Đánh giá nguồn lực các tiểu hệ thống theo lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 71 - 88)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

3.2.2. Đánh giá nguồn lực các tiểu hệ thống theo lý thuyết hệ thống

3.2.2.1. Nguồn lực từ chính quyền địa phương

Thông tin thu được từ khảo sát bảng hỏi cho thấy cộng đồng đánh giá cao nguồn lực tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng của chính quyền địa phương

Bảng 3.2: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của chính quyền trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em

Chính quyền địa phƣơng

Nguồn lực Số lƣợng Tần suất (%)

Chính sách 157 78,5

Đầu mối liên kết 165 82,5

Kinh phí 97 48,5

Kĩ năng tổ chức 141 70,5

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Trong số 200 người dân được khảo sát về đánh giá nguồn lực của chính quyền địa phương tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em, có 82,5% người dân đồng ý chính quyền có khả năng làm đầu mối liên kết các hoạt động, nguồn lực được cộng đồng đánh giá thấp nhất là khả năng huy động kinh phí chỉ có 97 người dân lựa chọn người 48,5%. Sở dĩ cộng đồng đánh giá cao nguồn lực làm đầu mối liên kết của chính quyền địa phương xuất phát từ quan niệm chính quyền là cơ quan quyền lực cao nhất, là người lãnh đạo, chèo chống của cộng đồng do đó nghiếm nhiên chính quyền địa phương sẽ đảm đương vai trò đầu mối liên kết

Nguồn lực kinh phí không được đánh giá cao do hiện nay tình hình kinh tế của địa phương không khả quan, chi phí cho xây dựng các công trình, địa điểm, tổ chức các hoạt động đều phải xin kinh phí từ cấp trên, làm thủ tục trình báo nên khả năng trích kinh phí là không nhiều.

Nguồn lực về chính sách và kĩ năng tổ chức cũng được cộng đồng thừa nhận và đánh giá cao chiếm trên 70% ý kiến của cộng đồng.

„Tôi có thể đề xuất các chính sách hỗ trợ về kinh phí, con người... cho hoạt động này với các đồng chí trong cơ quan, nhất là đồng chí chủ tịch” (Lê Văn A, nam, 51 tuổi, PCT xã)

Khi được hỏi về nguồn lực tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em, đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trả lời

“Theo tôi, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ về chính sách, một phần kinh phí, tham gia phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em” (Nguyễn Văn M, nam, 44 tuổi, công nhân)

Chính quyền địa phương thông qua các văn bản, chính sách của mình, có trách nhiệm là cầu nối, là người giới thiệu, đại diện đứng tên cho các hội, đoàn thể tham gia liên kết các nguồn lực nhằm xây dựng lực lượng truyền thông mạnh về chất lượng và số lượng.

Sự tham gia của chính quyền địa phương là nguồn lực quan trọng thúc đẩy các nguồn lực khác trong cộng đồng, thể hiện được sự quan tâm và bước đi đúng đắn trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, xây dựng nguồn nhân lực tương lai cho xã hội.

3.2.2.2. Nguồn lực truyền thông từ hội đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể với ưu điểm là số lượng đông đảo, chiếm phần đông dân số trong cộng đồng, các hội viên rất nhiệt tình, năng nổ nên là một thành phần quan trọng của truyền thông dựa vào cộng đồng.

Hội phụ nữ có số hội viên lên tới 372 là nguồn lực quan trộng, đông đảo tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động. Trong Hội phụ nữ có chị Phó chủ tịch Hội phụ nữ là người năng nổ trong các hoạt động phong trào của địa phương, có khả năng ca hát và thuyết trình do đó công tác hội của phụ nữ luôn vững mạnh. Mặt khác, ở cộng đồng, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp, số ít mời làm nông nghiệp do đó có thời gian cho các hoạt động phong trào. Văn hóa văn nghệ luôn là thế mạnh của chị em phụ nữ xã. Đây là nguồn lực quan trọng có thể vận động để tham gia vào hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng.

Đoàn thanh niên là đơn vị đắc lực trong các hoạt động liên quan đến thanh thiếu niên như tuyên truyền về các ngày lễ tết của thiếu nhi, văn hóa, văn nghệ rất sôi nổi, quy tụ đông đoàn viên thanh niên tham gia, trở thành điểm đến của các bạn trẻ, từ đó duy trì được nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng, xây dựng lối sống lành mạnh cho thanh niên, học sinh. Do tính chất hội viên là các bạn thanh niên, học sinh đều còn rất trẻ nên rất năng động, nhạy bén trong các hoạt động phong trào, có kiến thức và ưu điểm riêng của từng chi đoàn thanh niên thôn nên các hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng của đoàn thanh niên đều rất được chính quyền và nhân dân hướng ứng, là môi trường sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng thứ hai tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng.

Hội cựu chiến binh, với số hội viên đông đảo là thành phần của những quân nhân, từng tham gia cách mạng, là đảng viên nên có tiếng nói, có uy tín rất cao trong cộng động. Hiện tại Cựu chiến binh xã có 297 hội viên, tham gia tích cực các hoạt động của thôn và của xã, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc trong công việc, nhiệm vụ được giao. Trong xã hội họ là những người mẫu mực, trong gia đình họ là tấm gương lớn cho con cháu do đó đây chính là nguồn lực quan trọng thứ ba tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng.

Hội nông dân xãlà tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc xã.

Với chức năng vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm

chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Là đại diện của giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và nhà nước, luôn chăm lo và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân do đó rất được cộng đồng tin yêu và tín nhiệm.

Trong công cuộc hiện nay, Hội nông dân là thành phần tham gia vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Với ưu thế là tập hợp được đông đảo nông dân do đó đây là nguồn lực quan trọng tiếp theo trong công tác truyền thông dựa vào cộng đồng.

Mặt trận Tổ quốc với vai trò là tổ chức tập hợp, đoàn kết rộng rãi các lực lượng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu, các thành phần tôn giáo trong cộng đồng do đó là nguồn lực tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng vô cùng quan trọng và cần thiết. Mặt trận tổ quốc có khả năng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương giàu mạnh. Thông qua mặt trận tổ quốc, các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng sẽ dẽ dàng trong việc tiếp cận các

tổ chức, đặc biệt là tổ chức công giáo, kêu gọi, vận đông các tổ chức này tham gia truyền thông phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.

Các hội đoàn thể với vai trò và chức năng của mình, là những tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em

Cộng đồng đánh giá về nguồn lực tham gia truyền thông của các hội đoàn thể:

Bảng 3.3: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của hội đoàn thể trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em

Đoàn thể

Nguồn lực Số lƣợng Tần suất (%)

Tổ chức phong trào, hoạt động 167 83,5

Con người 46,5 46,5

Đầu mối liên kết 121 60,5

Điều phối hoạt động 81 40,5

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Nguồn lực được cộng đồng đánh giá cao nhất đó là khả năng tổ chức các phong trào, hoạt động (83,5% và thấp nhất là điều phối các hoạt động (40,5%). Sở dĩ có sự lựa chọn như trên vì thế mạnh của các hội đoàn thể đó là năng lực tổ chức các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ mang tính cổ động.

Nguồn lực điều phối các hoạt động còn chưa được đánh giá cao do người dân vẫn có suy nghĩ hoạt động này thuộc về chính quyền xã

“Đoàn thể có nguồn lực là tổ chức hoạt động phong trào, nhân tố con người” (Nguyễn Văn M, nam, 44 tuổi, công nhân)

Địa phương là cộng đồng nông thôn, có thế mạnh là các phong trào văn hóa văn nghệ, có sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần trong cộng

đồng do đó được cộng đồng tín nhiệm là nguồn lực xây dựng, tổ chức các hoạt động, phong trào

3.2.2.3. Nguồn lực từ Trạm y tếxã

Hiện nay trạm y tế xã Ninh Sở có 01 bác sỹ, 04 y tá phụ trách các công việc liên quan đến các hoạt động y tế dự phòng, phòng, chống dịch bệnh, khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đồng thời tổ chức thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở xã; quản lý theo dõi hoạt động y tế xã, thôn ; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Với vai trò là y tế dự phòng, có đội ngũ chuyên trách và chuyên môn cao, đây chính là lực lượng quan trọng tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Nguồn lực của lực lượng này đó là đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức về phòng và ngừa tai nạn thương tích, có các khẩu hiệu về phòng ngừa tai nạn thương tích cũng như phương tiện, công cụ để hướng dẫn và thực hành trực tiếp cho nhân dân về các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi có trẻ em bị tai nạn thương tích. Trạm y tế xã chính là lực lượng tuyến đầu trong công tác truyền thông dựa vào cộng đồng ở địa phương.

Vai trò giáo dục, phòng ngừa của y tế xã rất đa dạng như: viết tin, bài để truyền thông trên đài phát thanh của xã, thôn; phân phát các tờ rơi, áp phích, tố chức các góc truyền thông tại trạm y tế. Tổ chức truyền thông trực tiếp qua đội ngũ cán bộ y tế xã, y tế thôn và các cụm dân cư, các cộng tác viên, cán bộ khu dân cư và các đoàn thể xã hội tham gia.

Với mỗi dạng của tai nạn thương tích, trạm y tế xã đã có những tranh, ảnh về nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích và một số hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị tai nạn thương tích được dán trên trục đường chính của các thôn vào một số dịp quan trọng. Hoạt động này góp phần mang lại hiệu quả

trong việc tuyên truyền cho người dân về tác hại của tai nạn thương tích, biện pháp phòng như thế nào, sơ cấp cứu ra sao từ đó được người dân hưởng ứng và tín nhiệm.

Bảng 3.4: Đánh giá của cộng đồng về sự tham gia của trạm y tế xã trong công tác truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em

Trạm y tế

Nguồn lực Số lƣợng Tần suất %

Kĩ năng sơ cấp cứu 185 92,5

Giáo dục phòng ngừa 127 63,5

Băng đĩa tranh ảnh 153 76,5

Dụng cụ y tế… 179 89,5

Đầu mối liên kết 52 26,0

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Bảng số liệu cho thấy, cộng đồng đánh giá cao nhất về khả năng của trạm y tế là kĩ năng sơ cấp cứu (92,5%) và thấp nhất là đầu mối liên kết (26%). Sở dĩ có sự chênh lệch trên xuất phát từ nguyên nhân, kĩ năng sơ cấp cứu là chức năng quan trọng của trạm y tế. Là đơn vị được trang bị đầy đủ về các dụng cụ y tế (89,55), tranh ảnh băng đĩa (76,5%). Còn đầu mối liên kết là chức năng đặc thù của chính quyền địa phương do đó không được người dân lựa chọn nhiều.

Trong quá trình tiến hành phỏng vấn sâu, Trạm trưởng trạm y tế xã cũng bày tỏ nhu cầu được tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em:

“Tôi mong muốn có thể tham gia vì mình chưa biết nhiều về hoạt động này mà, nếu thực sự hiệu quả thì sẽ rất có ích cho địa phương, mà lại tiện ích cho y tế nữa”(Nguyễn Thị H, nữ, 50 tuổi, cán bộ y tế)

Cán bộ y tế xã là người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các biện pháp phòng và ngừa tai nạn thương tích trẻ em như các hoạt động

thương, hô hấp nhân tạo cho trẻ đuối nước… Cô đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng ngừa thương tích cho trẻ em và mong muốn cũng như sãn sàng tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng nếu địa phương tổ chức.

Tôi sẵn sàng tham gia, hơn nữa còn tham gia tích cực về kĩ năng sơ cấp cứu chứ” (Nguyễn Thị H, nữ, 50 tuổi, cán bộ y tế)

“Tham gia hướng dẫn người dân về các biện pháp sơ cấp cứu trẻ em khi bị tai nạn thương tích”( Nguyễn Thị H, nữ, 50 tuổi, cán bộ y tế)

Điều này cho thấy cán bộ y tế xã đã ý thức được vai trò của mình sẽ phải làm gì khi tham gia vào truyền thông phòng ngừa. Bằng việc hướng dẫn cụ thể thông qua các tình huống giả định chắc chắn sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng, đem lại hiệu quả mong đợi.

3.2.2.4. Nguồn lực từ phía các nhà trường

Nhà trường các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em khỏi những rủi ro từ tai nạn thương tích.

Thông qua việc đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.

Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.

Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa

gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.

Với những vai trò và chức năng nhiệm vụ như trên, nhà trường thực sự là một nguồn lực quan trọng, cần thiết tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em của địa phương.

Hiện xã Ninh Sở có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường chính là nguồn lực quan trọng để tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng, nó đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động của nhà trường với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 71 - 88)