chào chị! Hiện nay, tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Việc tiếp cận các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội (Nghiên cứu trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng)" nhằm phục

vụ cho việc bảo vệ luận văn sắp tới. Tôi muốn trao đổi với chị về tình hình sức kho của chị và xin ý kiến của chị về nhu cầu với các dịch vụ chăm sóc SKSS mà các chị đang đƣợc cung cấp.

Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 phút, tất cả những thông tin thu thập đƣợc đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Tôi hy vọng Chị sẽ tham gia trả lời các câu hỏi của tôi.

1. Tuổi của Chị? A. 17 – 20 tuổi B. 21 - 25 tuổi C. 26 – 35 tuổi D. 36 – 45 tuổi E, Khác (ghi rõ số tuổi)……….. 2. Trình độ học vấn cao nhất của chị là gì? A. Không đƣợc đi học B. Tiểu học C. Trung học cơ sở D. Trung học phổ thông E. Trên trung học phổ thông

3. Tình trạng hôn nhân của Chị? A. Chƣa kết hôn

B. Đang sống với bạn tình nhƣ vợ chồng C. Đã kết hôn và đang sống với chồng D. Đã kết hôn nhƣng sống xa chồng E. Ly thân

F. Ly hôn

G. Chồng đã mất

H. Khác (ghi rõ)………..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu trên địa bàn quận đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)