Một số khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 28 - 32)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Một số khái niệm công cụ

1.1.1. “Truyền thông”

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để gia tăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về môi trường xung quanh nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững [11,tr 17].

* “Nguồn lực truyền thông”

Phát triển cộng đồng dựa vào tài sản và nguồn lực trong cộng đồng khởi điểm các tài sản và sức mạnh hiện có của cộng đồng, đặc biệt sức mạnh vốn có trong các hội, nhóm cộng đồng và mạng lưới xã hội trong cộng đồng. Nguồn lực cộng đồng được xem như là một trong những lựa chọn các phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu để phát triển.

Vậy nguồn lực truyền thông tham gia vào phát triển cộng đồng đó là toàn bộ nguồn lực vật chất và tinh thần, nhân lực và vật lực tham gia vào quá trình truyền thông.

* “Kênh truyền thông”

Muốn truyền tải các thông điệp/thông tin về phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em từ nguồn phát đến người nhận phải có các kênh truyền thông trung gian.

Kênh truyền thông chính là các phương tiện kỹ thuật và phương thức truyền tải thông tin tương ứng, trong đó, những phương thức truyền tải thông tin phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tiếp nhận thông tin bằng các giác quan nào.

Các nhà nghiên cứu về truyền thông cho biết, phần lớn (83%) thông tin được tiếp nhận qua thị giác, còn lại là thính giác (11%), khứu giác (3%) và vị

giác (1%). Như vậy, từ cơ sở khoa học này, trong công tác truyền thông dựa vào cộng đồng trong phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

1.1.2. Cộng đồng

Cộng đồng là một tập hợp xã hội trong đó các thành viên của nó chia sẻ các giá trị và có các mối liên hệ thuộc tính chặt chẽ với nhau. Đồng thời tất cả các cá nhân đều có những liên hệ chặt chẽ với tổng thể cộng đồng, tức là họ có cảm giác thuộc về tập hợp xã hội đó [26, tr 88].

1.1.3. “Dựa vào cộng đồng”

Dựa vào cộng đồng là khởi điểm từ các nguồn lực và sức mạnh hiện có của cộng đồng, đặc biệt sức mạnh vốn có trong các hội, nhóm cộng đồng và mạng lưới xã hội trong cộng đồng. Dựa vào cộng đồng được xem như là một trong những lựa chọn các phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu để phát triển. Chìa khóa của phát triển cộng đồng là chỉ dựa vào sự kết nối cộng đồng (cá nhân, tổ chức, hội, …) chứ không phải được thúc đẩy bới những ảnh hưởng bên ngoài [19, tr11].

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: Dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng làm định hướng trao quyền kiểm soát việc quyết định nguồn lực cho các nhóm cộng đồng. Những nhóm này thường hợp tác dưới hình thức đối tác với các tổ chức cung cấp, hỗ trợ căn cứ theo yêu cầu và các bên cung cấp dịch vụ trong đó gồm chính quyền địa phương, khu vực tu nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước cấp Trung ương.

Vận dụng vào đề tài nghiên cứu truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại xã ninh Sở- huyện Thường Tín- thành phố Hà Nội, tôi lựa chọn khái niệm thứ nhất vì nó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xã Ninh Sở, vì để tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng hiệu quả cần dựa trên nhu cầu, nguồn lực và sức mạnh hiện có của chính các

hệ thống trong cộng đồng, từ đó liên kết nguồn lực các tiểu hệ thống đó lại với nhau.

1.1.4. “Truyền thông dựa vào cộng đồng”

Căn cứ vào khái niệm truyền thông và khái niệm dựa vào cộng đồng, chúng tôi đề xuất khái niệm truyền thông dựa vào cộng đồng như sau:

Truyền thông dựa vào cộng đồng là quá trình truyền thông khởi điểm từ sức mạnh nội lực và nguồn lực của cộng đồng để tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng; chìa khóa của phát triển cộng đồng là dựa trên sự kết nối cộng đồng, thông qua các nguồn lực tồn tại từ các tiểu hệ thống trong cộng đồng; tiến hành kết nối các nguồn lực trong cộng đồng thông qua vai trò của người làm đầu mối kết nối và các tình huống để kết nối.

Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em là quá trình truyền thông khởi điểm từ sức mạnh nội lực và nguồn lực của cộng đồng để tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; chìa khóa của truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em là dựa trên sự kết nối cộng đồng, thông qua các nguồn lực tồn tại từ các tiểu hệ thống trong cộng đồng; tiến hành kết nối các nguồn lực trong cộng đồng thông qua vai trò của người làm đầu mối kết nối và các tình huống để kết nối nguồn lực.

1.1.5. “Trẻ em”

Theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc thì “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi Luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn” [4].

Ở Việt Nam do nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em trong Dân số học thường lấy mốc 15 tuổi để phân biệt trẻ em với tuổi trưởng thành. Theo Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày

12/8/1991 quy định như sau: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

Với việc xác định rõ ranh giới lứa tuổi giành cho trẻ em ở nước ta đã tạo đà cho việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong các lĩnh vực học tập, vui chơi, giải trí.Vậy dựa trên tinh thần của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, khi đề cập đến khái niệm trẻ em trong luận văn này bao gồm những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

1.1.6. “Tai nạn thương tích trẻ em”

Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được [28].

Thương tích: là tổn thương thực thể do có sự va đập mạnh, hoặc cọ xát, hoặc bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả cho cơ thể của một người qua vết bầm tím, bong gân, cẳng, gãy xương.

Thương tích không phải là tai nạn mà là tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất... ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu oxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được.

Tuy nhiên khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ “tai nạn thương tích”.

Tai nạn thương tích là thương tổn:

Có chủ định hoặc không chủ định

Liên quan đến va chạm giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện giật, chất hóa học, nhiệt độ...

Tổn thương, chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xương, bỏng, ngạt, đuối nước, ngộ độc.

Cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học hoặc hạn chế sinh hoạt ít nhất một ngày.

1.1.7. “Phòng ngừa tai nạn thương tích” * Khái niệm “rủi ro” * Khái niệm “rủi ro”

Rủi ro là những nguy hiểm ít nhiều dự báo được gắn với một tình huống hoặc một hoạt động [28].

* Khái niệm “Phòng ngừa”

“Phòng ngừa” là đề phòng, ngăn ngừa trước không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra [28].

Tuy nhiên khái niệm trên còn chưa đầy đủ, toàn diện. Trong đề tài, khái niệm phòng ngừa được hiểu là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp để loại trừ, ngăn chặn những điều xấu, những điều không hay xảy ra.

* Khái niệm “Phòng ngừa tai nạn thương tích”

“Phòng ngừa tai nạn thương tích” là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp để loại trừ những nguyên nhân và điều kiện gây ra tai nạn thương tích nhằm chủ động ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả do tai nạn thương tích gây ra.

Mục đích của việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em là bảo vệ sức khỏe của trẻ; đảm bảo cho trẻ em được sống, được chăm sóc trong một môi trường an toàn, lành mạnh; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ; đảm bảo tiết kiệm chi phí không cần thiết cho việc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do tai nạn thương tích gây ra cho trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)