Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 32 - 34)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng (34.195,29 ha), trong đó có 26.050,17 ha đất nông nghiệp và 3.720,87 ha đất bằng chưa sử dụng; loại sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất của huyện Ninh Phước.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Ninh Phước 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước

3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ninh Phước

3.3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của Huyện Ninh Phước

3.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000

3.3.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân cấp các chỉ tiêu

3.3.3.2. Các bản đồ đơn tính huyện Ninh Phước 3.3.3.3. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước

3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước trên cơ sở chất lượng đất đai chất lượng đất đai

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

+ Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Kinh tế, phòng Thống kê, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ninh Phước, Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương.

3.4.2. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.4.2.1. Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính

+ Phương pháp xây dựng bản đồ đất:

Kế thừa kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000 năm 2004 của phân viện Quy hoạch Nông Nghiệp miền Trung năm 2004 và biên tập lại trên nền địa hình VN-2000 bằng phần mềm ArcGis 10.1.

+ Phương pháp xây dựng bản đồ độ dốc:

Từ kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của huyện Ninh Phước và bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25000 hệ tọa độ VN-2000, tách lớp dữ liệu độ dốc và biên tập trên phần mềm ArcGis 10.1.

+ Phương pháp xây dựng bản đồ độ dày tầng đất

Từ kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của huyện Ninh Phước và bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25000 hệ tọa độ VN-2000, tách lớp dữ liệu độ dày tầng đất và biên tập bằng phần mềm ArcGis 10.1.

+ Phương pháp xây dựng bản đồ thành phần cơ giới:

Từ kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của huyện Ninh Phước và bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25000 hệ tọa độ VN-2000, tách lớp dữ liệu thành phần cơ giới và biên tập bằng phần mềm ArcGis 10.1.

+ Phương pháp xây dựng bản đồ chế độ tưới:

Bản đồ chế độ tưới được xây dựng bằng phương pháp thu thập các tài liệu, dữ liệu có sẵn do Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước điều tra, kết hợp kết quả điều tra, quan sát thực địa. Các nội dung trên được thực hiện và chuyển khoanh vẽ các khu vực có chế độ tưới khác nhau (chủ động, bán chủ động, tưới nhờ nước trời) lên bản đồ nền, sau đó biên tập thành bản đồ chế độ tưới.

3.4.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ ĐVĐĐ là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Sử dụng chức năng chồng xếp bản đồ của phần mềm ArcGis 10.1 chống xếp 5 bản đồ đơn tính tỷ lệ 1/25.000 tọa độ VN-2000: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ chế độ tưới.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

- Các số liệu được xử lý và tổng hợp bằng phần mềm EXCEL. - Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)