Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở xác định tiềm năng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam và định

2.3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở xác định tiềm năng đất

đất đai

Theo FAO (1981), chất lượng đất đai là một thuộc tính phức tạp của đất đai hoạt động theo cách khác biệt về ảnh hưởng của nó đối với sự phù hợp của đất đai đối với một loại sử dụng cụ thể. Chất lượng đất đai có liên quan đến một loại sử dụng đất nhất định nếu nó ảnh hưởng đến mức độ đầu vào cần thiết, hoặc mức độ lợi ích thu được, hoặc cả hai. Ví dụ, khả năng giữ phân bón là chất lượng đất phù hợp với hầu hết các loại hình nông nghiệp, và chất lượng ảnh hưởng đến cả đầu vào phân bón và năng suất cây trồng. Khả năng chống xói mòn ảnh hưởng đến chi phí của các công trình bảo vệ đất cần thiết cho việc sử dụng có thể canh tác,… Chất lượng đất đai đôi khi có thể được ước tính hoặc đo trực tiếp, nhưng thường được mô tả bằng các đặc điểm về đất đai. Các tính chất hoặc đặc điểm được sử dụng để xác định các giới hạn của các lớp thích hợp đất đai.

Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng, biến động sử dụng đất và tiềm năng sử dụng đất đai của huyện (bản đồ đơn vị đất đai) và trên cơ sở nhu cầ̀u sử dụng đấ́t cho các mục đích phát triể̉n kinh tế́ - xã hội, Nguyễn Văn Long (2012) đó đề̀ xuất định hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Quỹ đấ́t đai của huyện về̀ cơ bản được định hướ́ng sử̉ dụng đấ́t theo hướng thâm canh, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích đấ́t cho các mục đích công cộng như giao thông, ... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khai thác đưa diện tích đất chưa sử dụng cho lâm nghiệp và các mục đích khác.

Năm 2017, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng dất nông nghiệp của huyện Trùng Khánh. Sau khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tác giả đã lựa chọn loại sử dụng đất chuyên màu, lúa - màu để phát triển và nhân rộng diện tích trên địa bàn huyện. Theo tác giả, cần xây dựng bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai làm cơ sở xác định tiềm năng nông nghiệp của huyện Trùng Khánh để phục vụ cho sử dụng đất nông nghiệp huyện có hiệu quả.

Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Phan Chí Nguyện và Cs. (2017) đã xác định được 5 đặc tính đất đai và 13 đơn vị đất đai với 3 vùng thích nghi đất đai phục vụ xây dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cai Lậy. Phân tích được tính bền vững trong canh tác nông nghiệp về mặt xã hội và môi trường

theo thứ tự ưu tiên của các kiểu sử dụng đất là cây ăn trái, 2 vụ lúa-1 màu, chuyên màu và lúa 3 vụ (yếu tố bền vững về xã hội); và 2 vụ lúa-1 màu, cây ăn trái, chuyên màu và lúa 3 vụ (yếu tố bền vững về môi trường). Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp của yếu tố xã hội và môi trường, nghiên cứu đã đề xuất được các kiểu sử dụng cho 3 vùng sản xuất. Kết quả này làm cơ sở khoa học phục vụ cho nhà quản lý lập kế hoạch định hướng sản xuất và chuyển đổi sản xuất trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Từ kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (66 LMU), Trần Xuân Đức (2018) đã tiến hành phân hạng thích hợp đất đai, xác định được tiềm năng đất đai cho phát triển các LUT có triển vọng của huyện gồm: Chuyên lúa: 5670,68 ha; Lúa – màu: 5655,19 ha; Chuyên màu: 18358,87 ha; Chuyên trồng cỏ chăn nuôi: 11854,64 ha; Cây ăn quả: 43281,51 ha và Cây công nghiệp lâu năm: 26381,43 ha.

Nghiên cứu một số tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Mai Hạnh Nguyên (2015); Mai Hạnh Nguyên, Trần Văn Thuỵ (2015) đã dự tính vào năm 2020, diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn và ngập úng là 1.406,2 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp bị khô hạn là 1.360,7 nghìn ha; diện tích bị ngập úng gần 45,5 nghìn ha. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp dự tính phải chuyển đổi mục đích sử dụng do tác động của BĐKH, NBD chiếm khoảng 6,05% so với diện tích hiện nay. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có khả năng bị chuyển đổi là 4,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,12% so với hiện trạng); đất trồng BHK khác là 53,1 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 1,57% so với hiện trạng); đất trồng CLN 19,2 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 0,57% so với hiện trạng); đất lâm nghiệp là 128,3 nghìn ha (tương ứng với tỷ lệ cơ cấu 3,78% so với hiện trạng); các loại đất khác có diện tích bị chuyển đổi không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)