Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước
4.3.2. Các bản đồ đơn tính huyện Ninh Phước
4.3.2.1. Bản đồ loại đất tỷ lệ 1/25.000
Sử dụng phần mềm ArcGis 10.1 biên tập lại bản đồ thổ nhưỡng (đất) huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000 trên nền bản đồ địa hình hệ tọa độ VN_2000 huyện Ninh Phước, đất của huyện được phân thành 7 nhóm đất với 12 loại (đơn vị) đất (bảng 4.5).
- Nhóm đất cát: Có diện tích 2.511,44 ha; chiếm 7,34% tổng diện tích vùng nghiên cứu; phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như: An Hải, Phước Hải, Thị trấn Phước Dân.
+ Nhóm đất cát được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu vàng có nguồn gốc biển- gió, phân bố thành dãy cồn- đụn cát ven biển. loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát thô khá cao. Các cồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di động của cát thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo chất hữu cơ, mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rất thấp; dung tích hấp thụ rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém.
+ Nhóm đất cát trên địa bàn huyện Ninh Phước có 01 đơn vị đất : đất cồn cát.
- Nhóm đất mặn (M): có diện tích 9,21 ha ; chiếm 0,03% tổng diện tích vùng nghiên cứu, phân bố tập trung ở xã An Hải.
+ Là nhóm đất có chứa một lượng muối hòa tan cao đủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Nguồn gốc hình thành do bồi tụ của sông ngòi và của biển, chịu ảnh hưởng của quá trình nhiễm mặn trực tiếp và thường xuyên do thủy triều dâng lên tràn vào đất bị nhiễm mặn, hoặc quá trình hình thành do phong hóa đá dẫn đến muối bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước.
+ Nhóm đất mặn trên địa bàn huyện Ninh Phước được chia thành 02 loại (đơn vị) đất là: đất mặn trung bình và đất mặn nhiều.
- Nhóm đất phù sa (P): có diện tích 7.902,78 ha; chiếm 23,11% tổng diện tích vùng nghiên cứu; phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như hầu hết các xã trong huyện Ninh Phước.
+ Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi tụ của các con sông chảy qua địa bàn huyện Ninh Phước. Trong đất còn thể hiện rõ đặc tinh xếp lớp của vật liệu phù sa do sự bồi đắp bởi các cấp hạt khác nhau.
+ Nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện Ninh phước được chia thành 04 loại (đơn vị) đất gồm: đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa glay, đất phù sa ngòi suối.
- Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn (F): có diện tích 10.604,18 ha; chiếm 31,01% tổng diện tích vùng nghiên cứu; phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như: Thị trấn Phước Dân, Phước Hải, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Sơn.
+ Đất đỏ tầng dày, mịn, hàm lượng sét cao, không lẫn đá. Trồng các loại cây thích hợp như: cây họ đậu, cafe, cao su, chè, sầu riêng. Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp, tích cực bón phân hữu cơ, đặc biệt là bón lân, kali và đạm để có thêm chất dinh dưỡng trong đất.
+ Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn trên địa bàn huyện Ninh Phước được chia thành 02 loại (đơn vị đất): đất đỏ nâu vùng bán khô hạn và đất xám nâu vùng bán khô hạn.
- Nhóm đất xám (X): có diện tích 1.656,10 ha; chiếm 4,84% tổng diện tích vùng nghiên cứu : phân bố tập trung ở các xã: Phước Hậu và Phước Thái.
+ Được hình thành ở những nơi có địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét và chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ, có tầng đất mặt mỏng. Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. Đất thường bị khô hạn đất chua hoặc rất chua. Số lượng vi sinh vật trong đất ít, đất nghèo dinh dưỡng, nghèo chất hữu cơ, mùn.
+ Nhóm đất xám trên địa bàn huyện Ninh Phước có 01 loại (đơn vị) đất gồm: đất xám glay
- Nhóm đất đỏ vàng (H): có diện tích 5.449,15 ha; chiếm 15,94% tổng diện tích vùng nghiên cứu; phân bố tập trung các xã của huyện Ninh Phước chủ yếu như: Phước Hậu, Phước Thái, Phước Sơn.
+ Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích lũy chất hữu cơ ( tầng A) thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axit fulvonic thường xuyên chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxit của sắt và nhôm (Fe và Al) trong tầng đất B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy các loại đất này. Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền (thạch anh) đất có tính bền cấu trúc tương đối cao.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên địa bàn huyện Ninh Phước 1 loại đơn vị đất: đất đỏ vàng trên đá granit.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): có diện tích 1.129,77 ha; chiếm 3,3% tổng diện tích vùng nghiên cứu: phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như: Phước
Hậu, Phước Thái, Phước Sơn.
Bảng 4.3: Phân loại đất huyện Ninh Phước
Mã số Tên đất Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) I Đất cát 2.511,44 7,34 1 Đất cồn cát trắng vàng 2.511,44 7,34 II Đất mặn 9,21 0,03 2 Đất mặn trung bình 4,10 0,01 3 Đất mặn nhiều 5,11 40,02 III Đất phù sa 7.902,78 23,11 4 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua 1.650,15 4,83 5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 1.902,90 5,56 6 Đất phù sa glay 3.932,68 11,5 7 Đất phù sa ngòi suối 417,05 1,22 IV Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 10.604,18 31,01 8 Đất đỏ nâu vùng bán khô hạn 352,95 1,03 9 Đất xám nâu vùng bán khô hạn 10.251,23 29,98 V Ðất xám 1.656,10 4,84 10 Ðất xám glây 1.656,10 4,84 VI Đất đỏ vàng 5449,15 15,94 11 Đất đỏ vàng trên đá granit 5449,15 15,94 VII Ðất xói mòn trơ sỏi đá 1.129,77 3,3 12 Ðất xói mòn trơ sỏi đá 1.129,77 3,3 Đất mặt nước 3.088,25 5.39 Đất Phi nông nghiệp 1.844,60 9.03
Tổng diện tích 34195,29 100
Ghi chú: Đất phi nông nghiệp ở đây chỉ bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang- nghĩa địa, đất công giáo- tín ngưỡng, đất chuyên dùng, đất phi nông nghiệp
khác.
+ Loại đất này có mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau. Đất bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã kiệt chất dinh dưỡng. Để hồi phục độ phì nhiêu cho đất chỉ có cách là trồng cây gây rừng, nhưng đây là cả một vấn đề khó khăn, cần có sự đầu tư lớn với 1 thời gian dài.
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá trên địa bàn huyện Ninh Phước có 01 đơn vị đất là: Đất xói mòn trơ sỏi đá.
Hình 4.1. Sơ đồ loại đất huyện Ninh Phước
4.3.2.2. Bản đồ độ dốc huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000
Do trên 73% diện tích đất tự nhiên của huyện Ninh Phước là đồng bằng nên nói chung độ dốc không cao, phần lớn diện tích đất của huyện có độ dốc < 8o. Từ bản đồ độ dốc huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000, diện tích đất theo độ dốc của huyện Ninh Phước xác định được được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Diện tích đất theo cấp độ dốc ở huyện Ninh Phước
Mã số Phân cấp Độ dốc (độ) Diện tích Ha % SL1 Cấp 1 < 3o 11.318,77 33,10 SL2 Cấp 2 3 – 8o 13.916,58 40,70 SL3 Cấp 3 8 – 15o 1.523,47 4,46 SL4 Cấp 4 15 – 20o 1.488,75 4,35 SL5 Cấp 5 20 – 25o 706,38 2,07 SL6 Cấp 6 > 25o 5.241,35 15,33 Tổng cộng: 34.195,29 100
Số liệu bảng 4.6 cho thấy:
+ Có 33,10% diện tích tự nhiên nằm trên độ dốc cấp 1 < 3o, đây là phần địa hình bằng phẳng phân bố tập trung ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.
+ Đất phân bố trên địa hình dốc cấp 2 từ 3-8o chiếm 40,70% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở vùng chuyển tiếp từ đồng bằng đến các vùng đồi núi thoải.
+ Vùng đất dốc cấp 3 từ 8-15o chiếm 4,46% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng Tây Bắc của huyện.
+ Vùng đất dốc cấp 4 từ 15-20o chiếm 4,35% tổng diện tích tự nhiên. + Vùng đất dốc cấp 5 từ 20-25o chiếm 2,07% tổng diện tích tự nhiên. + Vùng đất dốc cấp 6 > 25o chiếm 15,33% tổng diện tích tự nhiên.
Hình 4.2. Sơ đồ độ dốc huyện Ninh Phước
4.3.2.3 Bản đồ độ dày tầng đất huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000
Từ kết quả huyện Ninh Phước kết hợp bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25000, biên tập xây dựng bản đồ độ dày tầng đất thể hiện 5 cấp tầng độ dày khác nhau bằng phần mềm ArcGis 10.1. Số liệu thống kê diện tích đất theo độ dày tầng đất được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Diện tích đất theo độ dày tầng đất của huyện Ninh Phước của huyện Ninh Phước
Mã số Phân cấp Độ dày, cm Diện tích
Ha % D1 Cấp 1 > 100 cm 13.794,92 40,34 D2 Cấp 2 100 – 70 cm 4.072,01 11,91 D3 Cấp 3 70 – 50 cm 2.929,91 8,57 D4 Cấp 4 50 – 30 cm 2206,63 6,45 D5 Cấp 5 < 30 cm 5.129,39 15
Xói mòn trơ sỏi đá 1129,77 3,3
Đất mặt nước 1844,6 5,39
Đất phi nông nghiệp 3088,06 9,03
Tổng cộng 34.195,29 100
Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, đất ở Ninh Phước có độ dày tầng đất khá dày.
- Diện tích đất có độ dày >100 cm là 13.794,92 ha, chiếm 40,34% tổng diện tích điều tra. Độ dày tầng đất D1 phân bố hầu hết ở các xã trong Huyện Ninh Phước.
- Đất có độ dày tầng đất từ 100 - 70 cm có diện tích 4.072,01 ha; chiếm 11,91% tổng diện tích điều tra. Độ dày tầng đất D2 phân bố phần lớn ở các xã như: Phước Hậu, Phước Sơn, Phước Thái.
- Đất có độ dày tầng đất từ 70 - 50 cm có diện tích 2.929,91 ha; chiếm 8,57% diện tích điều tra. Độ dày tầng đất D3 phân bố phần lớn ở các xã như: Phước Thái, Phước Hậu, Phước Sơn.
- Đất có độ dày tầng đất từ 50 - 30 cm có diện tích 2.206,63 ha; chiếm 6,45% diện tích điều tra. Độ dày tầng đất D4 phân bố phần lớn ở các xã như: Phước Thái, Phước Hậu, Phước Sơn.
Hình 4.3. Sơ đồ độ dày tầng đất huyện Ninh Phước
- Đất có độ dày tầng đất từ < 30 cm có diện tích 5.129,39 ha; chiếm 15% diện tích điều tra. Độ dày tầng đất D5 phân bố phần lớn ở các xã như: Phước Thái, Phước Hậu, Phước Sơn.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 1.129,77 ha; chiếm 3,3%, có tầng mỏng và hầu hết ở địa hình núi cao dốc, khô cằn. Vì tính chất đặc trưng của đất nên đất được tách riêng diện tích để có hướng xử lý, khắc phục và định hướng được chính xác và hiệu quả hơn. Đất xói mòn trơ sỏi đá phân bố phần lớn ở các xã như: Phước Thái, Phước Hậu, Phước Sơn.
4.3.2.4. Xây dựng bản đồ thành phần cơ giới đất huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000
Trên cơ sở dữ liệu thành phần cơ giới đất của bản đồ đất huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000, kết hợp bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25000, biên tập xây dựng bản đồ thành phần cơ giới huyện Ninh Phước bằng phần mềm ArcGis 10.1. Số liệu thống kê diện tích đất theo theo thành phần cơ giới được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Diện tích đất theo thành phần cơ giới ở huyện Ninh Phước ở huyện Ninh Phước
Mã số Thành phần cơ giới Ha Diện tích%
Te1 Nhẹ 18.085,82 52,89
Te2 Trung Bình 3.685,02 10,78
Te3 Nặng 7491,78 21,91
Đất mặt nước 1844,6 5,39
Đất phi nông nghiệp 3088,06 9,03
Tổng cộng 34.195,29 100
Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy: Thành phần cơ giới đất của huyện Ninh Phước dao động từ thành phần cơ giới đất nhẹ, trung bình, đến nặng trong đó:
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ có 18.085,82 ha; chiếm 52,89% tổng diện tích điều tra. Thành phần cơ giới Te1 phân bố tập trung chủ yếu ở các xã như: An Hải, Phước Hậu, Phước Hải, Phước Sơn, Phước Thái.
- Đất có thành phần cơ giới trung bình có diện tích 3.685,02 ha; chiếm 10,78% tổng diện tích điều tra. Thành phần cơ giới Te2 phân bố tập trung chủ yếu các xã Phước Thái và Phước Sơn.
- Đất có thành phần cơ giới nặng có diện tích 7.491,78 ha; chiếm 21,91% tổng diện tích điều tra. Thành phần cơ giới Te3 phân bố tập trung chủ yếu các xã như: Phước Vinh, Phước Hữu, Phước Thuận, Phước Dân, Phước Hải.
Hình 4.4. Sơ đồ thành phần cơ giới đất huyện Ninh Phước
4.3.2.5. Bản đồ khả năng tưới nước huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25000
Chế độ tưới nước ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng. Hiện tại đối với Ninh Phước phát triển hệ thống kênh mương cấp nước cho vùng đồng bằng tương đối hoàn thiện tuy nhiên vùng đồi núi việc cung cấp nước gặp không ít khó khăn do địa hình dốc.
Bảng 4.7. Diện tích đất theo khả năng tưới ở huyện Ninh Phước
Mã số Phân cấp Diện tích
Ha %
I1 Tưới nhờ nước trời 20.035,75 58,59 I2 Tưới bán chủ động 6.310,09 18,45
I3 Tưới chủ động 2.916,78 8,53
Đất mặt nước 1844,6 5,39
Đất phi nông nghiệp 3088,06 9,03
Tổng cộng 34.195,29 100
Kết quả xây dựng bản đồ khả năng tưới (bảng 4.7) cho thấy:
- Diện tích đất chủ động được nước tưới trong toàn huyện là 2.916,78 ha; chiếm 8,53% tổng diện tích đất điều tra. Được phân bố chủ yếu ở các xã như: Phước Hậu, Phước Vinh, Phước Thuận, Phước Hải, Phước Dân, Phước Hữu.
- Diện tích đất bán chủ động về nước tưới là 6.310,09 ha; chiếm 18,45% tổng diện tích đất điều tra khả năng tưới. Được phân bố chủ yếu các xã như: Phước Sơn, Phước Thái, Phước Dân, Phước Thuận, Phước Hữu, An Hải.
- Diện tích đất tưới nước nhờ trời là 20.035,75 ha; chiếm 58,59% tổng diện tích đất điều tra khả năng tưới. Được phân bố chủ yếu ở các xã như: Phước Thái, Phước Sơn, Phước Hậu, Phước Hải.
Hình 4.5. Sơ đồ chế độ tưới huyện Ninh Phước