Thiết kế thông điệp truyền thông dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 90 - 92)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

3.3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông dựa vào cộng đồng

Trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra, tiếp đến phải xây dựng thông điệp truyền thông. Thông điệp của truyền thông dựa vào cộng đồng cần giải quyết được ba vấn đề:

Nội dung thông điệp: phải hình dung được những điều sẽ nói với cộng đồng mục tiêu để tạo ra phản ứng đáp lại mong muốn. Nội dung thông điệp cần phải ngắn gọn, súc tích nhưng dễ hiểu, dễ nghe và nó cần phải được nhấn mạnh vào các yếu tố có tính cấp thiết với người dân như: tác hại của tai nạn thương tích như thế nào, vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn thương tích, phòng ngừa như thế nào cho đúng và hiệu quả...

Cấu trúc thông điệp truyền thông dựa vào cộng đồng: phải lôgíc và hợp lý nhằm tăng cường sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người dân, đặc biệt là trẻ em.

Hình thức thông điệp: thông điệp được đưa qua các phương tiện truyền thông để gửi tới người dân vì vậy thông điệp cần phải có những hình thức sinh động. Đối tượng tiếp nhận chủ yếu là người dân trong đó cho trẻ em do vậy hình thức thông điệp cần dễ hiểu, tạo được sự thu hút bằng các tranh ảnh, tài liệu bắt mắt, sinh động, mang tính mới lạ. Thông điệp cần được thiết kế đa dạng, không theo lối cấu trúc cố định mà cần có phương án thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Thông điệp truyền thông dựa vào cộng đồng cần phù hợp với đông đảo nhận thức, trình độ văn hóa của người dân, phù hợp với sinh hoạt văn hóa của cộng đồng

Mặt khác, thông điệp phải luôn luôn phù hợp với cộng đồng, và thể hiện rõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Yêu cầu cao nhất trong bảng thông điệp thể hiện rõ và hài hòa giữa mục tiêu truyền thông tuyên truyền vận động của chủ thể với nhu cầu mong đợi của cộng đồng.

Thông điệp truyền thông xây dựng trên 3 tiêu chí kết hợp: thông điệp thứ nhất tập trung, quan tâm vào vấn đề loại bỏ các nguy cơ dễ gây ra rủi ro tai nạn thương tích. Thứ hai là thông điệp tập trung vào hậu quả của tai nạn thương tích đối với trẻ em, gia đình và xã hội. Thứ ba là thông điệp hướng tới tương lai của trẻ em

Một vấn đề trọng tâm trong công tác truyền thông dựa vào cộng đồng đó chính là tính lan tỏa trong quá trình truyền thông, thực hiện thông qua chính những người dân trong cộng đồng. Các truyền thông viên vừa là cán bộ truyền thông, vừa là người dân sinh sống tại cộng đồng do đó khi đi tuyên truyền người dân lắng nghe và làm theo tích cực. Đến khi người dân được tuyên truyền trở thành dần dần trở thành một truyền thông viên tình nguyện thì hiệu quả truyền thông đã được nâng cao lên một bước.

Trong văn hóa Việt Nam, vấn đề tình cảm được mỗi người dân nâng niu, trân trọng, đó là tình cảm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”, sự thân tình ấy tạo nên động lực tích cực thúc đẩy mọi người dân chia sẻ, khuyến khích nhau thực hiện các hành vi phòng ngừa tai nạn thương tích cho con em của chính mình và của cộng đồng mình.

“Thỉnh thoảng khi xong việc, mấy chị em ngồi nói chuyện thì mình bày cách ví dụ khi con đứt tay thì mình thường lấy cồn i ốt nhỏ vào và lấy băng cá nhân băng lại tránh nhiễm trùng” (Đỗ thị T, nữ, 45 tuổi)

Gia đình chị T cũng như nhiều hộ gia đình khác sinh sống tại xã Ninh Sở có nghề truyền thống là mây tre đan do đó tình trạng trẻ em bị đứt tay, chân từ các dụng cụ vót nan, tre diễn ra rất phổ biến. Qua những buổi làm việc chung các chị đã có những chia sẻ kinh nghiệm rất hữu ích, rất được bà con hưởng ứng.

Từ thực tế này cho thấy tiềm năng nhân rộng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng sẽ rất khả quan. Mỗi người dân được nâng cao nhận thức về tai nạn thương tích sẽ chính là những truyền thông viên quan trọng trong chính ngôi nhà, cơ quan nơi họ làm việc và sinh sống.

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả thiết thực vì mọi người trong nhóm sinh hoạt cộng đồng có cơ hội trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng xử lý các tình huống với nhau. Thông qua nhiều lần trao đổi, chia sẻ, mỗi người sẽ hình thành, củng cố cho mình những kiến thức, thói quen cần thiết để bảo vệ con em mình khỏi các rủi ro từ tai nạn thương tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 90 - 92)