Tình huống truyền thông dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 88 - 90)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

3.3.2. Tình huống truyền thông dựa vào cộng đồng

Công tác tiến hành lựa chọn sự kiện, chúng tôi liệt kê danh sách các sự kiện theo gợi ý của người dân và chính quyền địa phương từ quá trình phỏng vấn sâu, sau đó triển khai thông tin trên bảng hỏi, để người dân lựa chọn, kết quả:

Bảng 3.9: Danh sách các sự kiện có thể tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng đƣợc ngƣời dân đánh giá

STT Tên sự kiện Số lƣợng Tần suất (%)

1 Hội Lộ 122 61,0

2 Hội chùa Xâm Dương 65 32,5

3 Tết thiếu nhi 1/6 97 48,5

4 Rằm trung thu 15/8 112 56,0

5 Giỗ Thánh Lê Tùy 10/10 121 60,5

6 Noel 24-25/12 94 47,0

7 Tết nguyên đán 55 27,5

8 Khác 15 7,5

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Qua bảng số liệu cho thấy, có tới 122 người dân lựa chọn ngày Lễ Hội Lộ là sự kiện tổ chức truyền thông phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em

(chiếm 61%), tiếp đến là ngày giỗ Thánh Lê Tùy có 121 người lựa chọn (chiếm 60,5%) và ngày Rằm Trung thu 112 người dân lựa chọn (chiếm 56%).

Theo đó chúng tôi lựa chọn ra 3 sự kiện lớn trong năm có sự đánh giá cao nhất của người dân này để tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em.

Tình huống của truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em đó là thông qua các sự kiện lớn diễn ra trên cộng đồng. Cụ thể tại xã Ninh Sở, tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng vào 3 thời điểm sau:

“Theo tôi thì lễ Hội Lộ vào đầu tháng 2 vì rất đông khách thập phương, thu hút cả xã tham gia; tiếp đến là ngày 10/10 dương lịch- ngày giỗ cha thánh phero Lê Tùy, hàng năm thu hút khoảng 2 vạn khách tới tham dự; ngày rằm trung thu- là ngày của trẻ em, rất đông các em tham gia giao lưu sinh hoạt văn nghệ rất sôi nổi” (Lê Văn A, nam, 51 tuổi, PCT xã)

Ba sự kiện này được cộng đồng ưu tiên lựa chọn vì có những ưu điểm sau: Thứ nhất: là đều thu hút được đông đảo số người tham gia bao hàm cả người lớn và trẻ em.

Thứ hai: có khoảng cách về thời gian hợp lý, thuận tiện cho việc tiến hành truyền thông 3 đợt/năm.

Thứ ba: có sự phối hợp sự kiện tổ chức giữa 2 bên lương và giáo trong cộng đồng, đảm bảo được tính thống nhất và đoàn kết cao.

Thứ tư: đạt được sự ủng hộ và nhất trí cao từ phía chính quyền địa phương và toàn thể cộng đồng.

Với những lợi thế trên, chúng tôi tin tưởng vào sự thành công của các đợt tuyên truyền sẽ mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tai nạn thương tích; hạn chế dân đến đẩy lùi những rủi ro về tai nạn thương tích cho trẻ em.

Hoạt động tuyên truyền tiến hành dựa trên sự lồng ghép với các sự kiện văn hóa của cộng đồng do vậy cần tổ chức trên cơ sở duy trì nét văn hóa truyền thống, tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh và dựa trên thị hiếu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 88 - 90)