Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước
4.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân cấp các chỉ tiêu
chỉ tiêu
Mỗi đơn vị đất đai được cho là một đơn vị sinh thái cơ sở, chứa đựng các điều kiện sinh thái khác biệt với đơn vị đất đai bên cạnh, thích hợp với một hoặc vài loại sử dụng đất, tập hợp các đơn vị đất đai trêm bản đồ được gọi là bản đồ đơn vị đất đai. Chính vì vậy muốn xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu, phân cấp để thành lập bản đồ chuyên đề. Theo hướng dẫn của FAO, các yếu tố, chỉ tiêu được chọn và phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ được cần đảm bảo các điều kiện:
+ Có thể kế thừa trong các tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ sung và dễ dàng quan sát được trên thực tế.
+ Có thể gộp thành các nhóm yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng đất.
+ Là các yếu tố tương đối bền vững, khó có triển vọng thay đổi nhanh do các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.
Từ những nguyên tắc trên cùng với nguồn tài liệu hiện có như bản đồ đất trong đó có loại đất, độ dốc, độ dày, thành phần cơ giới, bản đồ tưới, nghiên cứu đã lựa chọn 5 yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Ninh Phước, các yếu tố này được phân cấp thành các mức độ khác nhau và được mã hóa để phục vụ cho các bước tiếp theo như thành lập bản đồ đơn tính (bản đồ chuyên đề), chồng xếp thành lập bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại sử dụng đất. Các yếu tố cụ thể để được lựa chọn và phân cấp trình bày ở bảng 4.4. Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:
a. Loại đất
Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất phản ánh hoàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Mỗi một loại đất được hình thành nên dưới tác động của một số quá trình hình thành đất đặc trưng, do đó có tính chất và độ phì riêng biệt. Do mức độ chi tiết của bản đồ đơn vị đất đai, nghiên cứu chọn chỉ tiêu loại đất phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Tương ứng với 12 loại đất hiện có trong huyện là G1 đến G12.
b. Độ dốc
Độ dốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt đối với vùng gò đồi. Đây cũng là yếu tố giới hạn đối với đất sản xuất nông nghiệp do có liên quan đến mức độ xói mòn, rửa trôi, tiêu thoát nước và các hoạt động sản xuất (xây dựng đồng ruộng, làm đất, chăm sóc, vận chuyển phân bón và sản phẩm thu hoạch).
Độ dốc không chỉ xem xét đến mức độ giới hạn với các loại cây trồng khác nhau mà còn liên quan trực tiếp tới quản lí sản xuất, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Đất trong vùng nghiên cứu được chia theo 6 cấp độ dốc vì thực tế cây trồng nông nghiệp chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và vùng địa hình bậc thềm và đồi gò có độ dốc <15o. Diện tích đất dốc > 15o của huyện Ninh Phước do khô hạn, khả năng cung cấp nước khó khăn, đặc biệt khu vực Tây Bắc của huyện nên chỉ dành cho lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
c. Độ dày tầng đất
được cây trồng lâu năm, có rễ ăn sâu, sinh khối lớn hay không trên vùng đất gò đồi. Mặt khác đất tầng dày có dung lượng chứa đựng dinh dưỡng nhiều hơn, khả năng cung cấp dinh dưỡng khoáng và nước cao hơn so với đất tầng mỏng. Do vậy cũng được chọn để phục vụ cho đánh giá đất. Độ dày tầng đất được chia thành 5 cấp, từ D1 (> 100 cm) đến D5 (< 30 cm).
d. Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ thoáng khí, tốc độ thấm và tiêu thoát nước. Thành phần cơ giới còn liên quan đến khả năng làm đất và mức độ thất thoát nước khi tưới. Thành phần cơ giới được chia thành 3 cấp, trong đó đất có TPCG nhẹ bao gồm: đất cát, cát pha thịt, thịt pha cát; đất có thành phần cơ giới trung bình bao gồm: đất thịt pha sét và cát, thịt, thịt pha limon, limon, sét pha cát; đất có thành phần cơ giới nặng bao gồm: đất thịt pha sét, sét pha limon và đất sét. Thành phần cơ giới đất của huyện Ninh Phước có 03 cấp: thành phần cơ giới nhẹ (Te1); thành phần cơ giới trung bình (Te2) và thành phần cơ giới nặng (Te3).
e. Khả năng tưới
Đa số cây trồng đều cần nước, có tưới nước sẽ gia tăng năng suất. Đặc biệt đối với lúa là loại cây trồng ưa nước, thiếu nước tưới sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên để tưới chủ động cần phải có nguồn nước, có nguồn nước rồi nhưng nếu không có hệ thống mương máng hoàn chỉnh thì cũng khó tưới tiêu hợp lý. Do vậy chế độ tưới tiêu ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng. Ngay cả trong trường hợp đất có độ phì cao, khí hậu phù hợp nhưng nước tưới không đầy đủ thì cũng sẽ không đạt được năng suất như mong muốn. Chế độ tưới nước ở huyện Ninh Phước được chia làm 3 cấp:
- Tưới chủ động (I3): bao gồm những diện tích đất được tưới chủ động nhờ hệ thống tưới và nguồn nước sẵn có.
- Tưới bán chủ động (I2): bao gồm những diện tích đất mà hệ thống cống, kênh mương có thể cung cấp được nước tưới nhưng cần phải có hỗ trợ của bơm tát.
- Tưới nhờ nước trời (I1): gồm những diện tích đất phân bố ở khu vực có địa hình cao, dốc không có hệ thống tưới.
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước
Chỉ tiêu Phân cấp các chỉ tiêu Ký hiệu Mã hoá
I. Loại đất 1. Đất cồn cát - Cc G01
2. Đất mặn trung bình - M G02
3. Đất mặn nhiều - Mn G03
4. Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua - Pe G04 5. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng - Pf G05 6. Đất phù sa glay - Pg G06 7. Đất phù sa ngòi suối - Py G07 8. Đất đỏ nâu vùng bán khô hạn - DK G08 9. Đất xám nâu vùng bán khô hạn - XK G09 10. Ðất xám glây - Xg G10
11. Đất đỏ vàng trên đá macma axit - Fa G11
12. Ðất xói mòn trơ sỏi đá - E G12
II. Độ dốc 1. < 3⁰ SL1 2. 3 - 8⁰ SL2 3. 8 - 15⁰ SL3 4. 15 - 20⁰ SL4 5. 20 - 25⁰ SL5 6. > 25⁰ SL6 III. Độ dày tầng đất mịn 1. > 100 cm D1 2. 100 - 70 cm D2 3. 70 - 50 cm D3 4. 50 - 30 cm D4 5. < 30 cm D5 IV. TPCG 1. TPCG nhẹ Te1 2. TPCG Trung bình Te2 3. TPCG Nặng Te3 V. Khả năng tưới
1. Tưới nhờ nước trời I1
2. Tưới bán chủ động I2
3. Tưới chủ động I3