Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Ninh Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 43 - 47)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Ninh Phước

4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước

4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Ninh Phước

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 34.195,29 ha, năm 2017 quỹ đất của huyện được sử dụng theo các mục đích khác nhau trình bày trong bảng 4.1:

Bảng 4.1. Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Ninh Phước TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Năm hiện trạng Năm 2017 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 34195,29 100% I Đất nông nghiệp NNP 26.045,96 76,17

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15305,30 44,75

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12454,31 36,42

- Đất trồng lúa LUA 6355,35 18,58

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6098,96 17,83

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2851 8,33

2 Đất lâm nghiệp LNP 10.202,11 29,83

- Đất rừng phòng hộ RPH 6580,03 19,24

- Đất rừng sản xuất RSX 3622,07 10,59

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 362,78 1,06

4 Các loại đất NN khác TSL 175,78 0,51

II Đất phi nông nghiệp PNN 4460,25 13,04

III Đất chưa sử dụng CSD 3.689,09 10,78

1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1010,80 2,95

2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2184,78 6,38

3 Núi đá không có rừng cây NCS 493,51 1,44

Nguồn: Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 2018 huyện Ninh Phước, phòng Tổng Hợp UBND huyện Ninh Phước (2018)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã. Cụ thể:

* Đất sản xuất nông nghiệp: 15305,30 ha, chiếm 44,75 % tổng DTTN.

Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 12454,31 ha, chiếm 36,42 % tổng DTTN, trong đó: + Đất trồng lúa: 6355,35 ha chiếm 18,58%. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các xã : Phước Thuận, Phước Dân, Phước Sơn, Phước Thái, An Hải, Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Vinh.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: 6098,96 ha chiếm 17,83%. Đất trồng cây hàng năm khác phân bố ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhiều ở các xã : An Hải, Phước Hải, Phước Hữu, Phước Thái, Phước Dân...

- Đất trồng cây lâu năm: 2851 ha, chiếm 8,33 % tổng DTNN. Đất trồng cây lâu năm tập trung nhiều ở các xã: Phước Thái, Phước Hữu, Phước Vinh, Phước Thuận, Phước Dân.Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác.

* Đất lâm nghiệp: 10.202,11 ha, chiếm 29,83 % tổng DTTN. Các xã có nhiều đất lâm nghiệp là: Phước Hữu, Phước Vinh, Phước Thái, Phước Sơn.

- Đất rừng sản xuất: 3622,07 ha, chiếm 10,59 % tổng DTTN.

- Đất rừng phòng hộ: 6580,03 ha, chiếm 19,24 % tổng DTTN.

Đất rừng phần lớn là rừng tự nhiên; Cấu thành chủ yếu là rừng thường xanh xen rừng nửa rụng lá và rừng lùn vùng bán khô hạn, rừng hỗn giao, tỷ lệ che phủ thấp, dễ bị phá vỡ kết cấu nếu không có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Vì rừng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nước sông Cái Phan Rang trong mùa mưa và mùa khô.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản: 362,78 ha, chiếm 1,06 % tổng DTTN, trong đó: có NTTS nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều ở xã An Hải.

* Đất nông nghiệp khác: 175,78 ha, chiếm 0,51 % tổng DTTN

Theo số liệu tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm 2017 của huyện là 34.195,29 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 26.045,96 ha chiếm 76,17 %; đất phi nông nghiệp là 4.460,25 ha chiếm 13,04 %; đất chưa sử dụng là 3.689,09 ha chiếm 10,78 %. Qua bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phước ta thấy diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 76,17 % do cơ cấu sản xuất chính yêu của người dân trong huyện là sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn rất cao 3.689,09 ha chiếm 10,78% diện tích tự nhiên của huyện do điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng và khí hậu khiến cho các loại đất sói mòn chơ sỏi đá, đất cát biển và đất pha cát chiếm tỷ lệ rất cao, đây là qũy đất rất tốt để huyện quy hoạch và phát triển nhưng cũng là thách thức rất lớn trong quá trình sử dụng đất.

Từ giai đoạn 2010-2017 diện tích nông nghiệp giảm chủ yếu do việc dành quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng của huyện như mở rộng khu công nghiệp, đất ở, giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng khác...chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn. Tuy nhiên thì diện tích đất nông nghiệp trồng lúa lại giảm chủ yếu chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và đất chuyển đổi sang thử nghiệm các mô hình cây trồng mới. Đất nuôi trồng thủy sản tăng lên do tận dụng được các vùng nước ven biển để nuôi trồng mới. Đất phi nông nghiệp giai đoạn này có tăng chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác khoáng sản. Diện tích rừng sản xuất tăng do huyện tích cực trồng mới và mở rộng trồng tại các khu vực đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất mới cũng như khai thác các diện tích đất bỏ hoang chưa sử dụng. Tuy huyện có quỹ đất chưa sử dụng lớn 3.689,09 ha tuy nhiên để tận dụng quỹ đất đo vào sản xuất là rất tốn kém do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khô hạn. Vì vậy diện tích đất chưa sử dụng này thường được sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà mày năng lượng tái tạo, khu xử lý rác thải,... Nhìn chung, diện tích nông nghiệp đang ngày càng giảm đi, diện tích đất phi nông nghiệp ngày một tăng lên, những năm gần đây diện tích nông nghiệp bị chuyển sang mục đích khác là rất lớn do đô thị hóa, cùng với đó là việc cung cấp nước tười cho cây trồng ngày càng khó và chi phí rất lớn.

4.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước

Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khá đa dạng và phong phú, bao gồm các nhóm cây: cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả (không kể rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

Diện tích đất gieo trồng đối với cây lương thực và cây thực phẩm có xu hướng giảm, từ năm 2010 đến năm 2017. Chủ yếu là do việc chuyển mục đích canh tác từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc chuyển sang các loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt và

sử dụng ít nước tưới hơn.

Cây thực phẩm tăng diện tích chủ yếu là tăng các diện tích trồng các loại cây rau mới có hiệu quả kinh tế cao như: Măng tây, hành,...

Cây công nghiệp ngắn ngày tăng nhẹ thường tập trung điều kiện tưới ít và chưa chủ động, nên người sử dụng đất vẫn chưa thực sự quan tâm canh tác phát triển.

Diện tích đất trồng cây ăn quả tăng so với năm 2010. Do các mô hình trồng cây ăn quả rất phù hợp với điều kiện của huyện nên cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa vậy nên được người dân đầu tư phát triển và lãnh đạo địa phương khuyến khích nhân rộng mô hình nên diện tích tăng.

Đối với huyện Ninh Phước, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra những năm gần đây mà nổi bật là việc chuyển từ đất trông lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, sản xuất rau an toàn (rau sạch). Ngoài ra có các mô hình cánh đồng mẫu lớn “1 phải 5 giảm”, mô hình trang trại và hình thành các khu sinh thái...

Như vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện được quan tâm đầu tư và phát triển có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng cơ cấu cây trồng truyền thống sang cây trồng hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao mà cụ thể là đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung (rau an toàn, cây ăn quả) đồng thời hình thành và phát triển mô hình trang trại.

4.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI HUYỆN NINH PHƯỚC TỶ LỆ 1/25.000 LỆ 1/25.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 43 - 47)