Sơ đồ loại đất huyện Ninh Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 56)

4.3.2.2. Bản đồ độ dốc huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000

Do trên 73% diện tích đất tự nhiên của huyện Ninh Phước là đồng bằng nên nói chung độ dốc không cao, phần lớn diện tích đất của huyện có độ dốc < 8o. Từ bản đồ độ dốc huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000, diện tích đất theo độ dốc của huyện Ninh Phước xác định được được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Diện tích đất theo cấp độ dốc ở huyện Ninh Phước

Mã số Phân cấp Độ dốc (độ) Diện tích Ha % SL1 Cấp 1 < 3o 11.318,77 33,10 SL2 Cấp 2 3 – 8o 13.916,58 40,70 SL3 Cấp 3 8 – 15o 1.523,47 4,46 SL4 Cấp 4 15 – 20o 1.488,75 4,35 SL5 Cấp 5 20 – 25o 706,38 2,07 SL6 Cấp 6 > 25o 5.241,35 15,33 Tổng cộng: 34.195,29 100

Số liệu bảng 4.6 cho thấy:

+ Có 33,10% diện tích tự nhiên nằm trên độ dốc cấp 1 < 3o, đây là phần địa hình bằng phẳng phân bố tập trung ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.

+ Đất phân bố trên địa hình dốc cấp 2 từ 3-8o chiếm 40,70% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở vùng chuyển tiếp từ đồng bằng đến các vùng đồi núi thoải.

+ Vùng đất dốc cấp 3 từ 8-15o chiếm 4,46% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng Tây Bắc của huyện.

+ Vùng đất dốc cấp 4 từ 15-20o chiếm 4,35% tổng diện tích tự nhiên. + Vùng đất dốc cấp 5 từ 20-25o chiếm 2,07% tổng diện tích tự nhiên. + Vùng đất dốc cấp 6 > 25o chiếm 15,33% tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)